
 |
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng. |
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng” giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. “Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được”.
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
 |
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn. |
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
“Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ”.
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
“Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác”.
 |
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng. |
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
“Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet”.
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ… được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé…
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
 |
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng. |

'Mọi giải pháp đều phải lấy trẻ em làm trung tâm'
Đó là khẳng định của đại diện UNICEF tại Việt Nam về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
" alt=""/>Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Tôi là cô gái có học thức, sở hữu ngoại hình cân đối, số đo 3 vòng hoàn hảo, khuôn mặt lại ưa nhìn.Công việc ổn định, tôi dự định kết hôn với Huy - giám đốc một công ty sản xuất nội thất. Anh du học nước ngoài, về Việt Nam lập nghiệp.
Chúng tôi gặp nhau trong buổi ký kết hợp đồng giữa 2 công ty. Sau 1 năm hẹn hò, cả hai quyết định làm đám cưới.
Thế nhưng, tôi phải đau đớn hủy hôn khi phát hiện ra, người bố xa cách nhiều năm của anh là người từng bao nuôi mình.
Ngày trước, học hết cấp 3, tôi thi đỗ ngành du lịch ở một trường đại học. Gia cảnh nhà tôi trung bình, không có điều kiện mua sắm, sống sang chảnh như một số bạn cùng lớp.
Đôi lần nhìn các bạn khoe túi, giày dép với giá cả triệu đồng, tôi lại ước ao được sở hữu chúng.
Tôi lao vào làm thêm, kiếm tiền tiêu xài riêng vì số tiền bố mẹ gửi hàng tháng không đủ dư dả.
Đến năm thứ 3 đại học, tôi đi chơi với Mỹ - cô bạn cùng lớp. Mỹ tiết lộ, cô rủng rỉnh tiền bạc, mua sắm hàng hiệu nhờ được ‘sugar daddy’ nuôi. Mỗi tuần Mỹ chỉ gặp người đó 2 lần.
Tôi ngạc nhiên, không hiểu 'sugar daddy' là gì? Mỹ giải thích: “Đây là từ chỉ những người đàn ông lớn tuổi, giàu có, sẵn sàng chu cấp tiền bạc cho 1 cô gái trẻ, có nhan sắc, thậm chí có học thức.
Với điều kiện, cô gái phục vụ nhu cầu sinh lý cho 1 mình anh ta. Cô gái không được làm phiền, không được ràng buộc người đàn ông đó về mặt tình cảm. Cả hai sẽ đi khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo không ai bị mắc bệnh truyền nhiễm…”.
Thế rồi, tôi bị Mỹ lôi kéo, rủ vào một diễn đàn tìm 'sugar daddy'. Qua nhiều mối giới thiệu, tôi gặp được ông N.- một Việt kiều, kinh doanh ẩm thực ở TP.HCM.
Thời gian đầu, tôi chỉ gặp ông đi ăn uống, tám chuyện tạo cảm xúc, tìm hiểu. Sau đó, ông chu cấp cho tôi số tiền 20 triệu/tháng và thuê 1 căn hộ ở chung cư cao cấp để sống.
Hàng tuần, ông ra Hà Nội công tác, đến ở chỗ tôi ở 2 ngày. Trong 2 ngày, tôi phục vụ mọi yêu cầu của ông, đến chỗ đối tác, đi ăn uống…
‘Hợp đồng’ tình ái giữa tôi và ông N. kéo dài 5 năm. Ông N. cho tôi nhiều thứ và 1 căn hộ nhỏ.
Khi tôi gặp Huy là lúc tôi muốn có mối quan hệ đàng hoàng với chàng trai nào đó. Tôi nhanh chóng đến với Huy, kết thúc mọi chuyện với ông N.
Huy tâm sự, bố mẹ anh chia tay từ năm anh lên 6 tuổi, bố vào TP. Hồ Chí Minh sinh sống, tái hôn với người phụ nữ khác. Mẹ anh ít khi đề cập hay nhắc đến bố trước mặt con.
Bố con Huy chỉ trò chuyện qua điện thoại, trao đổi ảnh qua mail. Vợ hai của bố anh khá ích kỷ nên anh chưa bao giờ vào nhà ông chơi. Hơn nữa, mẹ anh cũng không thích chồng cũ làm phiền hai mẹ con.
Lần cuối anh gặp bố là trước khi đi du học. Anh thi đỗ học bổng toàn phần nhưng ông vẫn cho anh 1 thẻ ATM 3 tỷ.
Số tiền đó, khi về nước, anh dùng vào đầu tư chứng khoán và mở công ty riêng.
Gần đây, cả 2 lên kế hoạch làm đám cưới, Huy cho biết, bố anh sẽ ra Hà Nội, lo chuyện trăm năm cho con trai.
Cuối tuần, tôi đang ở quê, Huy nhắn tin hẹn tôi lên thành phố, đi ăn tối với bố anh. Tôi háo hức chuẩn bị, bắt xe lên sớm.
Giây phút đối mặt với bố Huy, tôi hoảng sợ. Tôi không ngờ, người bố xa cách nhiều năm của Huy là ông N.
Ông N. cũng bối rối nhưng vốn là doanh nhân nhiều năm trên thương trường, lại có tính cách mạnh mẽ, ông không biểu lộ gì ra mặt.
Nhiều năm duy trì mối quan hệ, tôi chưa bao giờ tò mò hỏi han về gia thế, vợ con ông N. ra sao. Đây là nguyên tắc giữa chúng tôi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ, số phận lại trớ trêu đến thế. Tôi chỉ ước mình đừng bao giờ làm công việc đáng xấu hổ kia.
Sau cuộc gặp bẽ bàng, tôi đau đớn hủy hôn. Mặc dù còn yêu Huy nhiều nhưng tôi không mặt mũi nào về làm dâu nhà anh. Ngày ấy, chỉ vì ham tiền, mà giờ tôi đánh mất hạnh phúc của mình. Tôi rất hối hận.

Chồng ngoại tình, vợ trả đũa bằng cách cặp bồ và cái kết đầy hối hận
Nhìn con gái mê sảng trên giường bệnh, Linh nghẹn ngào nhận ra hậu quả của đòn trừng phạt chồng ngoại tình.
" alt=""/>Cô dâu hủy hôn khi biết bố chú rể là người bao nuôi mình nhiều năm