Sau 6 năm sinh sống tại Nhật Bản, đây là lần thứ hai Tú chứng kiến người Nhật chặt bỏ cây khi có ai đó thể hiện sự quan tâm, chú ý. Lần đầu tiên "sốc" với việc này là khi chàng trai quê Nghệ An mới đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Khi nhìn thấy cây hồng trong vườn nhà một gia đình Nhật Bản trĩu quả, cành vươn ra đường, anh chàng đã vô tư hái quả mà không xin phép.
Sau lời khen, lao động Việt ngỡ ngàng vì cành cây bị chặt (Ảnh: Cắt từ clip).
"Sáng hôm sau, khi đi qua, tôi không còn nhìn thấy cây hồng đó nữa. Chủ nhà đã chặt bỏ nó.
Đầu tháng 6 vừa qua, tôi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự. Chuyện là một gia đình người Nhật ở phía đối diện cổng công ty tôi có trồng một cây biwa, đang vào mùa chín rộ nên quả trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Trên đường đi làm về, tôi chỉ tay vào cây và thốt lên với đồng nghiệp đi cạnh "quả to thế". Chỉ vậy thôi mà sáng hôm sau đi qua, cây biwa không còn quả nào, cành cây cũng bị cắt trụi ở phía vươn ra đường", Tú kể lại.
Chàng trai cho biết, khu vực anh sinh sống trồng khá nhiều cây biwa, quả sai trĩu trịt, chỉ cần với tay là hái được. Tuy nhiên, người Nhật trồng cây chủ yếu để làm cảnh, quả chín rụng đầy gốc cũng không ai ăn.
Cụ ông người Nhật gọi nhóm nữ thực tập sinh vào cho quả biwa (Clip: NVCC).
"Mình trông thấy cây trái được trồng trong vườn nhà, trên đường phố rất ngon nhưng người Nhật không ăn. Khi có người tới xin, gia đình nào dễ tính thì họ cho, còn không sẽ chặt bỏ cây để khỏi bị làm phiền.
Được biết, ở Nhật có nhiều nơi bị nhiễm phóng xạ nên người bản địa lo ngại cho người khác quả, lỡ người ăn vào bị sao, gia chủ cũng liên lụy", Tú nói.
Tình huống khó xử
Nửa tháng trước, Ngọc Mai (quê Hà Tĩnh), thực tập sinh hiện sinh sống tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cũng trải qua sự việc tương tự liên quan đến cây biwa. Mai kể lại, khi cô và nhóm bạn đang đạp xe về nhà, một cụ ông người Nhật gọi lại và hỏi: "Các cháu có muốn ăn quả biwa nữa không?". Trước đó, ông cụ từng vài lần hái quả biwa trong vườn nhà mình cho nhóm nữ thực tập sinh.
Cụ ông người Nhật lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho khách (Ảnh: Cắt từ clip).
"Hôm đó, ông cụ vô cùng vui vẻ và niềm nở. Ông vào nhà lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho chúng tôi. Cụ bà còn chu đáo đưa túi nilon để chúng tôi đựng quả. Sau khi hái xong, ông cụ còn tỉ mỉ loại bỏ những quả bị hỏng trước khi cho vào túi.
Sáng hôm sau đi làm qua nhà ông bà, chúng tôi không còn thấy bóng dáng của cây biwa nữa. Khi hỏi, ông cụ trả lời rằng chặt cây đi cho thoáng.
Tuy nhiên, thực tế cái cây đó nằm ở góc vườn, cách khá xa ngôi nhà của ông bà. Chúng tôi khá băn khoăn", Mai chia sẻ.
Nữ thực tập sinh cho biết, trước khi sang Nhật, cô đã được học về văn hóa và nghe kể về việc các gia đình Nhật Bản thường chặt bỏ cây khi có người đến xin quả. Do đó, 3 năm sống tại "xứ sở hoa anh đào", Mai chưa bao giờ chủ động xin xỏ gì.
Sau khi hái quả biwa, cụ ông người Nhật vui vẻ chụp ảnh với các nữ thực tập sinh Việt Nam (Ảnh: NVCC).
"Đây là lần thứ 2 ông cụ cho chúng tôi quả biwa. Ông còn dặn dò rằng năm sau nếu chúng tôi còn ở đây, ông sẽ hái cho tiếp. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn cảm thấy áy náy và không hiểu lý do gì khiến ông bà chặt bỏ cây biwa như vậy.
Chúng tôi khá thân thiết với ông bà vì ngày nào đi làm về, mấy chị em cũng đều chào hỏi. Thậm chí, ông còn từng mời chúng tôi đến nhà để ăn đồ nướng. Tôi không ngờ gặp phải tình huống khó xử như vậy", Mai tâm sự.
" alt=""/>Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt câyTác phẩm quả chuối dán lên tường (Ảnh: AFP).
Comedian, một tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với giá 6,2 triệu USD tại nhà bán đấu giá Sotheby's ở New York, Mỹ.
Tác phẩm đã trải qua hơn 6 phút đấu giá căng thẳng. Nhà đấu giá sau đó đã xác nhận người mua là doanh nhân tiền điện tử Justin Sun. Ban đầu, tác phẩm này được dự đoán sẽ có giá khoảng 1-1,5 triệu USD.
"Đây là tác phẩm nghệ thuật thể hiện hoàn hảo thời đại chúng ta đang sống, tôn vinh sự ngoạn mục", cố vấn nghệ thuật Rob Teeters cho biết vài giờ trước khi tác phẩm được bán.
Tác phẩm được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019 tại Art Basel Miami Beach, khi nó được trưng bày tại gian hàng của phòng trưng bày Perrotin. Ngay lập tức, nó đã gây xôn xao dư luận, với lượng người xem ngày càng đông đến nỗi phòng trưng bày buộc phải gỡ nó xuống.
Sau đó, hình ảnh quả chuối dán lên tường đã xuất hiện trên hàng loạt báo chí, được những người nổi tiếng đăng tải và được in lên mũ và nhiều đồ vật khác.
Nhiều người trong giới nghệ thuật cũng coi nó là một tác phẩm đích thực.
Cây bút Jason Farago của báo New York Timesđã viết một bài dài bảo vệ tác phẩm, lập luận rằng đây "là một tác phẩm điêu khắc, tiếp tục sự phụ thuộc của ông Cattelan vào kỹ thuật treo để làm cho những điều hiển nhiên trở nên lố bịch và hạ thấp những kỳ vọng của nghệ thuật trước đó".
Người mua vào đêm 20/11 đã mua một giấy chứng nhận cho phép họ dán chuối lên tường như một tác phẩm nghệ thuật chính thức.
Sotheby's cho biết, người mua cũng sẽ nhận được một quả chuối và một cuộn băng keo. Tác phẩm cũng đi kèm với một hướng dẫn chi tiết về cách trình bày.
Khi tác phẩm xuất hiện, những người tham dự trong phòng đấu giá đông đúc gần như đồng loạt giơ điện thoại lên để quay video.
Người đấu giá Oliver Barker bắt đầu trả giá ở mức 800.000 USD, và ít nhất 2 người trả giá qua điện thoại, 2 người trực tuyến, cũng như 3 người trong phòng, đã nhanh chóng đẩy giá tác phẩm vượt mức ước tính 1,5 triệu USD trong vòng chưa đầy 20 giây.
Sau 6 phút, con số được chốt là 5,2 triệu USD, cộng thêm phí đấu giá, nên mức cuối cùng là 6,24 triệu USD.
" alt=""/>Tác phẩm quả chuối dán lên tường được bán với giá 6,2 triệu USD ở Mỹ