![]() |
Nhiều gia đình thay vì đặt mua bánh chưng vẫn dành thời gian tự gói và luộc bánh. |
![]() |
Một gia đình luộc bánh chưng trong con ngõ 39 phố Hào Nam (Đống Đa - Hà Nội). |
![]() |
Cuộc sống hiện đại nhưng để có nổi bánh chưng ngon, nhiều gia đình vẫn chọn củi để đun, vì chỉ đun củi bánh chưng mới rền và lá mới xanh. |
![]() |
Bà Oanh ở phố Tân Ấp (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) thì chọn bếp than tổ ong để đun bánh chưng, năm nay nhà bà gói hơn 2kg gạo nếp. |
![]() |
Một gia đình ở làng Giáp Nhất (Thanh Xuân - Hà Nội) mang nồi bánh chưng ra vỉa hè để luộc. Cuộc sống đô thị hoá nhưng truyền thống gói bánh chưng ngày Tết Nguyên đán không bị lãng quên. |
![]() |
Bác Tuấn nhà trong làng Giáp Nhất (Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết: Năm nào gia đình cũng gói bánh chưng, Tết có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu nồi bánh chưng |
![]() |
Nồi bánh chưng nhà bác Tuấn được luộc trên vỉa hè, bên trái là dòng sông Tô Lịch. Theo bác Tuấn thì bánh chưng nhà gói sẽ ngon hơn mua ngoài chợ. |
![]() |
Một nồi bánh chưng đang được luộc trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân - Hà Nội). |
![]() |
Đường Hồng Hà (Hoàn Kiếm - Hà Nội), giữa phố phường tấp nập, nồi bánh chưng vẫn nghi ngút khói, toả hương thơm những ngày cuối năm. |
![]() |
Ở phố Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy - Hà Nội), người dân luộc bánh chưng bên sông. |
![]() |
Các gia đình vừa trông nồi bánh, vừa hàn huyên câu chuyện cuối năm. |
Phạm Hải
" alt=""/>Người Hà Nội luộc bánh chưng bên sông, trên hè phốTrong khi đó, Kim Bong-jin, nhà sáng lập, CEO ứng dụng giao đồ ăn Woowa Brothers và vợ, Bomi Sul, trở thành những người Hàn Quốc đầu tiên tham gia Giving Pledge - sáng kiến từ thiện do tỷ phú Bill Gates và vợ lập ra, kêu gọi người giàu có quyên góp ít nhất một nửa tài sản để làm từ thiện.
Hành động của hai vị doanh nhân trái ngược với hầu hết giới siêu giàu của Hàn Quốc, những người phần lớn là chaebol - hậu duệ các tập đoàn gia đình thống trị nền kinh tế xứ củ sâm, AFPnhận định.
![]() |
Ông Kim Beom-su tuyên bố sẽ quyên góp một nửa trong khối tài sản 9,6 tỷ USD làm từ thiện. |
Không giống như những người thừa kế tập đoàn, Kim Beom-su và Kim Bong-jin đều sinh ra trong các gia đình thuộc tầng lớp lao động.
Kim Bong-jin từng chia sẻ mình sinh ra trên một hòn đảo nhỏ, cha mẹ mở một nhà hàng nhỏ. Khi còn là thiếu niên, anh đã từ bỏ ước mơ theo học trường trung học nghệ thuật, thay vào đó là đăng ký vào một trường dạy nghề với học phí rẻ hơn.
Theo vị CEO, của cải có giá trị khi nó được sử dụng "cho lợi ích của những người khó khăn trong xã hội". Vì vậy, anh và vợ dùng tài sản làm từ thiện thay vì để lại hết cho các con.
Đến nay, hai vị tỷ phú vẫn chưa công bố thời gian chính xác quyên tiền hay chi tiết các tổ chức được nhận.
Theo số liệu trên trang web của Giving Pledge, hơn 200 người siêu giàu trên thế giới đã tham gia cam kết này. Trước đây, nó bị nhiều người chỉ trích là không có ràng buộc về mặt pháp lý, chỉ là một "cam kết đạo đức".
![]() |
Lớn lên trong khó khăn, CEO Kim Bong-jin phải từ bỏ ước mơ nghệ thuật trước khi thành công với Woowa Brothers. |
Giống như nhiều nước Đông Á, người Hàn Quốc chủ yếu vẫn hướng về gia đình, với sự hỗ trợ tài chính cho giáo dục và nhà ở kéo dài đến tuổi trưởng thành từ cha mẹ. Phần lớn ít suy nghĩ về việc giúp đỡ những người không phải họ hàng của mình.
Trong bảng xếp hạng của tổ chức phi lợi nhuận Charities Aid Foundation về độ rộng lượng, Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 57, Nhật Bản là 107 và Trung Quốc là 126.
Trong lịch sử, người siêu giàu ở xứ củ sâm hiếm khi tham gia các hoạt động từ thiện xã hội, chủ yếu tập trung vào việc duy trì sự kiểm soát trong các công ty của mình thông qua sự hỗ trợ của những thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, với các tỷ phú tự thân như Kim Bong-jin hay Kim Beom-su, họ có thể quản lý tài sản cá nhân linh hoạt hơn và cũng có nhiều đổi khác trong quan niệm về từ thiện.
Vladimir Tikhonov, giáo sư nghiên cứu Hàn Quốc tại Đại học Oslo, nhận định các động thái đi đầu của những tỷ phú như Kim Bong-jin và Kim Beom-su là "sự thể hiện tư tưởng công khai của một bộ phận những người tự làm giàu".
"Các tỷ phú tự thân có những thứ mà những người thừa kế không có", ông nhận định.
Theo Zing
Một bữa tiệc nướng trên sân thượng đã biến thành một cuộc tranh cãi với người hàng xóm của ông Alex Kim vì tiếng ồn mà con gái ông và bạn bè gây ra do chạy nhảy.
" alt=""/>Xu hướng từ thiện trong giới siêu giàu Hàn QuốcLễ khai mạc “Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” mở màn bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề "Hoa Lư vang mãi ngàn năm" với 4 phần trình diễn: Tinh hoa di sản Ninh Bình, Di sản văn hóa Bắc Bộ, Di sản văn hóa Trung Bộ và Tây Nguyên, Di sản văn hóa Nam Bộ.
Hòa vào sắc màu rực rỡ của di sản văn hóa hội tụ tại Festival còn có màn trình diễn của đoàn nghệ thuật từ tỉnh Udomxay - Lào, phần trình diễn trang phục dân tộc Việt Nam của 71 người đẹp tham gia vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới 2022 diễn ra tại Việt Nam, đem đến bức tranh nghệ thuật lộng lẫy và mãn nhãn cho công chúng và du khách trong, ngoài nước.
Tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên và con người dành tặng nhiều di sản văn hóa giá trị, trong đó tiêu biểu là Quần thể danh thắng Tràng An - hình mẫu nổi bật về tương tác giữa con người và môi trường, được UNESCO chính thức ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á.
Phó Thủ tướng vui mừng đón nhận sáng kiến của tỉnh Ninh Bình trong việc tổ chức Festival lần thứ nhất với tên gọi “Tràng An kết nối di sản”, nhằm từng bước xây dựng một thương hiệu văn hóa đặc sắc, sáng tạo trên nền tảng các giá trị văn hóa căn cốt của dân tộc; tạo cơ hội kết nối di sản văn hóa tới các địa phương trong cả nước và các nước láng giềng anh em.
Phó Thủ tướng kỳ vọng: “Thông qua các hoạt động trong khuôn khổ Festival, Ninh Bình tiếp tục dành ưu tiên cho xây dựng văn hóa, con người, tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị các văn hóa, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và của vùng đất cố đô Ninh Bình nói riêng; đặc biệt, chú trọng các giải pháp để huy động nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp tham gia công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Tống Quang Thìn, Trưởng Ban tổ chức Festival khẳng định tỉnh mong muốn đưa sự kiện trở thành hoạt động văn hóa du lịch quy mô lớn, có tính chất thường niên, hướng tới xây dựng một sản phẩm văn hóa, một thương hiệu mới cho văn hóa Ninh Bình.
"Festival Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản” diễn ra trong 3 ngày 17, 18 và 19/11, với sự tham dự của 14 tỉnh, thành phố: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Cà Mau và Ninh Bình.
Các tỉnh, thành phố cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn, nhằm tôn vinh, quảng bá tinh hoa di sản văn hóa, thúc đẩy du lịch di sản phát triển. Có thể kể đến lễ hội đường phố “Hành trình theo miền di sản” với 26 đoàn nghệ thuật từ các tỉnh, thành phố, đoàn hoa hậu du lịch thế giới… tham gia diễu hành; chương trình đại nhạc hội; các hoạt động diễn xướng: Múa rồng, múa lân, biểu diễn cồng chiêng, biểu diễn hoạt cảnh “Cờ lau tập trận”, hát xẩm, nghệ thuật trống nhảy, hát múa Ải Lao, khèn Lào…
" alt=""/>Tinh hoa Bắc Bộ được tôn vinh tại Festival Ninh Bình