- Hồng Kim Hạnh - diễn viên thủ vai Hơn trong 'Thương nhớ ở ai' từng đối diện với khoảng thời gian khủng hoảng khiến cô chạy trốn khỏi showbiz.
- Hồng Kim Hạnh - diễn viên thủ vai Hơn trong 'Thương nhớ ở ai' từng đối diện với khoảng thời gian khủng hoảng khiến cô chạy trốn khỏi showbiz.
Hằng ngày, chị Đặng Thị Luyên ở ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú livestream bán hàng, điều này đã giúp chị bán được nhiều sản phẩm hơn.
Với khả năng giao tiếp, dẫn dắt câu chuyện khiến người nghe thích thú, trong các buổi livestream, chị Luyên cùng lúc tương tác và trả lời bình luận của nhiều khách hàng mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Chị Luyên chia sẻ: “Ở đây có 90% là người dân tộc Tày, Nùng sinh sống, vì vậy các sản phẩm đặc trưng rất nhiều. Mình không chỉ bán mà còn thu mua các sản phẩm do người dân làm ra, sau đó đăng bán trên mạng xã hội. So với cách bán hàng truyền thống, với cách làm này số lượng hàng hóa bán ra được nhiều và nhanh hơn, tiếp cận khách hàng cũng dễ dàng hơn”.
Không chỉ linh hoạt trong làm kinh tế, ở xã Đồng Tiến, thời gian gần đây, hội viên phụ nữ sinh hoạt hội cũng theo cách riêng, không sử dụng tài liệu giấy mà đều quét tài liệu qua mã QR. “Hội viên sau khi được thông báo ngày, giờ họp sẽ được gửi mã QR để quét và tham khảo tài liệu trước. Việc ứng dụng CNTT vào công tác hội và phong trào phụ nữ ở cơ sở đã giúp giảm tải sổ sách, thời gian đi lại. Đồng thời việc tra cứu thông tin, công tác quản lý thông tin hội viên phụ nữ chặt chẽ, thuận lợi hơn”, bà Nông Thị Bay, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp Suối Đôi cho biết.
Để mở đường cho phụ nữ tiếp cận CNTT, Hội LHPN xã Đồng Tiến đã ra mắt mô hình hỗ trợ ứng dụng CNTT trong hoạt động hội với 45 thành viên. Hiện đã có 100% hội viên sử dụng điện thoại thông minh, vì vậy việc triển khai công tác hội rất thuận lợi. Ngoài các buổi sinh hoạt trực tiếp, hội còn tổ chức sinh hoạt trực tuyến, tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin chính thống qua các trang mạng xã hội để từng bước nâng cao kỹ năng cho hội viên.
Chị Đặng Xuân Nhạn, Chủ tịch Hội LHPN xã Đồng Tiến cho biết: Điểm nổi bật khi ứng dụng CNTT vào hoạt động hội là chúng tôi đã sử dụng ứng dụng Microsoft Forms trong triển khai khảo sát, lấy ý kiến và sinh hoạt. Sau đó sẽ lấy liên kết hoặc mã QR được tạo từ ứng dụng để gửi vào nhóm Zalo của hội và triển khai đến cán bộ, hội viên trong toàn xã. Sản phẩm này do chúng tôi tự viết để phục vụ sinh hoạt hội tại địa phương và đã đoạt giải nhì cuộc thi ứng dụng CNTT cấp tỉnh do Hội LHPN tỉnh tổ chức.
Thay đổi phương thức sinh hoạt đã tạo hứng khởi, thu hút đông hội viên tham gia. Trong đó có hội viên đã 74 tuổi như bà Đàm Thị Yến ở ấp Suối Đôi chưa vắng buổi sinh hoạt nào. Bà Yến cũng sử dụng thiết bị thông minh, mạng xã hội thành thạo, nắm bắt thông tin rất nhanh. Với bà, biết sử dụng điện thoại thông minh còn giúp cuộc sống tuổi già thêm thú vị.
Chủ động bước vào guồng quay số
Thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức hội luôn là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra ở hội LHPN các cấp. Tuy nhiên, làm sao để công tác này đạt hiệu quả luôn là nỗi trăn trở của các cấp hội LHPN. Vì vậy, thời gian qua, đã có rất nhiều sản phẩm công nghệ áp dụng vào sinh hoạt hội nhằm thu hút chị em tham gia, trong đó điển hình là sản phẩm “Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet trong tổ chức sinh hoạt hội” của nhóm tác giả đến từ Hội LHPN tỉnh. Sản phẩm này vừa xuất sắc giành giải đặc biệt Cuộc thi ứng dụng CNTT trong tổ chức sinh hoạt hội năm 2024 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.
Tận dụng CNTT vào sinh hoạt hội đã giúp hội viên phụ nữ xã Đồng Tiến thêm gắn kết và hăng hái tham gia hoạt động hội.
Sản phẩm được thiết kế với 2 nội dung chính là phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến và tổ chức sinh hoạt trên không gian mạng, xây dựng hộp thư góp ý và đăng ký hội viên Hội LHPN Việt Nam. Tính độc đáo của sản phẩm là hội viên không cần di chuyển nhiều, không tốn nhiều thời gian, công sức mà có thể tham gia các hoạt động hội mọi lúc, mọi nơi với các hình thức đa dạng. Ứng dụng mã nguồn mở Nukeviet được đánh giá tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật cao.
Chị Lường Thị Xuyến, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Chính sách, Hội LHPN tỉnh chia sẻ: Mỗi năm Hội LHPN tỉnh tổ chức ít nhất 3 cuộc thi trực tuyến và phải thuê đối tác hỗ trợ tổ chức, chi phí khoảng 25 triệu đồng/cuộc thi. Vì vậy, ứng dụng này sẽ giúp tiết kiệm chi phí tổ chức thi. Các huyện, thị xã, thành phố sẽ chủ động tổ chức cuộc thi trực tuyến, chủ động đưa tài liệu, thông tin tuyên truyền dưới sự quản lý, giám sát của Hội LHPN tỉnh.
CĐS là cơ hội lớn để phụ nữ tiếp cận thông tin, nắm bắt các thời cơ và tạo ra giá trị mới… Tuy nhiên, bên cạnh những phụ nữ làm chủ được công nghệ và tự tin đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của CĐS, vẫn còn không ít chị em có tâm lý e dè, lo lắng. Nguyên nhân là bởi họ thiếu những kỹ năng cần thiết để hòa vào dòng chảy chung nên chưa thích nghi được với xu thế tất yếu này. Do vậy, vai trò của các cấp hội phụ nữ thời điểm này rất quan trọng nhằm thúc đẩy, tạo động lực cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ và trang bị những kiến thức liên quan đến CNTT để phụ nữ thích nghi.
Hội LHPN tỉnh xác định đổi mới phương thức hoạt động hội với ứng dụng CNTT là 1 trong 3 khâu đột phá để thực hiện trong nhiệm kỳ này. Đặc biệt chủ đề của năm 2024 là ứng dụng CNTT trong hoạt động hội, nhiều hoạt động CĐS đã được triển khai, trong đó tập trung hướng dẫn cán bộ hội ứng dụng CNTT trong xử lý, phát hành văn bản từ tỉnh đến cơ sở, tích hợp tài liệu hội nghị bằng mã QR nhằm giảm bớt sử dụng giấy và thời gian in ấn. Hội LHPN các cấp cũng tăng cường sử dụng mạng xã hội để tổ chức các cuộc thi online, tuyên truyền trong hội viên phụ nữ. |
Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh LÊ THỊ THANH LOAN |
CĐS đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Do đó, phụ nữ không thể đứng ngoài cuộc và càng không có lý do để đi sau trong thời đại số hiện nay.
TheoNgân Hà (Báo Bình Phước)
" alt=""/>Phụ nữ Bình Phước hòa nhịp chuyển đổi số để tạo ra giá trị mớiTại điểm thi Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (TP.Vinh), có 4 nhân viên y tế phụ trách nhiệm vụ đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ coi thi.
Nếu thí sinh nào có thân nhiệt đo bằng nhiệt kế điện tử cao sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ, sau đó đo lại bằng nhiệt kế thủy ngân.
Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu bố trí riêng 5 phòng thi cho những thí sinh bị ốm, sốt.
Tại điểm thi trường THPT Lê Viết Thuật, hàng chục thí sinh được phát hiện có thân nhiệt cao 39-40 độ C trong lần đo đầu tiên. Nhiều em hốt hoảng, mất bình tĩnh vì lo sẽ không được dự kỳ thi lần này dù đã chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nhiên, sau 5-10 phút nghỉ ngơi dưới bóng mát, các thí sinh đều hạ xuống nhiệt độ bình thường. Các nhân viên y tế đánh giá, nguyên nhân của hiện tượng này là do thời tiết nắng nóng, hoặc nhiều em vừa đạp xe tới trường, nhiệt độ cơ thể vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường.
Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: “Với những trường hợp khi đo thân nhiệt phát hiện nhiệt độ cao như ngày hôm nay, các nhân viên y tế có chuyên môn sẽ phân biệt được đâu là thân nhiệt cao do ốm sốt, đâu là thân nhiệt cao do thời tiết.
Trong trường hợp thí sinh có thân nhiệt cao vào ngày mai, chúng tôi sẽ mời các em vào khu vực phòng chờ mát mẻ trong vòng 5-10 phút để đo thân nhiệt lại. Nếu thân nhiệt thí sinh vẫn không giảm, các em sẽ được bố trí thi vào đợt 2, chứ không tiếp tục thi ở phòng dự bị để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho khu vực thi”.
Cũng theo ông Thành, trong trường hợp, đã vào giờ làm bài thi, nếu phát hiện thí sinh ho, sốt…, sẽ báo ngay thông tin tới các nhân viên y tế và bên y tế sẽ có những tư vấn, xử lý phù hợp.
"Vì các em đã vào phòng thi rồi, nên lúc này nếu cần thiết thì mời các em sang làm bài thi ở các phòng thi dự phòng. Các phòng thi dự phòng cũng sẽ có giám sát, thanh tra như các phòng thi bình thường khác, để đảm bảo thí sinh nào cũng bình đẳng như nhau”.
Chưa có thí sinh nào phải dừng thi
Đến nay, Nghệ An chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào và không có thí sinh trong diện từ F0 đến F2.
Theo quy định của Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Nghệ An, các thí sinh không bắt buộc phải đeo khẩu trang trong quá trình làm bài thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Nghệ An có hơn 31.000 thí sinh đăng ký dự thi tại 61 điểm thi với hơn 1.400 phòng thi.
![]() |
Nếu em nào có thân nhiệt đo bằng nhiệt kế điện tử cao sẽ được nghỉ ngơi tại chỗ, sau đó đo lại bằng nhiệt kế thủy ngân |
![]() |
Sinh viên tình nguyện và cán bộ y tế đứng trước cổng trường để đo thân nhiệt, xịt nước rửa tay và phát khẩu trang cho các thí sinh |
![]() |
Trước khi vào trường bắt buộc phải đo thân nhiệt và xịt nước rửa tay |
![]() |
Sinh viên tình nguyện phát khẩu trang cho thí sinh không mang theo |
![]() |
Cán bộ đến làm nhiệm vụ cũng bắt buộc phải đo thân nhiệt |
![]() |
Giám thị phổ biến quy chế thi và lịch thi cho thí sinh |
![]() |
Để đảm bảo an toàn, trong phòng thi vẫn có nhiều em đeo khẩu trang |
![]() |
Xe cộ xếp gọn gàng, nhiều phụ huynh đứng chờ con trước cổng trường |
Để đảm bảo công tác coi thi, gần 5.000 cán bộ được cử làm nhiệm vụ, trong đó hơn 3.200 giám thị, 141 thanh tra thi. Ngoài ra, còn có 4 đoàn thanh tra lưu động.
Tất cả điểm thi được phun thuốc khử khuẩn, mỗi điểm thi có ít nhất 5 phòng thi dự phòng. Tổng số phòng thi dự phòng trên địa bàn tỉnh là hơn 300 phòng thi.
Ở tất cả các phòng lưu trữ đề thi, bài thi đều lắp đặt camera giám sát, có lực lượng công an trực 24/24.
Đặc biệt, mỗi thí sinh, cán bộ coi thi được cấp 5 khẩu trang y tế. Việc trang bị đồng loại khẩu trang y tế cũng nhằm hạn chế tình trạng lợi dụng gian lận thi cử.
Quốc Huy – Phạm Tâm - Nguyễn Thảo
Từ 14h chiều nay, khoảng 900.000 học sinh trong cả nước làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đây có lẽ là một trong những mùa thi đặc biệt nhất trong lịch sử.
" alt=""/>Nghệ An: Nhiều thí sinh hốt hoảng vì đo thân nhiệt gần 40 độ