Biệt thự ngập đồ hiệu của Đàm Vĩnh Hưng
Căn biệt thự của Đàm Vĩnh Hưng nằm trong khu cư xác Bắc Hải, quận 10, TP. HCM. Đây được xem là nơi ở thường xuyên nhất của Mr Đàm. Theo những thông tin anh công bố, ngoài căn biệt thự này Mr Đàm còn sở hữu thêm vài ngôi nhà cũng hoành tráng không kém khác. Căn biệt thự Mr Đàm đang ở này được dự đoán trị giá gần 3 triệu USD (khoảng 60 tỷ đồng). Đây cũng chính là căn biệt thự “nổi đình đám” khi từng được nam ca sĩ tuyên bố: "Ai chê nhà tôi xấu chỗ nào tôi sẽ đập đi làm lại chỗ đó". Toàn bộ nội thất trong căn nhà đều được nhập khẩu từ thương hiệu cao cấp nổi tiếng thế giới. Phong cách chủ đạo là kiểu trang trí nội thất cổ điển đậm chất Châu Âu. Đàm Vĩnh Hưng thường sắp xếp, trang trí lại nhà cửa mỗi năm để khoác áo mới cho tổ ấm của mình. |
Biệt thự dát vàng của Lý Nhã Kỳ
Những hình ảnh về căn biệt thự của Lý Nhã Kỳ được một người bạn thân của cô tiết lộ hồi tháng 5/2016 đã khiến nhiều người 'choáng'. Nhiều người cho rằng giá trị căn nhà này là hàng triệu USD Ngôi nhà được điêu khắc rất kỳ công và tinh tế Bể cá bên trong nhà. Trang trí trần nhà ấn tượng với những bức họa thời Phục Hưng. Bồn tắm cao cấp Những hình ảnh bên trong căn biệt thự nổi tiếng của Lý Nhã Kỳ được tiết lộ trong một bữa tiệc gặp ông Antoine Dray, Chủ tịch Tập đoàn ADR Prod sau đó cũng khiến nhiều người trầm trồ Phong cách thiết kế cổ điển đậm chất Châu Âu được chủ nhân lựa chọn xuyên suốt căn biệt thự. Những chi tiết dát vàng với những họa tiết cầu kỳ tại sảnh tiệc phần nào tiết lộ mức độ đầu tư của chủ nhân căn biệt thự. Không gian đẹp được bài trí tinh tế có gu cổ điển tại biệt thự riêng của Lý Nhã Kỳ. |
Mộng Hoài
" alt=""/>Choáng ngợt khi lọt vào biệt thự triệu đô của Lý Nhã Kỳ, Mr ĐàmTrần Nga quen chồng khi chia tay mối tình kéo dài 10 năm được một thời gian. Khi bản thân đang chới với, sự quan tâm của anh chính là nguồn động viên lớn giúp Trần Nga phấn chấn hơn. Bản thân cô cũng biết chồng mình, hiện làm điều dưỡng bệnh viện, là một người rất tốt, chân tình.
Mới quen, anh đã hết lòng giúp đỡ gia đình bạn gái, lo lắng cho các em của Trần Nga, quan tâm bố mẹ cô. Sự chân tình của anh khiến Trần Nga dần cảm mến. Nhưng động lực khiến cô quyết định chọn anh chính là khi cô nhìn thấy người mẹ 81 tuổi cặm cụi làm việc trong sân.
Nói về lần đầu gặp mẹ chồng, Trần Nga xúc động rơi nước mắt: "Lần đầu tiên em gặp mẹ không phải do ông xã giới thiệu. Hồi đó em đưa đứa cháu ruột về nhà. Mà nhà cháu sát bên nhà mẹ. Thấy mẹ mặc áo bà ba, người gầy ốm, kéo đất trong sân, em rất thương. Về nhà em suy nghĩ nhiều. Cũng vì thương mẹ nên đồng ý làm quen với chồng em bây giờ".
Về phần mẹ chồng Nguyễn Thị Phá, khi bước sang tuổi 81, bà gác lại công việc đồng áng trước đó, ở nhà giữ gìn sức khỏe và chăm lo cho chồng con. Vợ chồng bà có 3 cậu con trai. Hiện ông bà đang sống ở quê cùng với cậu con trai thứ hai, chưa lập gia đình. Vợ chồng con trai cả xây nhà ở riêng, cạnh nhà bà Phá. Trần Nga là con dâu út của bà.
Con trai lớn tuổi nhưng chưa lập gia đình nên bà Phá rất lo lắng. Ngày trai út đưa bạn gái về ra mắt, bà Phá vui mừng không nói thành lời. Ở tuổi 38, bà mong con sớm yên bề gia thất để bà có cháu nội bồng bế.
"Lần đầu tiên về ra mắt, em được mẹ luộc khoai, gọt đu đủ cho ăn. Em thấy mẹ hiền, nhân hậu nên em thương mẹ lắm", Trần Nga vừa nói vừa khóc. Quen nhau được 5 năm, cả hai mới tính chuyện làm đám cưới.
Vì hai bên gia đình cũng khó khăn nên Trần Nga và chồng quyết định đi làm kiếm tiền, tự tổ chức đám cưới. Phần vì vợ chồng muốn kinh tế vững mới tính chuyện kết hôn, phần lại vì lo bố mẹ khó khăn, vất vả khi tổ chức đám cưới cho các con.
"Ngày cưới, mẹ mua cho em sợi dây chuyền kiểu ngày xưa. Thấy không hợp em kêu mẹ đi đổi. Thế rồi mẹ dẫn em đi tiệm vàng đổi luôn. Mẹ dễ chịu lắm, cái gì mẹ cũng chịu hết luôn. Bữa đầu tiên về làm dâu, mẹ nấu chè cho ăn. Em chối không ăn, đòi đi mua hủ tiếu. Nói vậy nhưng mẹ không có buồn. Mẹ chiều theo ý con cái", Trần Nga chia sẻ.
Thương mẹ là vậy nhưng vì công việc, vợ chồng Trần Nga phải lên thành phố sinh sống. Hàng tuần, vợ chồng vẫn thường xuyên về quê thăm bố mẹ. Làm dâu tuổi 27, Trần Nga và chồng lo lắng hết lòng cho gia đình hai bên.
Cô tâm sự, chồng rất thương mẹ. Một câu nói của anh khiến cô xúc động và nhớ mãi: "Mẹ anh khổ một đời rồi. Em về làm dâu, em phụ thương mẹ cùng anh". Lời tâm sự này của Trần Nga khiến MC và khán giả xúc động. Cô cũng nghẹn ngào rơi nước mắt tại trường quay.
Mẹ con hợp nhau là vậy nhưng Trần Nga cũng thừa nhận “mẹ hay nói còn em thì hay cãi”. Mỗi lần Trần Nga làm trái ý mẹ chồng, bà đều cười xòa cho qua và không để bụng. Tính cách dễ chịu này của mẹ chồng khiến con cái trong gia đình rất thoải mái, vui vẻ.
"Ngày sinh con, mẹ chồng lâu lâu lại đón xe buýt sang chơi vì nhà em và nhà chồng ở cách huyện. Mẹ mua rất nhiều đồ mang đến. Hàng xóm cũng phải ganh tị với em và khen mẹ chồng quá chu đáo", Trần Nga nói về mẹ chồng. Không chỉ vậy, bà Phá còn hết lời khen con dâu chịu khó, không để mẹ chồng phải sai việc.
Đáp lại tấm lòng của mẹ, Trần Nga thường xuyên gửi quà, mua thuốc bổ biếu mẹ. Cô cũng liên tục nhắc nhở mẹ phải lo cho bản thân, chăm sóc sức khỏe.
MC Quyền Linh cho rằng Trần Nga may mắn có được mẹ chồng hiền lành, tốt bụng. Bởi ở hai thế hệ cách xa nhau, việc mẹ chồng có thể thông cảm và chiều ý con dâu như vậy là không nhiều. Hiểu được những gì mẹ chồng và chồng dành cho mình, nàng dâu út hết lời cảm kích.
Cuối chương trình, Trần Nga mong mẹ bớt tiết kiệm, chịu khó ăn uống. Bởi như lời chồng cô nhắn gửi: “Sức khỏe của mẹ chính là hạnh phúc của chúng con”.
![]() |
Chí Trung trong chương trình Táo quân |
Nhà hát Tuổi trẻ vừa hoàn thành và cho ra mắt vở diễn "Lời nói dối cuối cùng", kịch bản của cố nhà văn Lưu Quang Vũ và công bố dự án "Chắp cánh niềm tin - kết nối tương lai" - mang vở diễn tới tất cả các tỉnh thành trên cả nước với kinh phí lên tới 4 tỷ đồng. Nhân dịp này NSƯT Chí Trung đã có những chia sẻ rất thật xung quanh chuyện làm nghề và quá trình dựng vở.
"Lời nói dối cuối cùng" vở kịch do đạo NSND Phạm Thị Thành dàn dựng cho lớp diễn viên tài năng của Nhà hát Tuổi trẻ ngày ấy như Lê Khanh, Lan Hương, Chí Trung, Đức Hải... được công diễn vào tháng 12/1985 và được khán giả đón nhận mạnh mẽ.
![]() |
Cảnh trong 'Lời nói dối cuối cùng'. |
Hỏi NSƯT Chí Trung lý do tại sao hay chọn kịch bản của Lưu Quang Vũ để dựng, có phải bởi cái tên Lưu Quang Vũ đã là vé đảm bảo để vở diễn được chú ý ngay từ đầu?
Anh chia sẻ: "Khi đọc kịch bản, dù đã hơn 30 năm nhưng vở diễn với những thông điệp vẫn đúng, đủ bởi bản thân trong vở diễn đã hội đủ tính thông điệp, dự báo. Đặc biệt vở diễn kết cấu chặt chẽ, nhân vật xuất hiện có số phận, có sự tươi sáng, cái kết mang lại hạnh phúc đủ đầy cho người xem và người diễn. Ngày xưa khán giả cái gì cũng xem, miễn là của Lưu Quang Vũ và của Nhà hát Tuổi trẻ. Nhưng bây giờ khán giả khó tính hơn nhiều. Họ có nhiều lựa chọn, kể cả ngồi nhà không mặc gì họ cũng xem được cả thế giới. Nên tôi rất hiểu khán giả trẻ của tôi hiện nay, họ không chỉ muốn xem hay, hấp dẫn, có thông điệp, đôi chút lãng mạn và đặc biệt là họ muốn chúng tôi 'chửi', 'chửi' ai không biết nhưng cứ phải 'chửi', kiểu phê phán một cái gì đó thật mạnh mẽ, mặc dù báo chí đã làm.
Kịch bản văn học rất hay, từng lời văn có thơ mà từng lời thơ hàm ý văn học, giàu tính biểu tượng. Nói thế thôi, hay thì rất hay nhưng khi bắt tay vào làm lại khó vô cùng. Vì là vở cổ, với câu chuyện cổ xoay quanh nhân vật Cuội, Bờm, Lụa. Mà những câu chuyện cổ bây giờ đâu tiếp cận được với khán giả, nhất là khán giả trẻ. Chưa kể áp lực với tôi là phải giữ nguyên được nguyên tác. Thực ra là tôi tự gây áp lực cho mình. Tôi luôn muốn giữ hết mức nguyên tác của tác phẩm chứ không như nhiều đạo diễn khác là xé toang tác phẩm ra, chỉ lấy cái tên. Nên vấn đề đưa những thứ hấp dẫn khác, có điểm nhấn vào tác phẩm khiến tôi đau đầu. Lần này tôi đã nhớ tới nhạc sĩ Quốc Trung phụ trách âm nhạc dân gian cho tôi, anh đã đưa hip hop, rap vào", NSƯT Chí Trung chia sẻ.
Vẫn là Chí Trung với lối dàn dựng tác phẩm như một 'nồi lẩu thập cẩm' nhưng các vị đưa vào đều hài hòa? - PV hỏi. Đạo diễn Chí Trung cho biết: "Tôi luôn luôn lắng nghe xem khán giả của mình thích gì, tôi làm chiều theo khán giả. Hôm sơ duyệt, khán giả 600 người không ai bỏ về, duy chỉ có một cặp vợ chồng trẻ, tôi chạy ra hỏi ngay, lý do họ về là con họ khóc quá. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Những bài đồng dao kiểu Bờm, Cuội nhạc sĩ Quốc Trung đã biến thành đọc hip hop. Nếu cứ để khán giả xem một vở cổ mà không đưa hơi thở thời đại vào thì làm sao giữ chân được họ lâu. Phần âm nhạc cũng được đầu tư nhiều nhất với tác phẩm sân khấu, bình thường chỉ 30 triệu đồng nhưng tôi đầu tư lên tới 50 triệu đồng".
"Lời nói dối cuối cùng" sẽ ra mắt ngày 17/9 tại Nhà hát Tuổi trẻ.
T.Lê
" alt=""/>Lời nói dối cuối cùng