Sỹ Lương mới 12 tuổi nhưng đã phải chịu đựng nỗi đau bệnh tật giày vò, tương lai mù mịt. Từ năm 2018, con đã thường gặp những triệu chứng như chảy máu cam, ngạt mũi, ngủ ngáy, đau mỏi cổ, cha mẹ con đưa đi khám và mua thuốc uống nhưng chẳng khỏi.
![]() |
Bắt đầu có biểu hiện từ năm 2018, nhưng vì là dạng ung thư hiếm gặp, mãi đến cuối năm 2020 con mới được phát hiện bệnh. |
![]() |
Chẳng thể cầm được nước mắt khi nhìn cơ thể gầy guộc đến đáng thương của con. |
Tháng 11/2020, tại Bệnh viện Tai – Mũi – Họng, bác sĩ phát hiện con bị u thành sau họng. Sỹ Lương được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng 2 để khám lại rồi phẫu thuật nội soi cắt bỏ một phần khối u, làm xét nghiệm sinh thiết.
Kết quả, con mắc phải bệnh lý hiếm gặp của u sàn sọ là Chordoma, còn gọi là u nguyên sống. Khối u xâm lấn sâu, con bị tổn thương 3 đốt sống cổ. Cũng bởi dây thần kinh bị ảnh hưởng nên các bác sĩ không thể phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u.
Cuối tháng 1/2021, Sỹ Lương được chuyển sang Bệnh viện Ung Bướu, bắt đầu chuỗi ngày gồng mình chiến đấu với căn bệnh quái ác. Những lọ thuốc hóa chất bắt đầu được truyền vào cơ thể khiến con mỏi mệt, miệng và họng lở loét, ăn uống kém. Vốn tưởng rằng những biểu hiện ấy sẽ đỡ đi khi cơ thể con quen dần với thuốc, nhưng không, sau 3 toa hóa trị, con được chuyển sang xạ trị.
“Đó là những ngày như sống trong địa ngục đối với gia đình tôi. Con không ăn được bất cứ thứ gì, chỉ uống cháo loãng và sữa, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu. Con gầy đi trông thấy. Trong vòng mấy tháng mà giảm mất gần 10kg, 147cm nhưng chỉ nặng chưa đầy 20kg. Chúng tôi toàn giấu con khóc thầm”, chị Tiệp bày tỏ.
![]() |
Cậu bé từng bị liệt hoàn toàn trong thời gian xạ trị. |
Sau 30 tia xạ, con đã hóa trị thêm 3 toa thuốc. Nhưng rồi cậu bé kiệt quệ, bác sĩ đành tạm ngưng, chờ cơ thể con hồi phục mới tiếp tục. Thời điểm xạ trị, Sỹ Lương bị liệt hoàn toàn, mọi việc phải nhờ vào cha mẹ. Chăm sóc con khó khăn và vất vả, bởi cổ của con rất yếu, thường phải một người bế, một người đỡ đầu. Cả chị Tiệp và anh Trung phải nghỉ việc, vay nợ khắp nơi.
Vợ chồng chị Tiệp quê ở Nghệ An. Bởi không có đất đai canh tác, cũng chẳng có căn nhà riêng, họ đành bôn ba vào thành phố mướn phòng trọ, đi làm công nhân. Thu nhập ít ỏi, chắt chiu dành dụm hơn 10 năm nay, sau vài lần đau bệnh thì cũng chỉ còn hơn 40 triệu đồng. Nhưng số tiền ấy chẳng thấm vào đâu so với căn bệnh “nhà giàu” của con trai.
Sỹ Lương chỉ được bảo hiểm y tế chi trả 80%, lại phải sử dụng thêm thuốc ngoài danh mục, vì vậy, gần như toa hóa trị nào cũng vượt quá 10 triệu đồng. Riêng chi phí xạ trị của con lên tới gần 80 triệu đồng. Còn chưa kể những lần đi khám, xét nghiệm, phẫu thuật…
Thời điểm Sỹ Lương xạ trị và 3 toa hóa trị sau đó, anh Trung phải mướn thêm phòng trọ ở gần bệnh viện để tiện đi lại, bởi con bị liệt hoàn toàn và sức con quá yếu. Riêng tiền phòng mỗi tháng 5 triệu đồng. “Thành phố cái gì cũng đắt đỏ”, giọng anh Trung khản đặc khi nhớ về những ngày u ám.
![]() |
Vợ chồng anh Trung phải nghỉ việc để chăm sóc con trai, kinh tế kiệt quệ. |
Anh nhẩm tính, số tiền trang trải thăm khám, chữa bệnh cho con mấy năm nay khoảng 400 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ, vay mượn của người thân, vợ chồng anh phải vay lãi hơn 200 triệu đồng. Có lẽ con số sẽ chưa dừng lại ở đó. Đến nay, chứng kiến con trai đang dần hồi phục, anh dự tính để một mình vợ ở nhà chăm sóc con, còn anh đi kiếm việc làm. Thế nhưng, trong lòng anh vẫn thấp thỏm lo sợ.
“Khu chúng tôi trọ đang có F0, vì vậy, việc đi lại cũng rất lo, chỉ sợ không may mình bị nhiễm rồi lây sang cho con. Nhưng bây giờ, chúng tôi cũng chẳng còn biết làm thế nào nữa, sắp tới con đi tái khám, nếu ổn định thì sẽ tiếp tục đánh thuốc hóa trị. Con đã cố gắng lắm. Lúc nào cũng bảo, khỏe rồi con sẽ đi học lại”, người cha không kìm được giọt nước mắt.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Từ pha đá phạt góc của Mỹ Anh, Hải Yến băng vào mạnh mẽ và chạm bóng ở cự li gần không cho thủ môn của Nepal có cơ hội cản phá.
Chỉ 2 phút sau, Thu Thảo có đường chuyền thông minh để Hải Yến dứt điểm chuẩn xác nhân đôi cách biệt cho đội tuyển nữ Việt Nam.
Có hai bàn dẫn trước, tuyển nữ Việt Nam giảm nhịp độ trận đấu. Phút 28, Nepal có cơ hội đáng chú ý đầu tiên. Sabitra đi bóng vượt qua Diễm My nhưng cú sút của cô không thể đánh bại Khổng Thị Hằng.
Phút 39, Sabitra thoát xuống rất nhanh nhưng một lần nữa Khổng Thị Hằng xuất sắc cản phá cú sút của đối phương.
Sang hiệp 2, tuyển nữ Việt Nam vẫn là đội bóng chiếm ưu thế trên sân. Dù vậy, Huỳnh Như và đồng đội không có nhiều pha tấn công đáng chú ý.
Phút 67, Dipa Shahi nhận đường chuyền trong vòng cấm nhưng cú dứt điểm của cô đưa bóng đi dội cột dọc. Đây cũng là cơ hội đáng chú ý nhất trong hiệp 2.
Thắng 2-0, tuyển nữ Việt Nam vượt qua Nepal với tỷ số chung cuộc 7-1 ở hai trận lượt đi và về, giành vé vào vòng loại 2 Olympic 2024.
Sau trận đấu, VFF thưởng nóng thầy trò HLV Mai Đức Chung 500 triệu đồng trước thành tích lọt vào vòng loại thứ hai Olympic Paris 2024.
Đội hình xuất phát:
Tuyển nữ Việt Nam: Khổng Thị Hằng, Trần Thị Thu, Trần Thị Hải Linh, Hoàng Thị Loan, Diễm My, Thuỳ Trang, Bích Thuỳ, Thu Thảo, Mỹ Anh, Hải Yến, Huỳnh Như.
Nepal: Anjila, Bimala, Samiksha, Amrita, Hira, Saru Limbu, Sabitra, Dipa Shahi, Anita, Bimala Chaudhary, Amisha.
" alt=""/>Tuyển nữ Việt Nam vào vòng loại 2 Olympic 2024Nghe tin con gái bị đánh, ông Vĩnh cùng gia đình đã nhanh chóng chạy đến khu vực dốc Sơn Thủy để đưa cháu về nhà. Tuy nhiên, khi ở nhà cháu kêu đau bụng và có biểu hiện nôn mửa nên gia đình đã đưa cháu tới Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy để điều trị.
“Con tôi nằm viện từ hôm bị đánh đến nay, cháu vẫn yếu. Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy thông tin con tôi bị chấn động não, ảnh hưởng tâm lý nên cần phải nằm điều trị”, ông Vĩnh nói.
Em Nguyễn Ngọc Hải, người chứng kiến cho hay, bạn N.T.T về đến nhà anh họ của Hải ở chân dốc và em chạy xe máy tới đó thì thấy bạn T bị đánh.
Lúc này, Hải vào can được 1 người thì 2 người còn lại lao vào đánh T. Hải tiếp tục vào can thì có 1 người lấy xe máy đâm vào người T, thậm chí người đó còn cầm gạch ném vào người Hải và anh họ của Hải khiến Hải bị đau nhẹ, anh họ bị trầy xước ngực.
Liên quan đến vụ việc, Công an xã Sơn Thủy cho biết, đang tiến hành làm rõ theo quy định của pháp luật.
Phát hiện một clip 2 nữ sinh đánh nhau và 1 trong 2 bị lột áo vứt xuống ruộng, Công an huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã nhanh chóng vào cuộc xác minh.
" alt=""/>Phú Thọ: Nữ sinh lớp 10 bị gia đình người yêu cũ đánh nhập viện