- "Tôi chắc ông chồng tôi nghĩ tôi là cái bàn,ánhLykểchuyệntotiếngvớichồmu vs not cái ghế thôi. Cónhững khi ông ấy quên hẳn sự hiện diện của tôi" - Khánh Ly.
- "Tôi chắc ông chồng tôi nghĩ tôi là cái bàn,ánhLykểchuyệntotiếngvớichồmu vs not cái ghế thôi. Cónhững khi ông ấy quên hẳn sự hiện diện của tôi" - Khánh Ly.
Vẫn cách hát như thủ thỉ, kể chuyện, ca sĩ Tấn Minh hát Hà Nội ngày trở về, Nỗi nhớ mùa đông, Một dại khờ một tôi, Biển nỗi nhớ và em.Trong tiết trời Hà Nội của những ngày chạm đông, Tấn Minh đốn tim người nghe bởi chất giọng da diết, ngọt ngào, cảm xúc chạm đến khán giả trong từng nốt nhạc.
Nhạc sĩ Phú Quang phát hiện giọng hát Tấn Minh từ những năm đầu thập niên 1990 và kể từ đó anh gắn bó với các nhạc phẩm của ông. Trong mắt bạn bè đồng nghiệp, Tấn Minh là người được nhạc sĩ Phú Quang cưng nhất.
Hà Trần sau 20 năm mới hát trong đêm nhạc Phú Quang nhưng nữ diva không hát những ca khúc quen thuộc. Cô hát các ca khúc ít phổ biến là Những ngày ta yêu nhau, Mùa thu và em, Chuyện bình thường cuối cùng, Nỗi buồn và song ca cùng Tấn Minh bàiMây xưa.
Trở lại đêm nhạc Phú Quang, Hà Trần không khỏi xúc động: “Tôi được tham gia hát nhạc chú Quang từ những ngày còn học tại Nhạc viện Hà Nội, lúc đó tôi khoảng tuổi hai mươi. Lần đầu tiên trình diễn cho chú Quang cũng là ở sân khấu Nhà hát Lớn. Sau này khi tôi qua Mỹ, nhạc sĩ Phú Quang cũng gọi tôi. Tuy nhiên chưa có một dịp nào vì không thể sắp xếp được thời gian, hôm nay có mặt tại đây tôi vô cùng xúc động”.
Cũng bởi hát những ca khúc ít phổ biến và ít có dịp ôn luyện mà Hà Trần hát có phần “lợn cợn” và chưa chạm như mỗi khi Hà Trần thổn thức với nhạc Đỗ Bảo, Trần Tiến. Mãi cho đến khi hát Nỗi buồnthì Trần Thu Hà mới thật sự chạm đến miền âm nhạc Phú Quang. Bởi mỗi lời hát của Hà Trần như buồn thấu tim, phô diễn được hết màu giọng đẹp và kỹ thuật của một diva.
Nữ ca sĩ phân trần: “Chưa bao giờ tôi được nghe bài hát "Những ngày ta yêu nhau'', ngoài khi mà tập chương trình được gia đình cho xem một bản video của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Có lẽ đây là một trong những bài rất ít phổ biến của nhạc sĩ Phú Quang tuy nhiên lại là bài hát có giai điệu đẹp, đáng yêu. Nó gợi cho Thu Hà nhớ về Điều giản dị của ông cũng với giai điệu âm trưởng trong sáng, câu chuyện tình rất đáng yêu”, Hà Trần giãi bày.
Trong ký ức của Hà Trần, nhạc sĩ Phú Quang là một người khó tính. “Tôi quan sát nhạc sĩ Phú Quang khi làm việc với ca sĩ. Chú thường nghiêm khắc theo kiểu hơi đanh đá nhưng lời chú nói không sai và không ai cãi được cả”, nữ ca sĩ chia sẻ.
Tiếp lời của Trần Thu Hà, Tấn Minh chia sẻ: “ Tôi cảm ơn rất nhiều bởi sự nghiêm khắc và rất đáng giá như Hà Trần vừa nói. Điều đó làm cho Tấn Minh rất trưởng thành trong âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang. Tôi có niềm tin tuyệt đối ở mỗi sản phẩm khi ra mắt. Đó là cái giá nhận được sau những lần bị mắng mỏ, nói không không ra gì từ chú Phú Quang”.
Hà Trần và Tấn Minh song ca Mây xưa, một ca khúc đã gắn với Trần Thu Hà của một thời xa quá, khi đó Hà Trần có dịp thu thanh cùng Bằng Kiều. Hà Trần và Tấn Minh gắn bó với nhau từ thời mới đi hát, đều có chất giọng trời phú và kỹ thuật, thấu hiểu nhau cả trong âm nhạc và đời sống nên dễ dàng đồng điệu trong ca khúc Mây xưa.
Trong không gian đêm nhạc Phú Quang, bản hoà tấu piano và violin Tình yêu của biển đến từ con gái ông là nghệ sĩ Trinh Hương và con rể Bùi Công Duy được ngân lên. Bản hoà tấu như một nỗi nhớ dành cho người mẹ thứ hai, nghệ sĩ flute Hồng Nhung, cũng là vợ của nhạc sĩ Phú Quang.
“Đây là một bản nhạc quá nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của mẹ Nhung và bố Quang. Năm nay mẹ cũng theo chân bố ra đi. Nhân đêm nhạc này, bản nhạc cất lên như những lời tri ân mà tình yêu thương bố mẹ đã dành cho chúng tôi và muốn thể hiện lại nó bằng cảm xúc riêng, một cách mới lạ”, Trinh Hương xúc động chia sẻ.
Những mảnh hồi ức chợt hiệnthật đặc biệt khi có sự góp mặt của Siu Black. Siu Black đốt cháy sân khấu với 2 ca khúc: Rock buồn, Đâu phải bởi mùa thu. Không ai nghĩ Siu Black hát nhạc Phú Quang lại hợp tai đến như thế. Có lẽ chị đã thể hiện đúng tinh thần như một nét tính cách dữ dội trong con người và âm nhạc của Phú Quang.
“Tôi từng nghĩ mình không hợp hát những bài hát của nhạc sĩ Phú Quang. Nhưng khi anh Quang mời tôi diễn một chương trình tại Đà Nẵng, không có bài nào Siu hát nhạc Phú Quang hết. Anh Quang có nói Siu cứ hát nhạc của anh Nguyễn Cường. Sau đó anh Quang bảo: Có một bài anh nghĩ em hát sẽ hợp, nếu như em muốn hát.
Nhưng lúc đó tôi không tin vì thay đổi cách hát và thay đổi nhạc, không tin bản thân mình. Sau đó anh Phú Quang nhờ ca sĩ Mỹ Linh tập cho tôi bài Đâu phải bởi mùa thu. Siu Black nhớ đêm diễn tại Đà Nẵng hát nhạc Phú Quang nhận được rất nhiều sự hưởng ứng” - Siu Black chia sẻ.
Tiết mục của Siu Black:
Bên cạnh những giọng hát tên tuổi, sự xuất hiện của Đào Mác với một loạt ca khúc: Ngày mai, Dịu dàng ơi, Dạ khúc, Phía tối tâm hồn tôi mang đến sự mới mẻ cho chương trình.
Tuy nhiên, dấu ấn đêm nhạc đầu tiên Những mảnh hồi ức chợt hiệnlà phần thể hiện của Tùng Dương. Anh hát những bài quen thuộc: Hư ảo, Mẹ, Khúc mùa thu, Em ơi Hà Nội Phố.
Tùng Dương nhớ lại: “Tùng Dương chọn bài hát đầu tiên thể hiện là Hư ảo, bài hát gắn liền với câu chuyện của 2 chú cháu. Lúc mời tôi hát, chú có nói: Chú lo lắm! Cháu và Thanh Lam hai đứa điên lắm. Nếu mà lên sân khấu điên thế thì ra nhạc ông Nguyễn Cường, ông Phó Đức Phương rồi, không ra nhạc chú.Suy nghĩ một lúc chú mới nói: Tuy nhiên có một bài rất ma mị, rất điên mà hợp với cháu. Cứ như vậy hai chú cháu tập bài hát Hư ảo.Khi tôi hát xong bài hát này, nhạc sĩ Phú Quang vốn là người rất kiệm lời khen, nhận xét: ''Hôm nay hát rất vừa, không điên, cho 9,5 điểm".
Tùng Dương có lẽ chẳng cần phải điên mới hay, bởi đêm nhạc Phú Quang Tùng Dương tiết chế nhưng lại có phần thăng hoa hơn khi hát Mẹ hay Khúc mùa thu.Anh hát có những khoảng lặng ngắt nghỉ, lấy hơi đắt giá, khiến khán giả không ít người vội lau đi giọt nước mắt lăn dài.
Hát bài Mẹ, Tùng Dương nhớ lạ: “Mười mấy năm trước bên cây đàn piano trên sân khấu Nhà hát Lớn, nhạc sĩ Phú Quang ngồi đệm đàn cho Tùng Dương hát bài Mẹ ông viết nhạc trên bài thơ của Hồng Thanh Quang. Tôi hát xong, ông không giấu nổi những giọt nước mắt của mình.
Khi nhận được bài hát của nhạc sĩ Phú Quang tôi có gặp nhà thơ Hồng Thanh Quang hỏi: ''Anh ơi! Mẹ là người đàn bà đầu tiên, người đàn bà mãi mãi không bao giờ phản bội.Chữ 'phản bội' dữ dội quá''. Anh Quang nói: ''Em ơi! Dữ dội và mạnh mẽ mới là đàn bà, nếu mà phụ nữ phản bội đàn ông chỉ có chết thôi".
Giống như cách Tùng Dương nói âm nhạc của Phú Quang luôn là tinh hoa của Hà Nội, có lẽ âm nhạc Phú Quang sẽ sống mãi trong lòng khán giả, chỉ cần ngân lên:Em ơi Hà Nội phố cũng khiến chúng ta thấy một tình yêu bất diệt về Hà Nội, tình yêu chúng ta dành cho nhau và cho nhạc sĩ Phú Quang.
Đêm nhạc thứ 2 của Những mảnh hồi ức chợt hiệnsẽ tiếp tục đến với khán giả Hà Nội tối 8/12 tại Nhà hát Lớn.
Tiết mục ''Mẹ'' của Tùng Dương:
Ảnh, clip: Hoà Nguyễn
Tối 17/4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Hội Xuất bản Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần thứ 3 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 mang đến 4 thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Kết hợp hài hòa chính trị, kinh tế, văn hóa là chìa khóa dẫn ngành xuất bản đến thành công
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng dẫn hai lời răn dạycủa tiền nhân: "Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí suy thế nước kém và suy. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Tri thức là vốn liếng quý báu của dân tộc.
Ở các nước như thế, ở Việt Nam càng như thế; Người cũng khẳng định: Trí thức Việt Nam có đầu óc dân tộc và đầu óc cách mạng. Vì cũng có đầu óc dân tộc và vì học thức nên xem được sách, biết được dân chủ, biết được lịch sử cách mạng, dễ hấp thụ được tinh thần cách mạng".
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: "Lời dạy xưa còn đó. Muốn xã tắc bền vững, đất nước hùng cường phải chăm lo dân trí, phát triển đội ngũ trí thức. Trong công việc này, sách và việc đọc sách có vai trò quan trọng bởi còn sách thì còn tri thức. Sứ mệnh của xuất bản vẫn là sáng tạo, lưu trữ, tích luỹ và truyền bá tri thức. Tuy thế, muốn sách và xuất bản phát triển, tri thức trở thành sức mạnh dân tộc thì sách phải có nhiều người đọc, tri thức phải lan tỏa, nhân lên. Khuyến đọc là con đường để hiện thực hóa yêu cầu này".
Bộ trưởng cho rằng, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ yêu cầu khách quan của cách mạng nước ta là: “Phát huy giá trị văn hoá và sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện thành công mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI".
Tiếp thu chỉ đạo của Tổng bí thư, để ngành xuất bản phát triển mạnh mẽ thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị các đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới hơn nữa, sáng tạo hơn nữa trên tinh thần: Xuất bản trước hết là lĩnh vực văn hóa chính trị nhưng đồng thời cũng là một ngành kinh tế. Chính trị có sự trợ giúp của nhà nước; Văn hóa có sự trợ giúp của nhân dân; Kinh tế có sự trợ giúp của thị trường. Kết hợp hài hòa 3 yếu tố: chính trị, kinh tế, văn hóa là chìa khóa dẫn ngành xuất bản đến thành công.
"Chuyển đổi số đặt yêu cầu mới cho ngành xuất bản muốn phát triển phải hoạt động đồng thời ở cả 2 không gian: cũ và mới. Không gian cũ với sự trợ giúp của công nghệ sẽ được mở rộng, nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Không gian mới giúp cho xuất bản mở rộng thị trường, tạo ra các sản phẩm mới, tạo ra sự phát triển mới trong dài hạn. Muốn xuất bản phát triển, cần tăng cường truyền thông, quảng bá về sách và văn hóa đọc. Quảng bá không chỉ trong dịp 21/4 này mà sẽ trở thành công việc thường xuyên, liên tục trong năm, để văn hóa đọc lan tỏa, trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam", Bộ trưởng yêu cầu.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xuất bản, in và phát hành sách
Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các đơn vị cùng với Bộ TT&TT, Bộ VHTTDL, Hội Xuất bản Việt Nam quan tâm triển khai một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất,tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với việc tiếp thu, bồi đắp tri thức, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Nâng cao tính tự giác trong việc đọc sách. Coi đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả nhất, thiết thực nhất, giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức làm người, từ đó có cái nhìn, tâm thế tích cực hơn về cuộc sống.
Thứ hai,chú trọng đầu tư, hỗ trợ thành lập các thiết chế, hoạt động khuyến đọc trong hệ thống nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, tạo lập thói quen đọc sách trong các tầng lớp nhân dân. Quan tâm phát hiện, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu và áp dụng tri thức từ sách vào cuộc sống. Đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động có liên quan đến sách và văn hóa đọc tới hệ thống trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, thôn bản, cộng đồng dân cư, các địa bàn cơ sở.
Thứ ba, tăng cường vận động sáng tác những tác phẩm, cuốn sách, công trình có giá trị cao về tư tưởng, khoa học, giáo dục, văn hóa. Khuyến khích xuất bản các sách hay, có giá trị, bảo đảm tính đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của độc giả. Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào phát triển ngành xuất bản, quảng bá sách và văn hóa đọc.
Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xuất bản, in và phát hành sách. Gắn phát triển văn hóa đọc với chuyển đổi số để tạo ra giá trị mới. Chú trọng phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội. Khai thác, sử dụng các loại hình, phương thức xuất bản phẩm điện tử, sách tinh gọn, sách nói tạo sức lan tỏa rộng và nhanh hơn.
Thứ năm, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế về sách, nhất là sự kiện Ngày Sách và Bản quyền thế giới(ngày 23/4 hằng năm). Tổ chức các hội sách quốc tế và tham gia hội sách ở nước ngoài để thu hút các đơn vị xuất bản lớn trên toàn cầu. Tăng cường hoạt động giới thiệu, quảng bá tác phẩm, tác giả của Việt Nam để bạn bè quốc tế biết tới truyền thống văn hóa, con người, xã hội Việt Nam. Qua đó, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam đối với khu vực và quốc tế.
Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ TT&TT), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở TT&TT Hà Nội, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám trưng bày các bộ sách quý về Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám; ảnh và sách về đất nước, con người Việt Nam trên các phiên bản điện tử hiện đại và ấn bản trực tiếp.
Sau một đợt khủng hoảng nợ thẻ tín dụng và mất tiền vì một vụ lừa đảo vào giai đoạn tháng 7- 9/2024, An Nguyễn, 30 tuổi (quận Bình Thạnh, TP HCM) nói "làm lại cuộc đời" kể từ tháng 10. Anh vạch kế hoạch dành tối thiểu 20% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm dài hạn.
"Tôi nghĩ hạnh phúc gia đình phụ thuộc nhiều vào tài chính. Giờ tôi đặt mục tiêu cụ thể, phân chia mức độ ưu tiên: bắt buộc, cần thiết, không có cũng được trong các khoản chi", An nói.
" alt=""/>Người Việt tăng tiết kiệm