ThS.BS Nguyễn Thu Hường - Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, thời điểm hiện tại, có những ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân cúm A vào viện. “Các năm trước, dịch sốt xuất huyết sẽ xuất hiện trước sau đó mới đến cúm A, nhưng năm nay chúng tôi ghi nhận sự đảo ngược. Sốt xuất huyết chỉ ghi nhận lác đác vài ca nhưng bệnh nhân cúm A lại tăng”, Ths.BS Hường thông tin.
Cũng theo Ths.BS Hường, các bệnh nhân cúm A vào viện trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, cá biệt có trường hợp viêm phổi, suy hô hấp.
Tương tự, TS. BS Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương) cho biết, trong vài tuần trở lại đây, khoa Nhi bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân cúm A tăng bất thường so với cùng thời điểm ở các năm trước.
Theo TS.BS Thúy, mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát. Tuy nhiên trong quá trình thăm khám thấy bệnh nhân có những biểu hiện điển hình của bệnh cúm, các bác sĩ đã tiến hành thêm xét nghiệm khẳng định và đã phát hiện nhiều trẻ mắc cúm A.
Cụ thể trong hàng trăm trường hợp đến thăm khám mỗi ngày tại đây, có đến 1/4 - 1/5 số bệnh nhân bị cúm A. Lý giải tại sao bệnh cúm A xuất hiện đột biến thời gian gần đây, BS Thúy cho biết: “Hiện nay thời tiết biến đổi bất thường có những nguyên nhân chưa lý giải hết được, chúng tôi ghi nhận số ca bệnh cúm tăng lên bất thường so với cùng thời điểm hàng năm nhưng về tổng quan chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận”.
ThS.BS Nguyễn Thu Hường cũng bày tỏ sự lo ngại trước dịch chồng dịch do cùng thời điểm có dịch sốt xuất huyết, Covid-19 và cúm A. Theo Ths.BS Hường, thời điểm này năm ngoái, bệnh viện ghi nhận có bệnh nhân mắc cả cúm A và Covid-19. “Năm nay, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cả cúm A lẫn Covid-19. Tuy nhiên cũng như Covid-19, cúm A là bênh lây nhiễm qua hô hấp, bên cạnh đó các ca mắc 2 bệnh này đang có xu hướng tăng vì vậy chúng ta cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc đông người như phòng họp, xe buýt…”.
Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, cúm A là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông - xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi nước, giọt bắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng…
Triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ đều có thể có sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng… Ngoài các triệu chứng ban đầu như trên, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao 39-40 độ, da mắt xung huyết, họng đỏ xung huyết toàn bộ. Trẻ mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…
Cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.
Hiện nay, đã có phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế, bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và được chỉ định dùng cho những trường hợp cụ thể, phác đồ cũng hướng dẫn các biện pháp điều trị triệu chứng và các trường hợp cúm mùa có biến chứng.
Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ hấp thu, uống thuốc hạ sốt, thuốc điều trị triệu chứng (thuốc ho, thuốc cảm chống ngạt mũi), vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng... Lưu ý, các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý sử dụng.
TS.BS Đặng Thị Thúy khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng cúm chủ động. Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp…
Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. Gia đình cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Chúng ta cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.
Ấn Độ "nói không" với các công ty viễn thông Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét đưa thêm các công ty Trung Quốc vào danh sách cấm thương mại, nhưng danh sách những nhà cung cấp thiết bị mạng có "nguồn tin cậy" hiện vẫn chưa được liệt kê. Được biết, lệnh hạn chế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 15/6.
Tờ Economic Times đưa tin, các nhà khai thác viễn thông này có thể yêu cầu Ủy ban Điều phối An ninh mạng Quốc gia (NCSC) của Ấn Độ làm rõ chính xác thiết bị của nhà cung cấp nào sẽ nằm trong lệnh cấm. Không chỉ vậy, có thông tin cho rằng, Hiệp hội các nhà khai thác điện thoại di động Ấn Độ cũng sẽ triệu tập đại diện của NCSC để thảo luận về vấn đề này.
Thời điểm trước khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, một nhóm quan chức chính phủ Ấn Độ từng cân nhắc có cho phép Huawei và ZTE tham gia triển khai 5G hay không, quá trình này sau đó đã bị hủy bỏ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Toàn Ấn Độ (CAIT) đã gửi công văn tới ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Ấn Độ, yêu cầu cấm Huawei và ZTE tham gia vào việc xây dựng mạng 5G của nước này, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ và thiết bị.
Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đang xem xét việc cấm những công ty Trung Quốc cung cấp cơ sở hạ tầng di động cho các nhà khai thác quốc doanh của Ấn Độ. Trên thực tế, Ấn Độ đã chống lại sức ép từ Mỹ từ lâu, và Washington DC luôn khẳng định New Delhi kiên quyết cấm hoàn toàn các nhà sản xuất thiết bị mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà mạng Ấn Độ cho rằng thiết bị 5G do Huawei và ZTE cung cấp rẻ hơn và tiên tiến hơn.
Kể từ cuộc xung đột giữa các lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới khu vực Galvan vào tháng 6/2020, mối quan hệ song phương đã trở nên xấu đi. Sau đó, vì lo ngại về vi phạm an ninh và quyền riêng tư, Ấn Độ bắt đầu cấm các ứng dụng của Trung Quốc tại Ấn Độ. Vào tháng 8/2020, nhà khai thác số một tại quốc gia này, Bharti Airtel Telecom, tuyên bố họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành thử nghiệm 5G với các nhà cung cấp châu Âu, do áp lực của chính phủ và từ chối tham gia của Huawei và ZTE.
Theo số liệu thống kê liên quan, thiết bị của Huawei chiếm 1/3 mạng lưới hiện có của Bharti Airtel Telecom. Do đó, từ góc độ này, việc từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong một khoảng thời gian ngắn là không thực tế. Với ZTE, hãng viễn thông Trung Quốc này có tần suất xuất hiện tại Ấn Độ khá hạn chế. Mặt khác, bản thân việc định giá phổ tần 5G của Ấn Độ đã rất đắt đỏ, nếu các phụ kiện tương ứng của thiết bị được nhập khẩu từ châu Âu thì chi phí sẽ cao hơn và lợi nhuận thu được sẽ giảm đi rất nhiều.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiết bị của Trung Quốc có thể đạt được hiệu quả "phân tách kinh tế", nhưng thực tế cho thấy rằng ngay cả khi Ấn Độ cố gắng hết sức để đạt được "phân tách kinh tế", hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc không còn thay thế cho cuộc sống hàng ngày của người dân Ấn Độ.
Theo dữ liệu phân tích từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Oxford ở Vương quốc Anh, nếu Ấn Độ cuối cùng ngăn chặn hoàn toàn công nghệ 5G của Huawei, các công ty địa phương sẽ giảm doanh thu ít nhất 4,7 tỷ USD vào năm 2035.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Chính phủ Ấn Độ đã thông qua một số dự luật xoay quanh các nền tảng trực tuyến. Điều này sẽ thay đổi cách tiếp cận thông tin của người dân.
" alt=""/>Ấn Độ quyết đưa 2 hãng viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen“Mặc dù các nghiên cứu trước đây cho rằng cà phê có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nhưng phân tích gần đây khẳng định mạnh mẽ uống cà phê thực sự mang lại nhiều lợi ích. Chúng ta có bằng chứng khá thuyết phục rằng cà phê có lợi nhiều hơn có hại”, Tiến sĩ Kumar nói.
Vị tiến sĩ nói thêm uống lượng cà phê vừa phải (khoảng 2 tách mỗi ngày) - có liên quan đến giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, bệnh Parkinson, trầm cảm, ung thư gan và nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Somnath Gupta, Bệnh viện Yashoda (Ấn Độ), một số người cần tránh cà phê bao gồm phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim, huyết áp cao, rối loạn giấc ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, người dễ lo lắng và nhạy cảm với caffeine.
Tác động ban đầu khi bỏ cà phê trong một tháng
Tiến sĩ Sanjay Kumar, Bệnh viện Cygnus Laxmi (Ấn Độ), cho biết, khi bạn ngừng uống cà phê trong một tháng, cơ thể có khả năng trải qua một giai đoạn điều chỉnh do không còn caffeine.
“Ban đầu, bạn có thể gặp các triệu chứng cai nghiện caffeine như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu và mất tập trung. Tình trạng này thường giảm dần sau vài ngày khi cơ thể bạn thích nghi với việc thiếu caffeine”, Tiến sĩ Sanjay Kumar nói.
Tiến sĩ Gupta giải thích, việc ngừng tiêu thụ cà phê trong một tháng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm phụ thuộc vào caffeine để lấy năng lượng và hydrat hóa tốt hơn vì cà phê có thể làm mất nước.
Ngoài ra, theo Indian Express, mọi người có thể nhận thấy những thay đổi trong quá trình tiêu hóa vì cà phê đôi khi gây khó chịu dạ dày hoặc trào ngược axit.
Lợi ích của việc bỏ cà phê
Theo các chuyên gia, dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc bỏ cà phê trong một tháng:
Cải thiện giấc ngủ: Caffeine có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và việc bỏ cà phê giúp bạn ngủ ngon hơn, tăng năng lượng tổng thể.
Giảm sự phụ thuộc: Theo thời gian, một số người phụ thuộc nhiều hơn vào caffeine. Bỏ cà phê có thể giảm sự phụ thuộc này và mang lại mức năng lượng cân bằng suốt cả ngày.
Giảm lượng axit hấp thụ: Cà phê có tính axit có thể gây khó chịu tiêu hóa cho một số người. Bỏ cà phê có khả năng giảm bớt các vấn đề liên quan đến trào ngược axit hoặc khó tiêu.
Cơ thể đủ nước: Thay thế cà phê bằng đồ uống không chứa caffeine góp phần giúp cơ thể hấp thụ đủ nước, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.
Hạn chế của việc bỏ cà phê
Triệu chứng thiếu caffeine: Trong giai đoạn đầu bỏ cà phê, bạn có thể gặp nhiều khó khăn với các triệu chứng như đau đầu và mệt mỏi.
Giảm tỉnh táo:Caffeine là chất kích thích giúp tăng cường tỉnh táo và tập trung. Bỏ cà phê có thể làm giảm tạm thời những tác động này.
Lựa chọn thay thế
- Trà thảo dược: Các loại trà hoa cúc, bạc hà hoặc gừng mang lại cảm giác ấm áp và hương vị dễ chịu mà không chứa caffeine.
- Cà phê không chứa caffeine:Đây là một lựa chọn thay thế nếu bạn vẫn muốn nhâm nhi thức uống có mùi thơm tương tự cà phê chứa caffeine.
- Nước lọc: Giữ đủ nước cho cơ thể là điều cần thiết cho sức khỏe và cũng có thể duy trì mức năng lượng.
- Nước ép rau quả: Loại nước này cung cấp lượng đường tự nhiên và chất dinh dưỡng để tăng cường sức lực vào buổi sáng.