Trong suốt 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã không ngừng nỗ lực củng cố, phát triển quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, cấp độ. Điển hình là sự ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế; trao đổi các chuyến thăm chính thức cấp cao, gặp gỡ xúc tiến thương mại của doanh nghiệp hai nước.
Hai nước đã ký khoảng 10 hiệp định/thỏa thuận và 3 biên bản ghi nhớ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, đầu tư, thương mại…
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong khi Oman có thế mạnh trong xuất khẩu khí hóa lỏng và có trữ lượng dầu mỏ cao; phát triển năng lượng tái tạo và cảng biển. Oman có rất nhiều cảng biển công suất lớn nhưng hai nước chưa có đường biển trực tiếp…
Các dữ liệu tiềm lực trên có phải là động lực quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Oman trong giai đoạn hiện nay, thưa Đại sứ?
Có thể thấy các thỏa thuận, biên bản ghi nhớ, các cuộc họp chung, chuyến thăm lẫn nhau đều nằm trong khuôn khổ củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Đó là quá trình liên tục, năng động giữa hai bên. Chúng tôi hy vọng rằng, mối quan hệ sẽ tiếp tục phát triển, và chứng kiến thêm nhiều chuyến viếng thăm bằng đường thủy và đường bộ trực tiếp trong thời gian tới.
Kim ngạch thương mại song phương có thể tăng trưởng đáng kể nếu các hãng tàu và đường bay trực tiếp được mở giữa hai nước. Chúng tôi đang nỗ lực để hoàn thành mục tiêu này trong tương lai gần.
Oman là cầu nối Việt Nam với Trung Đông và châu Phi
Quỹ đầu tư chủ quyền Việt Nam- Oman (VOI) được xem là mô hình tiêu biểu cho hoạt động đầu tư song phương, Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò quỹ này?
VOI được xem như cầu nối quan trọng giữa hai quốc gia. Từ vốn cam kết ban đầu là 100 triệu USD năm 2009, thông qua VOI chúng tôi đã giải ngân hơn 300 triệu USD đến nay.
Quỹ VOI đã không ngừng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau tại các khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; trong đó tập trung vào các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ, năng lượng tái tạo, nước sạch, nông nghiệp công nghệ cao, và nhiều lĩnh vực hỗ trợ phát triển bền vững tại Việt Nam.
Đặc biệt Quỹ hết sức quan tâm yếu tố phát triển con người ở Việt Nam và đã mở rộng đầu tư vào giáo dục; thực hiện nhiều dự án an sinh xã hội: xây dựng trường học tại miền Trung; hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế đồng hành cùng Chính phủ và người dân Việt Nam phòng, chống đại dịch Covid-19.
Oman là cầu nối giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông và Châu Phi, ông có cho rằng khả năng Oman mở các tuyến đường biển trực tiếp từ Oman vào Việt Nam là cần thiết và lợi ích? Chúng ta cần sự hỗ trợ gì từ Chính phủ hai nước để hiện thực?
Không thể phủ định vị trí của hai quốc gia, Vương quốc Oman và Việt Nam đều nằm ở các vị trí chiến lược. Hai nước có thể tìm được những cơ chế thích hợp để kết nối hai nước bằng đường biển và đường hàng không. Đây là điểm thuận lợi để phục vụ lợi ích hợp tác trong tương lai, đặc biệt là liên kết liên lạc hai nước.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng, cơ hội nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam và Oman sau 30 năm quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp?
Chúng tôi tin tưởng rằng những nỗ lực tốt đẹp của lãnh đạo hai nước sẽ tiếp tục nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Oman và Việt Nam trên các lĩnh vực sâu rộng, phù hợp với lợi ích chung, phục vụ nhân dân hai nước hữu nghị.
Bảo Đức
" alt=""/>Phát triển quan hệ Việt NamCác trường hợp gian lận sẽ bị hội đồng khảo thí hủy kết quả thi, kể cả sau khi đã nhận bảng điểm. Các trường hợp gian lận nghiêm trọng có thể sẽ bị hủy kết quả thi, cấm thi trong vòng 5 năm đối với IELTS, đồng thời sẽ bị từ chối xét duyệt trong khoảng thời gian quy định bởi các tổ chức công nhận chứng chỉ trên toàn cầu.
“Kỳ thi IELTS được bảo mật chặt chẽ qua nhiều khâu trước, trong và sau kỳ thi nhằm đảm bảo tính chính xác và tin cậy của một kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ chuẩn quốc tế. Hội đồng Anh đã thực hiện các biện pháp bảo mật đa tầng để tăng cường độ bảo mật của kỳ thi, bao gồm quy trình dành riêng cho các địa điểm tổ chức thi và các quy trình nghiêm ngặt về công tác hoạt động và kiểm toán thường niên đối với các trung tâm khảo thí.
Chúng tôi cũng đang hợp tác chặt chẽ với các cơ quan ban ngành khác trên toàn thế giới, bao gồm cả Cơ quan Di trú và các đơn vị pháp chế để phát hiện, ngăn chặn và thực hiện hành động pháp lý thích hợp nhằm chống lại các hành vi gian lận hoặc lừa đảo theo quy định của luật pháp từng quốc gia”, Hội đồng Anh chia sẻ.
Dự án Đức Long Golden Land (tên gọi khác là trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Sunshine Apartment tại phường Tân Thuận Tây, quận 7 TP.HCM).
Theo Vạn Gia Long, trong hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua bán căn hộ hình thành trong tương lai giữa khách hàng và công ty có điều khoản cho phép chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba. Thời gian qua, một số khách hàng cũng đã thực hiện việc chuyển nhượng này theo quy định.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cho rằng cần rà soát lại một số yếu tố pháp lý liên quan đến việc ký kết và chuyển nhượng hợp đồng, nên công ty thông báo tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ căn hộ dự án Đức Long Golden Land giữa khách hàng và bên thứ ba. Thời gian tạm dừng là 45 ngày, kể từ ngày 2/5 – 17/6/2019. Sau thời gian tạm dừng nêu trên, tùy vào kết quả rà soát và tình hình thực tế, công ty sẽ có thông báo cụ thể tiếp theo.
![]() |
Tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc giữ chỗ căn hộ dự án Đức Long Golden Land |
Trước đó, dự án Đức Long Golden Land bị UBND TP.HCM đề nghị chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc chưa đủ điều kiện mở bán và phần đất công trong dự án.
Được biết, trong văn bản báo cáo UBND TP.HCM, liên quan đến tố cáo sai phạm tại dự án này, Sở Xây dựng phủ nhận việc triển khai dự án gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cần xem xét lại việc giao đất công có đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 hay không.
Bởi theo quy định tại Điều 118 Luật này, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, phải qua đấu giá, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Ngoài dự án Đức Long Golden Land, 2 dự án khác liên quan đến Tập đoàn Đức Long Gia Lai cũng trong tình trạng bị thông báo tạm dừng chuyển nhượng, đặt cọc.
Cụ thể, ngày 2/5, dự án The Elysium tại đường Gò Ô Môi (phường Phú Thuận, quận 7) của Vạn Gia Long cũng tạm dừng thỏa thuận đặt cọc để giữ chỗ mua bán. Lý do được chủ đầu tư này đưa ra là để rà soát lại một số yếu tố pháp lý liên quan đến việc chuyển nhượng và ký kết hợp đồng.
Tương tự, dự án Đức Long New Land tại đường Tạ Quang Bửu (phường 6, quận 8) của Công ty TNHH Đồng Phú Hưng cũng tạm dừng chuyển nhượng hợp đồng đặt cọc để rà soát lại một số yếu tố pháp lý như hai dự án trên.
Diệu Thủy
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc xử lý đơn tố cáo các sai phạm tại dự án Đức Long Golden Land (phường Tân Thuận Tây, quận 7), của ông Tạ Ngọc Thành.
" alt=""/>Lùm xùm đất công, hàng trăm căn hộ bị dừng chuyển nhượng