![]() |
Ngày trước, khi con trai lớn mới kết hôn, bà lấy sổ tiết kiệm, mua cho con trai út căn hộ chung cư, dọn ra riêng. Căn nhà đang sống, mẹ chồng nói sẽ sang tên cho vợ chồng tôi.
Thế nhưng, 5 năm trôi qua, bà không đả động gì đến việc đó. Tôi phát hiện, thay vì cho vợ chồng tôi như đã hứa, bố mẹ chồng tiến hành làm di chúc, chia đôi căn nhà đó cho hai đứa con trai. Tức là chú em chồng tôi cũng có phần.
Mặc dù vậy, tôi vẫn vui vẻ, không ý kiến hay hậm hực gì. Tôi xác định tài sản của bố mẹ, cho cái gì mình hưởng cái đó.
Mẹ chồng tôi thuộc kiểu người ngày xưa, luôn coi con trai mình là nhất. Trong tư tưởng của bà, phụ nữ chỉ quanh quẩn xó bếp, tề gia nội trợ, sinh con đẻ cái. Tất cả việc nhà, không được nhờ vả chồng, dù là rửa bát hay tắm rửa cho con. Vì thế, làm dâu bấy nhiêu năm, tôi chưa bao giờ được chồng đỡ đần.
Sinh con tròn một tháng, tôi phải xuống bếp nấu nướng, giặt giũ. Đêm khuya, con quấy khóc cũng chỉ một mình lọ mọ. Hôm nào tôi mệt, nhờ chồng đi chợ mua cho mớ rau, lạng thịt, mẹ chồng mà biết, kiểu gì cũng bóng gió: ‘Ngữ đàn bà chỉ biết làm nũng chồng là loại vứt đi’.
Một thời gian, tôi và mẹ chồng khá căng thẳng, chẳng ai nói với ai câu nào. Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, bà bỗng tử tế với con dâu hơn trước.
Thấy con trai đi làm về ôm máy tính, bà nhắc nhở anh cầm chổi quét nhà, gom quần áo đi giặt đỡ vợ. Cuối tuần bà tự bỏ tiền túi mua con cá, vài cân hải sản về làm lẩu, đãi cả nhà.
Tôi khá bất ngờ về ứng xử của mẹ chồng. Tôi thăm dò, hỏi han chồng, xem mẹ chồng có vấn đề gì mà thay đổi thái độ đột ngột đến thế. Chồng cho rằng, mẹ anh đã hiểu con dâu hơn nên ngày càng biết trân trọng, quý mến tôi.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong nhà êm ấm, mọi người cũng vui vẻ, hòa thuận hơn. Tôi thở phào nhẹ nhõm, tự thấy bản thân cũng cần đáp lại tình cảm của mẹ chồng.
Hôm đó, tôi được nghỉ làm sớm nên đi mua sắm, tặng mẹ chồng bộ quần áo mới mặc Tết. Buổi tối, trước khi đi ngủ, tôi mang quà sang phòng tặng bà, vừa đến cửa phòng, đã thấy tiếng bà trò chuyện với chồng tôi.
‘Mấy tháng trước, bác Thoa bạn mẹ kể, mảnh đất bên thông gia ngay gần khu dự án, vừa mở đường.
Mẹ nghĩ bán được 2 tỷ thôi, ai ngờ có người trả ông bà thông gia 4 tỷ. Bác Thoa là người dẫn khách đến mua. Người mua đất mới chuyển một nửa tiền, bao giờ hoàn thiện giấy tờ sang tên, sẽ chuyển nốt.
Ông bà thông gia có mỗi 2 cô con gái, kiểu gì chẳng chia cho vợ con 2 tỷ. Con xem thế nào giục Liên về bên thông gia xin tiền đi. Mẹ tính, lấy tiền đấy xây lại nhà mình đang ở thành 3 tầng rồi mở quán cà phê nhỏ ngay tại nhà’, mẹ chồng tôi nói.
Nghe đến đây, tôi giật mình. Chuyện bố mẹ đẻ bán đất, tôi chưa kể với ai mà mẹ chồng tôi đã nắm được chi tiết, cụ thể. Hóa ra, mẹ chồng đối xử tốt với tôi cũng vì việc này.
Tôi bước vào, nói thẳng với mẹ chồng: ‘Con không có ý định xin tiền nhà đẻ đâu mẹ. Tài sản của bố mẹ con, cho ai là quyền ông bà, cũng giống như căn nhà này, mẹ cho ai là quyền của mẹ, có bao giờ con đòi hỏi đâu’.
Từ sau lần bị con dâu phản ứng, mẹ chồng tôi liền thay đổi thái độ, ngày ngày săm soi, dằn hắt con dâu. Cháu nội nghịch ngợm, làm vỡ cái cốc, cái chén, bà mắng nhiếc nặng nề: ‘Cút ngay, ở đây không chứa chấp loại mất dạy’.
Tôi rất bất mãn với kiểu cư xử đó của mẹ chồng nhưng không biết phải góp ý ra sao, để giữ gìn hòa khí gia đình. Giờ tâm trạng tôi khá buồn phiền, xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mười năm trước, chồng tôi nhẫn tâm ôm 5 tỷ bỏ theo bồ. Nay, anh lại mang con riêng quay về, xin được hàn gắn.
" alt=""/>Tâm sự thông gia bán đất tiền tỷ, mẹ chồng tôi đánh tiếng đòi chia chácBằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.
![]() |
Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo.
Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định.
Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong khi đó, Điều 14 của Nghị định quy định, trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau:
Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam, bậc 7 yêu cầu khối lượng học tập tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra Bậc 7 được cấp bằng thạc sĩ.
Người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu 150 tín chỉ, đáp ứng chuẩn đầu ra tương đương Bậc 7 được công nhận có trình độ tương đương Bậc 7.
Như vậy, với những chương trình đào tạo đại học đặc thù bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư có trình độ tương đương bậc 7. Đây là trình độ thạc sĩ.
Theo PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Nghị định không nói kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ mà điều này chỉ được hiểu bởi theo khung trình độ quốc gia. Cụ thể nếu chuẩn đầu ra của chương trình từ 150 tín chỉ trở lên, xem như tương được bậc 7. Có nghĩa là tương đương trình độ thạc sĩ nhưng không có bằng thạc sĩ và không có nghĩa là thạc sĩ.
Do vậy điều mà các trường tiếp tục quan tâm là chữ “tương đương” này thì xếp lương như thế nào? Nếu tương đương trình độ thạc sĩ mà được xếp lương như một cử nhân thì qoay lại như cũ thì từ gọi bác sĩ, kỹ sư sẽ không còn ý nghĩa. Do vậy vấn đề lương người có bằng bác sĩ, kỹ sư vẫn phải chờ hướng dẫn từ Bộ Nội vụ.
Lê Huyền
" alt=""/>Có bằng bác sĩ, kỹ sư có được hưởng lương thạc sĩ
Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua, truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động,...
Năm 2023 là năm thứ 5 Bộ TT&TT chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Ngay từ khi diễn đàn ra đời vào năm 2019, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã được trao sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và đi ra toàn cầu.
Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sâu rộng về thông tin, truyền thông
Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam, đã có 36 văn bản thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước. Trong đó, có 5 văn kiện hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành Trung Quốc có liên quan.
Đã có 5 bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa Bộ TT&TT Việt Nam và các bộ, ngành có liên quan của Trung Quốc về viễn thông, Internet, CNTT, chuyển đổi số, kinh tế số, truyền thông số,…
Bộ TT&TT Việt Nam đã ký kết bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông và chuyển đổi số với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực kinh tế số với Bộ Thương mại Trung Quốc; bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác kinh tế số và dữ liệu số với Tổng cục Dữ liệu Quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực truyền thông số với Tổng cục Phát thanh truyền hình quốc gia Trung Quốc; bản ghi nhớ về hợp tác truyền thông với Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện nước CHND Trung Hoa.
CEO NVIDIA tới Việt Nam
CEO Jensen Huang cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của NVIDIA đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam tuần qua.
Tại tọa đàm xu hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và cơ hội cho Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) chủ trì, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tổ chức, sáng 11/12 ở Hòa Lạc, ông Jensen Huang đánh giá AI đang trở thành làn sóng mới và là điều kiện quan trọng cho sự phát triển của mọi quốc gia.
Ông Jensen Huang nhận định Việt Nam đã sẵn sàng cho công nghệ mới và sẽ đầu tư nâng cao năng lực về con người cũng như hạ tầng cho Việt Nam.
Theo Chủ tịch NVIDIA, để tận dụng được làn sóng mới, cần có 3 yếu tố là dữ liệu, đội ngũ nhân lực phần mềm và cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi cam kết biến Việt Nam thành quê hương thứ hai của mình, chúng tôi sẽ thành lập pháp nhân ở Việt Nam, Bộ trưởng có thể chỉ định ra một đối tác để chúng tôi có thể hợp tác để hiện thực hóa giấc mơ xây dựng một Việt Nam mới”, ông nói.
NVIDIA cũng sẽ mở rộng hơn nữa quan hệ đối tác với Viettel, FPT, Vingroup, VNG trong phát triển hạ tầng tính toán cho trí tuệ nhân tạo...
Tại buổi tiếp làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều ngày 10/12, CEO NVIDIA cho biết công ty đã đầu tư khoảng 250 triệu USD vào Việt Nam, xác định Việt Nam là thị trường quan trọng và mong muốn thiết lập một “cứ điểm”.
Ông Jensen Huang là doanh nhân người Mỹ gốc Đài Loan (Trung Quốc). Vị tỷ phú USD này đồng sáng lập công ty xử lý đồ họa NVIDIA vào năm 1993 và giữ chức chủ tịch cùng vị trí CEO kể từ khi thành lập.
Bkav đưa phần mềm diệt virus ra thế giới
Tập đoàn Bkav cho biết sẽ đẩy mạnh việc “go global”, tiến ra thị trường thế giới bằng sự ra mắt của phần mềm diệt virus Bkav Pro 2024.
Chia sẻ với VietNamNet, nhà sản xuất này cho biết, Bkav đang thúc đẩy chiến lược quốc tế hóa Bkav Pro. Với Bkav Pro 2024, Bkav quyết định đẩy mạnh ra thị trường thế giới.
Để thực hiện chiến lược này, Bkav sẽ làm việc với AV Test, một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm định phần mềm diệt virus. Qua quá trình kiểm định, AV Test sẽ đánh giá các phần mềm diệt virus dựa trên khả năng phát hiện, loại bỏ virus, hiệu suất, và tính dễ sử dụng. Các bài test được thực hiện theo thời gian thực, liên tục trong vòng 2 tháng.
Theo đại diện doanh nghiệp này, dự kiến trong vài tuần tới, Bkav sẽ ký kết liên minh với một tổ chức toàn cầu chuyên về bảo mật hạ tầng quan trọng.
3 điểm yếu các hệ thống tại Việt Nam bị hacker tấn công nhiều nhất
Báo cáo tổng kết an ninh mạng Việt Nam năm 2023 vừa được các chuyên gia Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam - NCS công bố ngày 12/12.
Theo tổng hợp của NCS, năm 2023 đã ghi nhận 13.900 vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 9,5% so với năm 2022.
Các mục tiêu chịu nhiều cuộc tấn công nhất trong năm nay là các cơ quan chính phủ, hệ thống ngân hàng, tổ chức tài chính, hệ thống công nghiệp và các hệ thống trọng yếu khác.
Đáng chú ý, các chuyên gia NCS chỉ ra 3 điểm yếu bị tấn công nhiều nhất tại Việt Nam năm 2023. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là điểm yếu con người, chiếm 32,6% tổng số vụ việc. Theo đó, hacker sử dụng email giả mạo (phishing) có file đính kèm mã độc dưới dạng file văn bản hoặc nội dung có đường link đăng nhập giả mạo để chiếm tài khoản, kiểm soát máy tính người dùng từ xa.
Điểm yếu có tỷ lệ cao thứ hai là lỗ hổng của các nền tảng, dịch vụ phần mềm cài đặt trên máy chủ chiếm 27,4%. Các phần mềm bị khai thác là phần mềm Mail Server, nền tảng quản lý nội dung, nền tảng chia sẻ dữ liệu…
Và điểm yếu thứ 3 là các lỗ hổng của website do tổ chức tự phát triển chiếm 25,3% số vụ việc. Thường bị khai thác là lỗ hổng SQL Injection, mật khẩu quản trị yếu hoặc sử dụng thư viện có lỗ hổng.
" alt=""/>CEO NVIDIA tới Việt Nam, Bkav dự định đưa phần mềm diệt virus ra thế giới