Ông Bùi Mạnh Hùng khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trang 12, tập một).
Đây là quy định “cứng”, không có bất kì bộ SGK nào dám thay đổi và không có lí do gì để thay đổi. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một).
Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1, Kết nối không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở.
>>> Lý lẽ của Hiệu trưởng viết tâm thư, bức xúc về 'bỏ chữ P'
![]() |
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ biên sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Dạy âm P như thế nào?
Về vấn đề là dạy âm P (pờ) (được ghi bằng chữ P, chữ pê) như thế nào, ông Hùng cho biết trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.
"Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.
Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.
Cách thứ nhất: Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
Cách thứ hai: Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ".
Theo ông Hùng, SGK Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, kế thừa cách dạy này. Sau khi làm quen, tập đọc âm P ngay trước khi học âm PH, học sinh được luyện đọc âm đầu P trong một số bài học sau đó, chẳng hạn, khi học vần IN, các em luyện đọc và viết từ đèn pin (trang 78, tập một), luyện đọc từ Sa Pa trong đoạn văn viết về Tây Bắc (trang 105 tập một) và trong bài đọc Ruộng bậc thang ở Sa Pa (trang 154, tập hai).
Lý giải việc nhóm tác giả chọn cách thứ nhất (đồng thời cũng là lựa chọn kế thừa cách dạy của SGK Tiếng Việt 1 năm 2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), ông Hùng cho biết: Âm P và PH đều được học trong phần Âm, ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có “từ ứng dụng” để HS tập đọc và phát triển vốn từ. Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở (bộ phận vần chỉ có 1 nguyên âm), nghĩa là buộc phải dùng từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,….; không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì,… vì 2 lí do: 1) HS chưa được học âm S (trong Sa Pa) và vần ÂM (trong Nậm Pì) và 2) Thông thường, tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ. Mới chỉ được học 5 – 6 tuần mà HS phải đọc và hiểu nghĩa của những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,…. là không phù hợp. Chắc hẳn nhiều người sẽ e ngại vì HS lớp 1, mới đến trường mấy tuần, mà phải đọc, viết và hiểu nghĩa của những từ không quen thuộc như vậy.
Tóm lại, Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua" - ông Hùng khẳng định.
Ông Hùng cũng nói thêm rằng "Trong tiếng Việt, trong khi âm cuối P được mặc nhiên thừa nhận dựa trên hàng loạt cứ liệu thực tế như các từ đã được nêu trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì nhiều nhà Ngữ âm học hàng đầu, “ông tổ” của ngành Ngữ âm học Việt Nam, không coi tiếng Việt có âm đầu P (xem Đoàn Thiện Thuật, Ngữ âm học tiếng Việt, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, trang 157 – 158; Hoàng Tuệ và Hoàng Minh (Cao Xuân Hạo), Remarks on the Phonological Structure of Vietnamese, Vietnamese Studies: No 40, p. 76). Như vậy, nếu có coi tiếng Việt có âm đầu P thì đó không phải là việc hiển nhiên và âm đầu P không phải có vị trí “bình đẳng” như các âm đầu khác trong tiếng Việt. Âm này xuất hiện trong các từ vay mượn như: pi-a-nô/piano, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô, pê-nê-xi-lin,…, các âm tiết được viết liền hoặc có dấu nối. Ngoài ra, âm đầu P có thể xuất hiện ở một số tên riêng (Sa Pa, Nậm Pì,…).
Trong miêu tả ngữ âm học, tất cả các hiện tượng ngữ âm thuộc từ vay mượn mà chưa Việt hóa (pi-a-nô/piano, pê-nê-xi-lin, pê-đan/pêđan, pa-nô/panô,…), tên riêng (Sa Pa, Nậm Pì,…), cùng với từ tượng thanh, từ cổ,… đều thuộc hiện tượng ngữ âm “ngoại biên”, không được lấy làm ngữ liệu để miêu tả hệ thống âm vị của một ngôn ngữ".
Phương Chi
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
" alt=""/>Chủ biên SGK Tiếng Việt 1 lên tiếng về việc bỏ chữ PCụ thể, sự việc diễn ra vào sáng ngày 24/8 trong giờ ra chơi. Nạn nhân là em Trần Quyết T, học sinh lớp 10, Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Nhóm đánh em T. được xác định là các học sinh lớp 11 của trường này.
![]() |
Em Trần Quyết T. đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện. |
Chị Nguyễn Thị Nhung, chị họ của T. cho biết, khi tan học, em được các bạn đưa về nhà, người thân thấy em lịm đi, nhưng chỉ nghĩ bị cảm do thấm mưa. Nhưng đến chiều, thấy tình hình không ổn, gia đình đã quyết định đưa T. lên Bệnh viện Đa khoa Hà Giang để kiểm tra.
Theo chị Nhung, tại đây, các bác sỹ đã yêu cầu mổ gấp vì bệnh nhân bị chảy máu ở bên trong não.
Trao đổi với VietNamNet chiều ngày 26/8, ông Trần Quốc Khánh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm xác nhận sự việc xảy ra trong trường và những người đánh T. đều là học sinh của trường, học trên em một khóa.
“Nguyên nhân dẫn đến sự việc có thể là do mâu thuẫn cá nhân, cụ thể ra sao thì vẫn phải đợi kết luận của cơ quan điều tra” - ông Khánh cho biết.
Theo ông Khánh, nhà trường đã yêu cầu các học sinh liên quan làm bản tường trình và cùng giáo viên chủ nhiệm tới thăm hỏi tình hình sức khỏe của em T.
Ông Khánh cũng cho biết hiện nhà trường đã báo cáo sự việc lên Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang và cơ quan công an địa phương.
Theo thông tin mới nhất từ gia đình T., em vẫn trong tình trạng hôn mê sau ca phẫu thuật và đang được các bác sĩ theo dõi.
Gia đình nạn nhân cũng đã gửi đơn lên các cơ quan chức năng để yêu cầu làm rõ sự việc.
Hiện, vụ việc đang được công an huyện Vị Xuyên tiến hành điều tra.
Thanh Hùng
" alt=""/>Một nam sinh ở Hà Giang bị bạn cùng trường đánh phải nhập việnÔng Hùng Võ - người sáng lập cuộc thi YoungMarketers đã có một số chia sẻ về sự thay đổi trong cuộc thi Young Marketers mùathứ 3.
Mỗi lần trở lại đầu phải gây ấn tượng
- Hầu như chưa có cuộc thi nào lại được đầu tư đến mức có cả bước thi khởiđộng trước cả 4, 5 tháng cho các thí sinh như Young Marketers. Anh có thể chiasẻ lí do từ đâu mà Young Marketers 3 có chặng Warm-up thú vị này?
"Ai lại thấy háo hức, thú vị nữa trong một cuộc hành trình mà họ đã nắm trongtay các chặng đường?". Vì vậy, Young Marketers không được lập trình sẵn trên mộtkhuôn sáo để cứ thế mà đều đặn tổ chức qua năm này tháng nọ.
![]() |
Trước mỗi lần đưa cuộc thi quay lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ khiến cho mỗi sựtrở lại luôn phải ấn tượng hơn, độc đáo hơn, ngoạn mục hơn, khiến cho tất cả đềuphải trông ngóng? Young Marketers đã qua đến mùa thi thứ 3, và lần đầu tiên diễnra với quy mô toàn quốc - cuộc thi bắt buộc phải bước một bước cao hơn, xa hơn,thoát khỏi cái bóng của hai mùa trước.
Và quan trọng nữa là chặng thi Warm – up Marathon này sẽ giúp cho các thí sinhlàm quen, khởi động, nắm bắt được những yêu cầu “khắc nghiệt” cốp mác YoungMarketers và có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức lẫn tinh thần cho cuộc đuachính thức diễn ra vào tháng 9/2014.
Warm-up Marathon- Phép thử tài năng
- Đề tài siêu khó, nhưng tại sao chặng Warm-up lại không hề có bất kì giảithưởng tiền mặt nào cho các nhóm thi?
Sự thật là tôi quyết định tổ chức chặng thi Warm-up Marathon như một phép thử.Dễ dàng nhận ra rằng cuộc thi được tổ chức vào thời điểm các bạn phải đối diệnvới nhiều bài thi khác trong trường học, và rất nhiều bạn yêu thích marketing đã“mệt nhoài” sau nhiều đợt thử lửa của các cuộc thi marketing khác gần đây. Đềthi lại khó với những yêu cầu cao về nội dung lẫn hình thức: các bạn vừa phảigiải bài toán hóc búa, vừa phải thực hiện video clip rất “khó nhằn” gói gọntrong 4 phút.
Cơ hội học hỏi từ các marketer đầu ngành chính là yếu tố quyết định trong phépthử này. Phép thử cho một quan điểm rất thẳng thắn của Young Marketers: YoungMarketers là một sân chơi nhưng không phải đến chỉ để chơi, và không dành cho“tay chơi” không đủ đam mê và kiên trì và không có tinh thần học hỏi thật sự.
![]() |
- Hẳn anh đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào mùa thi thứ 3, dù chỉ mới ở chặng thikhởi động?
Đúng vậy, rất nhiều! Trước tiên là với đề tài gần gũi và có ý nghĩa với thế hệtrẻ, tôi muốn biết các bạn nghĩ gì và sẽ làm gì để giải quyết nó. Ở vòng thi này,có rất nhiều những khó khăn thách thức đặt ra cho các thí sinh, và đây cũngchính là thế giới marketing thật sự - bạn luôn phải giải những bài toán khó,trong điều kiện thiếu thốn về nguồn lực, thời gian lẫn kinh phí. Từ đó, nhữnglời giải hay, hiệu quả, tận dụng được mọi thứ hiện đang có trong tay mới là câutrả lời thật. Young Marketers không tô hồng và lấp lánh hóa thế giới marketing,mà Young Marketers chính là đưa bạn vào một thế giới thật và “khô khốc” như thế.
Anh cũng mong muốn các nhóm thi sẽ là những bạn trẻ đã theo dõi xuyên suốt hànhtrình Young Marketers, qua 2 mùa thi cũng như qua chương trình học YoungMarketers Elite Development. Các bạn nên nhìn lại kiến thức của mình, cũng nhưchủ động tìm hiểu và tham khảo kiến thức đã được chia sẻ từ những buổi học EliteDevelopment. Những việc ấy sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường Young Marketerscủa các bạn.
- Theo điều gì đã thu hút đội ngũ ban giám khảo - đội ngũ chuyên giaMarketing tài năng ở VN quyết định đồng hành cùng Young Marketers?
Như mọi người đã biết, ngày càng có nhiều marketer hàng đầu tại Việt Nam đãcùng tham gia vào hành trình Young Marketers từ mùa 1 đến nay, tiêu biểu như anhNguyễn Đình Toàn, chị Đặng Thu Hà, chị Đặng Hoài An, chị Trần Thị Lan Hương, anhKhoa Nguyễn, chị Nguyễn Thị Mai, anh Nguyễn Quang Trí… Đây đều là những gươngmặt nổi bật trong ngành, là niềm tự hào cho ngành marketing tại Việt Nam.
Được học nhiều, làm nhiều, trải nghiệm nhiều, giờ đây các anh chị và anh đềunhận ra rằng đã đến lúc phải làm điều gì đó có ý nghĩa cho thế hệ sau. Hơn aihết, mọi người đều khao khát có thể truyền lửa và tiếp thêm sức mạnh cho các tàinăng trẻ, để các bạn có thể tiếp nối và cống hiến nhiều hơn nữa cho ngànhmarketing tại Việt Nam, để một ngày nào các marketer Việt sẽ sánh tầm thế giới,như lời anh Nguyễn Đình Toàn đã từng chia sẻ ở mùa đầu tiên!
Young Marketers là một sân chơi mang tính trải nghiệm & định hướng cho những marketer tài năng của Việt Nam trong tương lai. Đây cũng là sáng kiến và được thực hiện bởi công ty REDDER Advertising, và được cố vấn bởi các tên tuổi hàng đầu lĩnh vực marketing & advertising tại Việt Nam. Young Marketers đến 2013 bao gồm 2 hoạt động chính là Young Marketers Contest & Young Marketers Elite Development Program nhằm mục đích định hướng, tìm kiếm và phát triển thế hệ marketing tiếp theo của Việt Nam. |
Thu Anh(thực hiện)
" alt=""/>Young Marketers mùa 3: Ấn tượng với ‘phép thử’ tài năng