Facebook cho biết dự án đã được phát triển nhiều năm song phải nhường sự ưu tiên do dịch Covid-19. Ban đầu, ý tưởng ẩn lượt thích trên các nền tảng của Facebook nhằm làm giảm áp lực cho người dùng. Họ thường cảm thấy bối rối, xấu hổ nếu bài viết của mình không nhận đủ số lượt thích để chứng minh nó phổ biến. Vấn đề này đặc biệt nổi cộm với người dùng trẻ tuổi, đối tượng đánh giá cao những gì mà người khác nghĩ về họ, tới mức sẵn sàng gỡ bỏ các bài viết không được nhiều “like”.
Trên Instagram, mọi người đăng bài để “câu like” với mong ước gây được ảnh hưởng và trở nên nổi tiếng. Điều này khiến trải nghiệm sử dụng Instagram kém chân thực hơn. Trên thực tế, việc đạt được lượt thích hay các hình thức tương tác khác cũng có thể liên quan tới việc đăng nội dung cực đoan, hòng tìm kiếm sự chú ý.
Kết quả là, một số người dùng muốn không gian lành mạnh hơn, không còn nút thích để họ tự do tương tác với bạn bè, người thân hay công chúng mà không cần để ý tới số lượt thích. Tâm lý này góp phần mang đến lứa mạng xã hội khác nhiều hứa hẹn như Minutiae, Vero, Dayflash, Dispo, Poparazzi.
![]() |
Facebook sau khi ẩn lượt thích. |
Dù Facebook và Instagram có thể loại bỏ hoàn toàn nút Thích và đi theo hướng mới, họ nhanh chóng nhận ra thước đo này được tích hợp quá sâu vào trải nghiệm sản phẩm của họ. Những người nổi tiếng ngày nay dùng lượt thích như một hình thức tiền tệ, cho phép họ tính toán khi thỏa thuận với các nhãn hàng. Do đó, xóa nút Thích lại không hợp lý cho những người dùng đó,
Instagram hiểu rằng nếu quyết định thay cho người dùng, họ sẽ khiến người này hoặc người khác nổi giận, theo CEO Adam Mosseri. Cuối cùng, họ quyết định theo đuổi phương án “dĩ hòa vi quý”: để cho người dùng toàn quyền quyết định. Họ có thể chọn ẩn lượt thích hoặc không trên cả Facebook và Instagram.
Trên Facebook, người dùng truy cập Settings & Privacy dưới phần News Feed Settings (News Feed Preference). Từ đây, bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn “Hide number of reactions” để ẩn lượt thích
Vụ đụng độ giữa Nga và Big Tech tiếp tục leo thang sau khi một tòa án phạt Google, Facebook vì không xóa nội dung mà Moscow xác định là bất hợp pháp.
" alt=""/>Facebook và Instagram triển khai tùy chọn ẩn lượt likeNhững tiến bộ công nghệ của TSMC tiếp tục tạo áp lực lên Samsung
Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc thay thế silicon, một vật liệu thiết yếu để sản xuất chất bán dẫn, bằng bitmut, một chất bán kim loại, để giảm đáng kể điện trở và tăng khả năng dòng điện. Do đó, hiệu suất năng lượng sẽ tăng lên mức cao nhất có thể cho các chip bán dẫn.
Trang web công nghệ Hexus, có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết, TSMC và hai trường đại học đã làm việc cùng nhau trong hơn 18 tháng về dự án. MIT đã thực hiện những khám phá quan trọng, trong khi chuyên môn của TSMC cho phép nó được tối ưu hóa và NTU sử dụng phương pháp in thạch bản chùm ion helium của mình để thu hẹp kích thước xuống còn 1nm.
Đầu tháng này, IBM cho biết họ đã thành công trong việc phát triển công nghệ chip bán dẫn với tiến trình 2nm đầu tiên trên thế giới. Thành công của TSMC trong việc tạo ra một bước đột phá đáng kể trong cuộc đua chip bán dẫn tiến trình 1nm dường như khiến đối thủ Samsung của họ rơi vào tình trạng bấp bênh.
Trong ngành kinh doanh sản xuất chipbán dẫn, việc tạo ra một con chip nhỏ là hết sức quan trọng, vì những con chip nhỏ hơn có hiệu suất sử dụng điện tốt hơn và giúp các nhà sản xuất tích hợp nhiều chip hơn trên một tấm wafer.
Hiện tại, TSMC và Samsung là hai công ty duy nhất có khả năng sản xuất chip bán dẫn với tiến trình công nghệ dưới 7nm. Samsung, trước đó đã nói rằng họ hy vọng sẽ trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh đúc bán dẫn theo hợp đồng vào năm 2030. Tuy nhiên, thị phần của Samsung trong năm 2020 chỉ chiếm 17%, trong khi TSMC chiếm thị phần lớn nhất lên tới 54%, theo công ty theo dõi thị trường TrendForce.
Hiện tại, hai công ty đang cạnh tranh trong việc sản xuất chip bán dẫn tiến trình 5nm và 7nm và cả hai đều đang chuẩn bị bắt đầu sản xuất hàng loạt chip bán dẫn tiến trình 3nm vào năm 2022.
Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào việc công ty nào sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt chip bán dẫn tiến trình 3nm đầu tiên. Theo các nhà phân tích trong ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, so với chip 5nm thì chip 3nm có thể giảm kích thước chip và mức tiêu thụ điện năng lần lượt là 35% và 50% cũng như tăng hiệu suất lên 30%.
Hai đối thủ đang đầu tư hàng tỷ USD để cải thiện năng lực sản xuất những con chip bán dẫn nhỏ hơn của họ. TSMC đang mở rộng dây chuyền sản xuất chip 5nm ở bang Arizona (Mỹ) bằng cách đầu tư 12 tỷ USD và cũng tiết lộ kế hoạch bổ sung thêm 5 dây chuyền nữa để sản xuất chip 3nm. Trong khi đó, Samsung cũng chuẩn bị áp dụng công nghệ xử lý bán dẫn 5nm trên các dây chuyền mới sắp được lắp đặt tại nhà máy của họ ở thành phố Austin, bang Texas (Mỹ).
Phan Văn Hòa(theo Koreatimes)
Công ty TNHH Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) cho biết, họ đã tăng sản lượng chip bán dẫn cho ô tô năm 2021 lên 60% so với năm ngoái, trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.
" alt=""/>TSMC gây áp lực lên Samsung trong cuộc đua sản xuất chip