Thời gian qua, nhiều học sinh đã mua thuốc pháo, chất nổ trên mạng xã hội về tự chế pháo nổ (Ảnh: Chí Anh).
Đến trưa cùng ngày, N. đi vào phòng. Khoảng 15 phút sau, mọi người nghe tiếng nổ phát ra trong phòng ngủ nên chạy vào kiểm tra, phát hiện nạn nhân nằm gần cửa phòng ngủ nên vội đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê.
Do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Cơ quan chức năng xác định, N. tự chế pháo trong phòng ngủ gây nổ. Thời điểm xảy ra vụ việc, cha mẹ N. không có nhà.
" alt=""/>Học sinh tử vong khi tự chế pháo nổ trong phòng ngủHiện nay nguyên nhân chính xác gây ra IBS vẫn chưa được hiểu rõ. Do đó chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu IBS. Mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, trong đó giảm đau từ 30%-50%.
Trong cơ thể người mối liên hệ giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương mang tính chất hai chiều và được gọi là trục não ruột.
Các yếu tố như thay đổi tâm lý hoặc tình trạng bệnh lý có thể làm suy giảm một trong nhiều con đường của trục não ruột và gây ra rối loạn chức năng.
Hệ vi khuẩn chí đường ruột là một phần rất quan trọng trong cơ thể con người. Khi thay đổi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn thì đường ruột có vấn đề, sẽ kích thích lên hệ thần kinh, gây ra trạng thái stress, lo âu, căng thẳng, trầm cảm..
Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý cho cơ thể.
Tác dụng của men vi sinh với Hội chứng ruột kích thích
Theo khuyến cáo của Tổ chức Tiêu hóa thế giới (WGO), ngoài các phương pháp như thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng thì bổ sung men vi sinh (probiotic) được coi như một liệu pháp đầu tay, an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ cải thiện IBS. Nghiên cứu của Li B và cộng sự năm 2020 cho thấy men vi sinh có thể là một liệu pháp có lợi cho bệnh nhân IBS.
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường lợi khuẩn và hạn chế sự xâm chiếm của vi khuẩn gây bệnh, bình thường hóa nhu động ruột từ đó giúp giảm thiểu tối ưu các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích.
Men vi sinh chứa Lactobacillus plantarum DSM 9843 được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng trong hỗ trợ giảm các triệu chứng của IBS
Vi khuẩn Lactobacillus có nhiều ở đường tiêu hóa. Có nhiều chủng lợi khuẩn Lactobacillus khác nhau, trong đó, chủng lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843 (Lp.DSM 9843) có khả năng bám dính đặc hiệu tại đường ruột và là chủng có nhiều nghiên cứu lâm sàng nhất, hiệu quả nhất trên IBS hiện nay.
Lactobacillus plantarum DSM 9843 hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của IBS
Năm 2012, Nhà khoa học Ducrotté và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ cải thiện triệu chứng Hội chứng ruột kích thích của Lp.DSM trên 214 bệnh nhân bị IBS trong vòng 4 tuần.
Kết quả cho thấy: Sau 1 tuần sử dụng Lp.DSM 9843 giúp làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của cơn đau bụng, tần suất chướng bụng và cảm giác đi tiêu không hết.
Sau 2 tuần sử dụng Lp.DSM 9843 giúp làm rõ rệt mức độ nghiêm trọng của chướng bụng, cảm giác đi tiêu không hết, giảm tần suất đau bụng. Sau 4 tuần sử dụng, giảm đáng kể các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đi tiêu không hết ở bệnh nhân IBS.
Có đến 98% bệnh nhân đánh giá hiệu quả khá đến tuyệt vời sau sử dụng Lp.DSM 9843.
Lp DSM 9843 hỗ trợ cải thiện triệu chứng trên 95% bệnh nhân IBS
Một nghiên cứu khác tại Đức năm 2021 đánh giá tác dụng của Lp DSM 9843 đối với IBS trên 221 bệnh nhân khi sử dụng thời gian dài đã cho thấy: “Lp DSM 9843 giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, cảm giác đi tiêu không hết,... ở bệnh nhân IBS. Đặc biệt, nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng Lp.DSM 9843 trong thời gian dài là an toàn và nên sử dụng trong thời gian từ 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất”.
Lp DSM 9843 tác động lên Hội chứng ruột kích thích theo 5 cơ chế:
· Liên kết đặc hiệu với tế bào biểu mô ruột: Lp DSM 9843 bám dính tế bào biểu mô ruột giúp cạnh tranh vị trí gắn kết với các vi khuẩn khác. Đến gần các tế bào biểu mô hơn giúp tăng sản xuất và tiết chất nhày từ đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây hại.
· Tăng cường sản xuất Cytokine chống viêm.
· Tăng cường sự đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột.
· Điều hòa nhu động ruột: Lp DSM 9843 giúp bình thường hóa nhu động ruột, giảm tình trạng co thắt gây đau bụng ở IBS.
· Cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Từ đó Lp DSM 9843 giúp làm giảm các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích.
TPBVSK BioGastro•IBS® chứa chủng Lactobacillus plantarum DSM 9843
TPBVSK BioGastro•IBS® là sản phẩm chứa chủng lợi khuẩn Lp DSM 9843, được nhập khẩu nguyên hộp từ Thụy Điển. BioGastro•IBS® bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của Hội chứng ruột kích thích như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn đường ruột.
Sản phẩm được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế Việt Nam, được chứng nhận và khuyến cáo bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO), Chứng nhận an toàn cao cấp GRAS của FDA Hoa Kỳ.
Tìm hiểu thêm về BioGastro•IBS tại biogastroibs.com hoặc tại Shopee. Sử dụng BioGastro•IBS theo liều dùng khuyến cáo 1 viên (10 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843) mỗi ngày, liên tục từ 1-3 tháng. GPQC số: 804/2023/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |
PGS.TS Nguyễn Duy Thắng
(Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội)
" alt=""/>Cải thiện Hội chứng ruột kích thích bằng chủng men vi sinh bám dính đặc hiệuUBND tỉnh Lâm Đồng giao các huyện và TP.Bảo Lộc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với dự án đường cao tốc nói trên.
Những địa phương chưa có Tổ chức phát triển quỹ đất (tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng) hoặc có nhu cầu cần thiết, UBND cấp huyện được ký hợp đồng với một trong số tổ chức phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định.
Trước đó, tại báo cáo gửi UBND tỉnh ngày 26/9, Sở TN&MT Lâm Đồng cho biết theo quy định hiện hành, ngoài Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì tổ chức dịch vụ công về đất đai cũng có nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã có các tổ chức được lập để làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Đối với dự án đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương, UBND các huyện và thành phố nơi có dự án đi qua đã được giao làm chủ đầu tư dự án thành phần về công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Theo Sở TN&MT, về nhiệm vụ lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh đã giao Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh, trực thuộc Sở TN&MT, thực hiện.
Do đó, Sở TN&MT đề xuất không thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại các địa phương nơi có dự án đường cao tốc đi qua. Lý do bởi đã có tổ chức dịch vụ công làm nhiệm vụ này, cụ thể ở đây là Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường và Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh.
Đường cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc – Liên Khương là hai hợp phần của dự án đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương, đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.
Đoạn cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có tổng chiều dài 66km trong đó có 11km đi qua tỉnh Đồng Nai. Mức đầu tư của đoạn cao tốc này dự kiến khoảng 17.000 tỷ đồng, trong đó 6.500 tỷ đồng là vốn ngân sách Nhà nước, sau 20 năm sẽ hoàn vốn.
Có tổng chiều dài 74km, đoạn cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương giai đoạn đầu với chiều rộng đường 17m sẽ có mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương khoảng 1.500 tỷ đồng dành cho bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Thông tin về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc – Liên Khương mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đoạn Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2023, chậm nhất tháng 2/2024. Trong khi đó, đoạn Bảo Lộc – Liên Khương chỉ mới thống nhất phương án thiết kế.