Sau khi khép lại các vòng loại khu vực, những tổ chức chưa thể giành tấm vé mời cuối cùng tham dự giải đấu trị giá 500.000 USD vẫn còn cơ hội thông qua lượng phiếu bầu chọn từ các fan hâm mộ toàn cầu. Danh sách các đội tuyển cạnh tranh lượng phiếu bầu bao gồm: Na`Vi, Team Faceless, LGD Gaming và NP Gaming.
Na`Vi đã để thua một trận duy nhất trong suốt vòng loại gộp của hai khu vực Châu Âu – CIS. Trong khi các team bất bại khác như Vega Squadron và Alliance đều đã lọt vào tới vòng Chung kết khu vực, thì Na`Vi lại bị Team Secret đánh bại.
Phiếu bầu, được tổ chức vote thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội, đã chứng kiến Na`Vi giành được suất cuối cùng tới Epicenter một cách thuyết phục – nhận được hơn 74% số phiếu bầu. Kết quả này không đem lại nhiều sự ngạc nhiên cho những fan hâm mộ Dota 2khi đây là tổ chức nổi danh bậc nhất lịch sử và nó cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của Na`Vi trên truyền thông mạng xã hội.
Na`Vi sẽ cùng với chin team khác giành được vé mời trực tiếp hoặc vượt qua các vòng loại khu vực góp mặt tại vòng bảng LAN của Epicenter, bao gồm: OG, Evil Geniuses, Virtus.pro, Team Liquid, Invictus Gaming, Thunderbirds, Secret, Clutch Gamers và LGD.Forever Young.
Đây không phải là lần đầu tiên phiếu bầu của fan hâm mộ định đoạt “số phận” của các team tại các giải đấu LAN. Beyond the Summit đã tạo ra cái gọi là “redemption votes” trong quá khứ, cho phép các fan bầu chọn cho một team – thất bại tại vòng loại – để tham dự Main Event LAN.
Nhưng trong khi quá trình vote của Beyond the Summit kéo dài cả tháng trời, và chỉ mở cửa cho các chủ nhân sở hưu compendium tham gia, thì Epicenter lại hướng tới số đông – đồng nghĩa với việc team nổi tiếng nhất gần như chắc chắn sẽ giành chiến thắng với lượng phiếu bầu áp đảo.
Epicenter thuộc sở hữu của ESForce, cũng là ông chủ của hai tổ chức Virtus.pro và SK Gaming. Công ty này cũng kiêm luôn mảng phụ trách truyền thông cho Na`Vi, do đó Epicenter hiển nhiên mong muốn sự góp mặt của cựu vô địch The International 2011.
Main Event của Epicenter sẽ diễn ra từ 04-11/6 tới đây.
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[Dota 2] Na`Vi giành quyền tham dự Epicenter sau khi giành chiến thắng vòng fan vote onlineĐiều quan trọng là Mai Quang Nam vẫn có thêm được những bài rap khá hay, mới nhất là bài "Củ lạc" mà cậu sinh viên này đã tung bản demo trên YouTube. Giống như chất của bài "Người âm phủ" trước thì bài "Củ lạc" cũng đầy ắp những câu "thả thính" khiến nhiều bạn trẻ thích thú.
Dưới đây là phần sưu tầm lời bài hát "Củ lạc" các phiên bản khác nhau hiện nay.
![]() |
Lạy chúa trên cao turn down for what
Hôm nay con không muốn đi ra đường bị mất cắp
Vậy mà lớ ngớ thế nào lại bị rơi mất trái tim
Này em gì ơi cho anh xin lại, biết thì đừng lặng im
Từ lúc em đến anh đã thấy có cái gì sai sai
Thân hình bé nhỏ mà sao lại có cả một mặt trời trên vai
Điện thoại anh dùng á? Ừ thì là ai phôn
Nhưng điều anh thích bây giờ á? Lại à được ai hôn
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Anh đẹp trai thế này mà em lại để anh ế ư
Mắt tuy không to, da cũng không được trắng
Nhưng anh cũng chẳng lùn, vẫn được mét bảy tư
Một cộng một thì ai cũng biết bằng hai
Thích em là đúng, thì anh chẳng bao giờ sai
Chuyện tương lai thì anh chưa có dám nói
Thôi thì cho anh thích em nốt, từ hôm nay đến mai
Đứng cạnh Nam Tào thì có anh Bắc Đẩu
Đứng cạnh em sao anh nóng đến bốc hơi như một nồi lẩu
Nhận lời yêu anh đi rồi anh đưa ra Phan ăn thịt bò
Ăn càng nhiều càng béo càng xinh cho nên em đừng lo
Một chút thương nhớ chẳng ai gọi là yêu
Nhưng anh chẳng biết bị làm sao khi nhớ em từ sáng đến chiều
Nụ cười em đánh rơi, anh vội nhặt lấy
Kể từ ngày hôm ấy anh trở thành gã tương tư
Nắng chiều đã tắt qua những tán cây
Còn nụ cười em bao giờ mới tắt trong lòng anh đây?
Em dựng lên những khoảng cách, vẽ ra bao rào cản
Nhưng xin lỗi em luôn dăm ba khó khăn vớ vẩn anh không ngán
Trà đổ vào sữa, hay sữa đổ vào trà
Anh đổ em hay em đổ anh thì cũng như vậy mà
Baby you so nice, anh chẳng thể hiểu em còn đi đang tìm điều gì
Trong khi anh chính là Mr Right
Lạy chúa trên cao turn down for what
Hôm nay con không muốn đi ra đường bị mất cắp
Vậy mà lớ ngớ lại bị rơi mất trái tim
Này em gì ơi cho anh xin lại, biết thì đừng lặng im
" alt=""/>Lời bài hát 'Củ lạc', cảm hứng 'thả thính' mới của tác giả 'Người âm phủ'Trên một màn hình giữa vô số màn hình thiết lập khác của Facebook, một nơi mà rất ít người từng đặt chân đến, có một danh sách gồm những nơi mà có thể bạn chưa bao giờ nghe tới, nhưng tất cả những nơi đó đều khẳng định là họ biết bạn. Nó là biểu tượng cho những vấn đề bảo vệ dữ liệu mà Facebook đang phải đối mặt sau khi vụ bê bối Cambridge Analytica bị phanh phui, là biểu tượng của sự thật đau lòng là những vấn đề này đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Facebook, và cuối cùng là biểu tượng của những giải pháp dễ dàng mà công ty hoàn toàn có thể thực hiện – nếu họ có đủ can đảm.
Danh sách này là tập hợp "các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác". Bạn có thể tìm thấy nó ở trang tùy chọn quảng cáo của mình, bên dưới danh sách các chủ đề được đề xuất bởi thuật toán mà Facebook nghĩ bạn có hứng thú (nếu bạn là người dùng Facebook thường xuyên, những chủ đề này thường khá chính xác, nhưng nếu không, chúng nhiều khả năng sẽ sai một cách khá nực cười).
Một người bình thường chắc chắn sẽ nghĩ rằng: danh sách các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác chắc chắn sẽ có chứa... các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác, phải không? Chỉ đúng một phần thôi. Tab "Nhà quảng cáo có trang web hoặc ứng dụng bạn đã dùng" đúng như tên gọi của nó – nếu bạn từng đăng nhập vào một trang web hoặc một ứng dụng thông qua Facebook, công ty đó sẽ biết bạn là ai và có thể những quảng cáo của mình tới bạn. Điều này cũng tương tự nếu bạn truy cập vào trang web có pixel theo dõi của Facebook ("Người bạn đã ghé thăm"), hay dễ thấy nhất là nếu bạn từng click chuột vào một quảng cáo nào đó trong quá khứ ("Whose ads you've clicked").
Nhưng danh sách lớn nhất có tên "Những nhà quảng cáo đã thêm danh sách liên hệ của họ vào Facebook". Và đối với người viết, đó là một danh sách dài với những công ty bạn chưa từng liên hệ, tương tác hay thậm chí là... biết đến sự tồn tại của nó.
Lời giải thích của Facebook cho danh sách này đơn giản đến không ngờ: "Các nhà quảng cáo này đang chạy quảng cáo bằng danh sách liên hệ họ đã tải lên có bao gồm thông tin liên hệ của bạn. Thông tin này được thu thập bởi các nhà quảng cáo, nhiều khả năng là sau khi bạn chia sẻ địa chỉ email của bạn với họ hoặc với những doanh nghiệp khác mà họ là đối tác"
Các nhà quảng cáo không được phép mua một danh sách địa chỉ email và tải chúng lên, hoặc thu thập chúng từ internet và đăng nhập vào dịch vụ của mình mà không được sự đồng ý của chủ nhân những email đó. Điều đó không những vi phạm các bộ luật bảo vệ dữ liệu của nhiều quốc gia, mà còn đi ngược với điều khoản dịch vụ của Facebook, vốn yêu cầu các nhà quảng cáo "cung cấp những thông báo một cách phù hợp và bảo đảm mọi sự đồng thuận cần thiết từ các chủ thể của dữ liệu".
Thế nhưng, những điều khoản dịch vụ ấy vẫn không thể ngăn cản điều này xảy ra. Những cám dỗ của việc mở rộng quảng cáo, dù chỉ một chút, cũng là quá mạnh mẽ. Những nhà môi giới dữ liệu "mờ ám" sẽ rất vui lòng khi bán cho bạn một danh sách địa chỉ email được thiết lập một cách hoàn hảo cho nhà hàng của bạn để quảng cáo chẳng hạn, và ngay cả khi bạn không muốn mất tiền, bạn chỉ việc... lướt dark web và tải về hàng triệu email trôi nổi ở đó suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn bất lực. Facebook cho phép bạn chọn không tham gia chương trình quảng cáo của những công ty đó nữa, chỉ bằng cách nhấp vào dấu cộng ở góc trang. Tất cả những gì bạn phải làm là dành một chút thời gian để nhấp vào một nút nhỏ 174 lần liên tiếp và bạn sẽ được thoát khỏi "nanh vuốt" của những công ty đó – ít nhất là cho đến khi 174 công ty khác quyết định tải lên thông tin của bạn.
Nói cách khác, Facebook chỉ cho bạn chút "ảo tưởng" về quyền lực của mình. Bạn không thể nói với Facebook rằng đại đa số những công ty trên không thể nào có được email của mình một cách hợp pháp. Bạn không thể "rút lui" khỏi tất cả các trang cùng một lúc, và chắc chắn là bạn sẽ không thể đề nghị Facebook chấm dứt hành động cho phép các công ty định hướng quảng cáo một cách dễ dàng như vậy.
Khi nền tảng chính thức tung ra các chính sách bảo mật mới để tuân thủ Bộ Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của châu Âu, Facebook đã nhanh chóng "chặn họng" một số nhà quan sát – những người tin rằng để tuân thủ pháp luật, hãng sẽ phải cung cấp tùy chọn để người dùng có thể rút lui khỏi những quảng cáo nhắm mục tiêu một cách hoàn toàn. Thay vào đó, Facebook đã đưa ra một cách tiếp cận "nhẹ nhàng" hơn, cho phép người dùng giới hạn các loại dữ liệu mà nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nhắm mục tiêu ấy thực sự không có gì to tát.
Điều đó có thể đúng. Nhưng liệu sẽ có bao nhiêu người dùng, sau khi nhìn nhận tình trạng của hệ thống quảng cáo nhắm mục tiêu ngày nay, sau khi nhìn các tùy chọn quảng cáo của họ, có thể kết luận rằng Facebook đã làm đúng và mọi thứ đều hoạt động đúng như dự kiến?
" alt=""/>Các công ty bạn chưa từng tương tác có thể đưa bạn “vào tầm ngắm” như thế nào?