Nhiều cô gái diện crop-top,ữmặchởgiữatrờiđôvàng hôm nay váy ngắn bất chấp thời tiết giá lạnh, khiến không gian concert thứ tư của 'Anh trai say hi' trở thành một sàn diễn thời trang nhiều màu sắc, chiều 9/12.
Trên một màn hình giữa vô số màn hình thiết lập khác của Facebook, một nơi mà rất ít người từng đặt chân đến, có một danh sách gồm những nơi mà có thể bạn chưa bao giờ nghe tới, nhưng tất cả những nơi đó đều khẳng định là họ biết bạn. Nó là biểu tượng cho những vấn đề bảo vệ dữ liệu mà Facebook đang phải đối mặt sau khi vụ bê bối Cambridge Analytica bị phanh phui, là biểu tượng của sự thật đau lòng là những vấn đề này đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Facebook, và cuối cùng là biểu tượng của những giải pháp dễ dàng mà công ty hoàn toàn có thể thực hiện – nếu họ có đủ can đảm.
Danh sách này là tập hợp "các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác". Bạn có thể tìm thấy nó ở trang tùy chọn quảng cáo của mình, bên dưới danh sách các chủ đề được đề xuất bởi thuật toán mà Facebook nghĩ bạn có hứng thú (nếu bạn là người dùng Facebook thường xuyên, những chủ đề này thường khá chính xác, nhưng nếu không, chúng nhiều khả năng sẽ sai một cách khá nực cười).
Một người bình thường chắc chắn sẽ nghĩ rằng: danh sách các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác chắc chắn sẽ có chứa... các nhà quảng cáo mà bạn từng tương tác, phải không? Chỉ đúng một phần thôi. Tab "Nhà quảng cáo có trang web hoặc ứng dụng bạn đã dùng" đúng như tên gọi của nó – nếu bạn từng đăng nhập vào một trang web hoặc một ứng dụng thông qua Facebook, công ty đó sẽ biết bạn là ai và có thể những quảng cáo của mình tới bạn. Điều này cũng tương tự nếu bạn truy cập vào trang web có pixel theo dõi của Facebook ("Người bạn đã ghé thăm"), hay dễ thấy nhất là nếu bạn từng click chuột vào một quảng cáo nào đó trong quá khứ ("Whose ads you've clicked").
Nhưng danh sách lớn nhất có tên "Những nhà quảng cáo đã thêm danh sách liên hệ của họ vào Facebook". Và đối với người viết, đó là một danh sách dài với những công ty bạn chưa từng liên hệ, tương tác hay thậm chí là... biết đến sự tồn tại của nó.
Lời giải thích của Facebook cho danh sách này đơn giản đến không ngờ: "Các nhà quảng cáo này đang chạy quảng cáo bằng danh sách liên hệ họ đã tải lên có bao gồm thông tin liên hệ của bạn. Thông tin này được thu thập bởi các nhà quảng cáo, nhiều khả năng là sau khi bạn chia sẻ địa chỉ email của bạn với họ hoặc với những doanh nghiệp khác mà họ là đối tác"
Các nhà quảng cáo không được phép mua một danh sách địa chỉ email và tải chúng lên, hoặc thu thập chúng từ internet và đăng nhập vào dịch vụ của mình mà không được sự đồng ý của chủ nhân những email đó. Điều đó không những vi phạm các bộ luật bảo vệ dữ liệu của nhiều quốc gia, mà còn đi ngược với điều khoản dịch vụ của Facebook, vốn yêu cầu các nhà quảng cáo "cung cấp những thông báo một cách phù hợp và bảo đảm mọi sự đồng thuận cần thiết từ các chủ thể của dữ liệu".
Thế nhưng, những điều khoản dịch vụ ấy vẫn không thể ngăn cản điều này xảy ra. Những cám dỗ của việc mở rộng quảng cáo, dù chỉ một chút, cũng là quá mạnh mẽ. Những nhà môi giới dữ liệu "mờ ám" sẽ rất vui lòng khi bán cho bạn một danh sách địa chỉ email được thiết lập một cách hoàn hảo cho nhà hàng của bạn để quảng cáo chẳng hạn, và ngay cả khi bạn không muốn mất tiền, bạn chỉ việc... lướt dark web và tải về hàng triệu email trôi nổi ở đó suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn bất lực. Facebook cho phép bạn chọn không tham gia chương trình quảng cáo của những công ty đó nữa, chỉ bằng cách nhấp vào dấu cộng ở góc trang. Tất cả những gì bạn phải làm là dành một chút thời gian để nhấp vào một nút nhỏ 174 lần liên tiếp và bạn sẽ được thoát khỏi "nanh vuốt" của những công ty đó – ít nhất là cho đến khi 174 công ty khác quyết định tải lên thông tin của bạn.
Nói cách khác, Facebook chỉ cho bạn chút "ảo tưởng" về quyền lực của mình. Bạn không thể nói với Facebook rằng đại đa số những công ty trên không thể nào có được email của mình một cách hợp pháp. Bạn không thể "rút lui" khỏi tất cả các trang cùng một lúc, và chắc chắn là bạn sẽ không thể đề nghị Facebook chấm dứt hành động cho phép các công ty định hướng quảng cáo một cách dễ dàng như vậy.
Khi nền tảng chính thức tung ra các chính sách bảo mật mới để tuân thủ Bộ Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu (GDPR) của châu Âu, Facebook đã nhanh chóng "chặn họng" một số nhà quan sát – những người tin rằng để tuân thủ pháp luật, hãng sẽ phải cung cấp tùy chọn để người dùng có thể rút lui khỏi những quảng cáo nhắm mục tiêu một cách hoàn toàn. Thay vào đó, Facebook đã đưa ra một cách tiếp cận "nhẹ nhàng" hơn, cho phép người dùng giới hạn các loại dữ liệu mà nhà quảng cáo có thể nhắm mục tiêu, đồng thời nhấn mạnh rằng việc nhắm mục tiêu ấy thực sự không có gì to tát.
Điều đó có thể đúng. Nhưng liệu sẽ có bao nhiêu người dùng, sau khi nhìn nhận tình trạng của hệ thống quảng cáo nhắm mục tiêu ngày nay, sau khi nhìn các tùy chọn quảng cáo của họ, có thể kết luận rằng Facebook đã làm đúng và mọi thứ đều hoạt động đúng như dự kiến?
" alt=""/>Các công ty bạn chưa từng tương tác có thể đưa bạn “vào tầm ngắm” như thế nào?![]() |
Ảnh: VinaPhone |
Theo thông báo từ các nhà mạng, hạn cuối cho chủ thuê bao hoàn thiện thông tin, ảnh chân dung là ngày 24/4/2018. Sau ngày này, số thuê bao chưa cập nhật đủ thông tin có khả năng sẽ bị khóa một chiều.
Ai phải nộp ảnh chân dung cho nhà mạng?
Theo đó, các thuê bao hòa mạng trước ngày Nghị định 49 có hiệu lực (24/4/2017), chủ thuê bao phải cung cấp ảnh chụp chủ thuê bao cho doanh nghiệp viễn thông.
Nếu quá hạn quy định mà chủ thuê bao không thực hiện, doanh nghiệp có quyền khóa một chiều sau 15 ngày gửi tin nhắn và khóa hai chiều sau 15 ngày tiếp theo.
Quy định này chính thức có hiệu lực từ 24/4/2018.
Người dùng có thể kiểm tra thông tin thuê bao của mình bằng cú pháp: TTTB gửi 1414. Thông tin trả về sẽ là: họ tên; ngày sinh; số CMND (hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước), nơi cấp giấy tờ tùy thân; danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với thuê bao là cá nhân); tên tổ chức, số giấy chứng nhận pháp nhân (đối với thuê bao là tổ chức).
Cách thức bổ sung ảnh chủ thuê bao cho các nhà mạng
Khách hàng có thể trực tiếp tới các điểm giao dịch của các nhà mạng để bổ sung ảnh chân dung.
Tại các điểm giao dịch, khách hàng sẽ được nhân viên nhà mạng trực tiếp phục vụ việc chụp ảnh và tiếp nhận bổ sung thông tin từ CMND/Thẻ căn cước/hộ chiếu.
Ngoài ra, để đỡ tốn kém thời gian và công sức, khách hàng cũng có thể bổ sung thông tin và ảnh chân dung bằng hình thức online.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Viettel
Người dùng kiểm tra xem mình có nằm trong diện cần bổ sung thông tin và ảnh chân dung hay không là ở đây.
Nếu thông tin trả về "Thuê bao không nằm trong danh sách cần cập nhật lại thông tin theo nghị định 49/2017/NĐ-CP." tức là khách hàng đã đầy đủ thông tin và ảnh chân dung chủ thuê bao.
Nếu kết quả kiểm tra trả về có nội dung như: "Thuê bao cần chuẩn hóa thông tin, bổ sung CMND, ảnh chụp chân dung KH" thì người dùng cần bổ sung thông tin thuê bao, phổ biến nhất là trường hợp thiếu ảnh chân dung.
Người dùng smartphone hoàn toàn có thể bổ sung thông tin và ảnh ngay ở nhà bằng ứng dụng My Viettel.
Tải ứng dụng My Viettel về smartphone từ Google Play hoặc App Store với các máy dùng hệ điều hành Android hay iOS tương ứng.
Sau đó đăng ký tài khoản My Viettel bằng số điện thoại cần kiểm tra.
Tiếp đến chúng ta bổ sung thông tin bằng cách bấm vào phần ảnh đại diện, và chọn tiếp vào dòng thông báo "Quý khách bổ sung thông tin hồ sơ bấm vào đây"...
![]() |
Bắt đầu bổ sung thông tin bằng cách bấm vào phần ảnh đại diện. |
![]() |
Bấm tiếp vào dòng thông báo "Quý khách bổ sung thông tin hồ sơ bấm vào đây"... |
Ở các mục ảnh chân dung và ảnh chụp chứng minh thư 2 mặt, chúng ta có thể chọn tải ảnh có sẵn trong điện thoại hoặc chọn chụp trực tiếp.
![]() |
Sau khi bổ sung thông tin thuê bao sẽ có thông báo chờ phê duyệt như trên. |
Nếu thông tin bổ sung là đúng và được Viettel cập nhật thì chúng ta sẽ nhận được tin nhắn phê duyệt thành công từ đầu số 155. Ngược lại, nếu thông tin thuê bao không chính xác hoặc bị nghi ngờ thông tin giả thì sẽ có tin nhắn từ chối phê duyệt thông qua đầu số 155.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Vinaphone
Cách 1:
Gửi email tới địa chỉ: [email protected]
Nếu thông tin chính chủ, bạn vui lòng chụp ảnh mặt trước, mặt sau CMND, ảnh chân dung của bạn và mặt sau SIM gửi về email: [email protected].
Khi gửi bạn nhớ ghi rõ Cập nhật TTTB cho SĐT xxx. Riêng SIM học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn bắt buộc ra điểm giao dịch để được hỗ trợ.
Cách 2:
Vào trang web http://my.vinaphone.com.vn/ cập nhật ảnh 2 mặt CMND và ảnh chân dung để bổ sung thông tin. Tại mục cập nhật hợp đồng, bạn có thể chụp ảnh mặt sau của SIM để bổ sung nếu không tìm thấy hợp đồng.
![]() |
Cập nhật thông tin thuê bao và ảnh chân dung trên trang web myvinaphone |
Ngoài ra, khách hàng cũng có thể bổ sung ảnh chân dung qua qua fanpage: VNPT VinaPhone, qua Ứng dụng My VinaPhone.
Cách bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao MobiFone
Trong khi đó, đại diện của MobiFone cho biết, nhà mạng này sẽ triển khai cập nhật theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 đối với thuê bao có thời gian hòa mạng dưới 5 năm.
Giai đoạn 2 tổ chức triển khai mời khách hàng cập nhật thông tin thuê bao cho nhóm thuê bao có thời gian hòa mạng trên 5 năm.
Các khách hàng khi đến cửa hàng MobiFone giao dịch đều được nhân viên MobiFone kiểm tra dữ liệu thông tin. Trường hợp thuê bao thiếu thông tin theo yêu cầu Nghị định 49 sẽ được cập nhật trước khi thực hiện các giao dịch khác.
Để kiểm tra SIM của mình đã đăng ký hay chưa, người dùng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp TTTB gửi đến số 1414. Cú pháp này đúng với tất cả các nhà mạng di động.
|
H.N. (tổng hợp)
Các nhà mạng đồng loạt triển khai nội dung Nghị định 49 của Chính phủ trong việc bổ sung ảnh chân dung, hoàn thiện thông tin cá nhân thuê bao.
" alt=""/>Cách tra cứu và bổ sung nhanh ảnh chân dung thông tin cho thuê bao Viettel, VinaPhone và MobiFoneGoogle đã thử sức với thực tế ảo trong vài năm. Ban đầu, hãng có Cardboard, một phiên bản VR giá rẻ, cho phép người dùng tự chế một headset mà không cần gì khác ngoài điện thoại, 2 ống kính, 1 hộp bìa cứng. Năm 2016, Google lại trình làng Daydream, về cơ bản là Cardboard nhưng gồm một headset thời trang hơn để đặt điện thoại vào, điều khiển từ xa và vài yêu cầu kỹ thuật tối thiểu.
Đầu tháng 5, tại sự kiện I/O, công ty giới thiệu một thứ hấp dẫn hơn nhiều: headset thực tế ảo độc lập. Họ làm việc cùng đối tác HTC và Lenovo để phát triển headset này và chuẩn bị phát hành trong năm nay (dù chưa rõ ngày), giá bán vài trăm USD. Đây thực sự là điều tuyệt vời vì headset VR thường yêu cầu máy tính chơi game đắt đỏ để chạy được còn headset mới của Google không cần thiết bị nào đi kèm.
Nếu thành công, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc đưa thực tế ảo trở thành xu hướng phổ biến.
![]() |
“Sát thủ iPhone” sắp được cập nhật. Năm ngoái, Google trình làng smartphone cao cấp Pixel, được thiết kế để đối đầu với Apple và trình diễn những gì tốt nhất của Android. Thiết bị thu được thành công vang dội, nhận được nhiều đánh giá tích cực.
" alt=""/>Google sẽ ra mắt gì trong năm nay?