@adyingnobody tuyên bố nắm giữ nhiều dữ liệu mật của giới KOL ngành tiền số. Ảnh: Getty.
Tài khoản @adyingnobody nói rằng anh ta đã viết một phần mềm để tự động ghi nhận lại tin nhắn của những người có sức ảnh hưởng trong thị trường tiền số từ tháng 10/2019 đến nay. Người này tuyên bố lượng dữ liệu thu thập được nặng khoảng 137 GB.
@adyingnobody chia sẻ anh ta trở nên giàu có nhờ đọc được tin nhắn trong các nhóm của quỹ đầu tư (Ventures Capital) và biết được nhiều bí mật về những chiêu trò lừa đảo để làm giàu của giới KOL tiền mã hóa.
“Tôi đang chết dần bởi căn bệnh của mình. Nhưng tôi phải làm điều này để giải phóng cảm giác tội lỗi”, @adyingnobody viết.
Người dùng này cho biết sẽ lần lượt công bố những tài liệu mật bản thân nắm giữ từ ngày 15/6. Trong đó bao gồm dữ liệu của những người nổi tiếng trong giới đầu tư tiền số, có 800-1 triệu người theo dõi trên Twitter. @adyingnobody tiết lộ rằng tập thông tin bao gồm những cuộc nói chuyện về chủ đề phân biệt chủng tộc, kỳ thị đồng tính, ngoại tình, tấn công tình dục, ấu dâm, ám sát… Đồng thời, dữ liệu về những vụ lừa đảo, rugpull cũng được nhắc đến.
Ngoài ra, người dùng này tuyên bố nắm giữ cả tin nhắn từ những người sáng lập dự án nằm trong trong nhóm 200 đồng tiền số lớn nhất, các mô hình DeFi, stablecoin, sàn giao dịch…
Bài đăng của người dùng này nhận được hơn 5.700 lượt chia sẻ từ sau khi đăng tải.
Tuy nhiên, độ tin cậy của những phát ngôn @adyingnobody đưa ra cần được xác minh bởi tài khoản này hoàn toàn ẩn danh và không có chứng cứ cụ thể. Trả lời The Block, người phát ngôn từ Telegram cho biết bài đăng này có dấu hiệu của một trò lừa đảo, người đăng bài có thể muốn tấn công những người tải tệp xuống để đánh cắp mã bảo mật ví tiền số.
Làm KOL tiền số trở thành một nghề với mức thu nhập tốt khi lĩnh vực này trở nên phổ biến. Tài khoản Twitter @zachxbt, vốn được tin cậy trong giới tiền mã hóa và có hơn 200.000 lượt theo dõi, vào tháng 5 công bố bản danh sách người nổi tiếng và các tài khoản có ảnh hưởng nhận đăng bài lăng xê dự án tiền mã hóa, cùng với chi phí đi kèm.
Chủ tài khoản @zachxbt cho biết đã mua bảng danh sách từ một công ty tiếp thị tiền mã hóa giấu tên. Theo bảng giá, một bài đăng hoặc một lượt retweet lăng xê tiền mã hóa dao động từ 300-35.000 USD.
Mặc dù hành động nhận tiền để quảng cáo của những người nổi tiếng không được xem là phạm pháp, nhiều người trong cộng đồng tiền mã hóa vẫn tỏ ra bất bình vì những nhân vật nổi tiếng này đang lợi dụng danh tiếng để lăng xê những dự án tiền mã hóa kém chất lượng, có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin.
(Theo Zing)
Doanh thu của thợ đào giảm sâu theo giá Bitcoin nhưng tỷ lệ băm vẫn ở mức cao, cho thấy nhiều trại lớn vẫn đang bật máy đào.
" alt=""/>Một người tuyên bố biết rõ mọi trò bẩn trong ngành tiền sốPhiên bản iOS 16 được Apple giới thiệu tại sự kiện WWDC 2022. Táo khuyết dành nhiều thời gian để nói về thay đổi trên màn hình khóa, khi người dùng có thể tùy biến khu vực này với nhiều hình ảnh, widget và tối ưu thông báo. Ảnh: Apple.
![]() |
Sau tính năng lựa chọn văn bản trong hình ảnh (Live Text) ở iOS 15, Apple tiếp tục ứng dụng công nghệ máy học để đưa ra tính năng chọn và tách vật thể trong hình. Máy có thể lựa chọn người, động vật hoặc một số vật thể quen thuộc. Hình ảnh khi được tách khỏi nền có thể sử dụng để dán vào một số ứng dụng như Messages, Photos. Tính năng này chỉ hỗ trợ iPhone XR/XS trở về sau. Ảnh: Apple. |
![]() |
Ngoài ra, máy cũng có thể trích xuất văn bản trong video. Người dùng có thể dừng video đang phát bất kỳ, giữ tay vào màn hình để lựa chọn văn bản, giống như Live Text với ảnh tĩnh. Tính năng này cũng yêu cầu thiết bị sử dụng chip từ A12 Bionic. Ảnh: Apple. |
![]() |
Trên iOS 16, người dùng có thêm tùy chọn để bảo vệ thư mục ảnh ẩn và vừa xóa. Mặc định, thư mục này sẽ bị khóa lại, và người muốn xem sẽ phải sử dụng mật khẩu hoặc các phương pháp sinh trắc học để mở. Trước đây, 2 thư mục nói trên được để cuối danh sách trong ứng dụng Photos, nhưng không có lớp bảo vệ nào. Tính năng này cũng được đưa lên iPadOS và macOS Ventura. Ảnh: The Verge. |
![]() |
Đến tận phiên bản iOS 16, Apple mới cung cấp tính năng xem mật khẩu mạng WiFi đã lưu. Theo MacRumors, tính năng này được đưa vào phiên bản iOS 16 thử nghiệm dù Apple chưa công bố. Người dùng sẽ phải xác thực bằng mã khóa, Face ID hoặc Touch ID để xem lại mật khẩu mạng đã lưu. Ảnh: MacRumors. |
![]() |
Apple đã công bố một bổ sung quan trọng mới cho khả năng bảo mật của các nền tảng iPhone, iPad và Mac có tên là Rapid Security Response. Tuy không đi sâu vào chi tiết cách thức hoạt động, nhưng Apple hứa hẹn với công cụ này, các thiết bị của hãng có thể tải bản cập nhật bảo mật nhanh hơn. Máy không còn phải cài cả một bản cập nhật iOS với dung lượng lớn, mất thời gian như trước, mà có thể tải và cài đặt riêng cập nhật bảo mật. Ảnh: MacRumors. |
![]() |
Phiên bản macOS Ventura cũng mang lại chức năng mới cho iPhone. Người dùng có thể lấy iPhone làm webcam, với chất lượng tốt hơn so với webcam của MacBook. Apple minh họa bằng hình ảnh iPhone 13 Pro được gắn ở phần phía trên của màn hình một chiếc MacBook Pro. Tính năng này còn hỗ trợ chế độ đặc biệt như Center Stage và Portrait Mode. Ảnh: Apple. |
![]() |
iOS 16, iPadOS 16, watchOS 9 và macOS Ventura đều sẽ được Apple phát hành vào mùa thu năm nay. Hiện những nhà phát triển đã có thể cài đặt phiên bản thử nghiệm, nhưng chúng vẫn còn nhiều lỗi, chưa thể hoạt động ổn định. Ảnh: Xuân Sang. |
Apple đã trình diễn iOS 16 tại WWDC 2022 với nhiều thay đổi, bao gồm màn hình khóa mới, cải tiến cho ứng dụng nhắn tin, ví, bản đồ…
" alt=""/>Những tính năng thú vị ít được đề cập trên iOS 16Học trò mổ xẻ lí do chán lịch sử
Chủ đề tại sao học sinh quay lưng với môn lịch sử và làm thế nào để các em học tốt và yêu môn học này một lần nữa được 85 học sinh có thành tích xuất sắc về môn Lịch sử cùng học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng Hà Nội cùng nhau bàn luận.
Đào Duy Tân, học sinh Trường THPT chuyên Thái Bình cho biết ở lớp em học sinh không chú ý học môn này vì kiến thức trên lớp quá khô khan. Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng cho rằng học sinh không ghét môn Lịch sử docách dạy Sử ở trường em có nhiều điều mới lạ".
![]() |
Rufino, học sinh người Tây Ban Nhà và chia sẻ đáng suy ngẫm về tình yêu môn Lịch sử. |
Đức Mạnh, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng SGK môn Lịch sử không hấp dẫn học sinh, hơn 100 trang SGK chỉ 10 hình minh họa rất đơn điệu
Theo Mạnh, về khác quan nhà trường và các tổ chức cần có nhiều cuộc thi về lịch sử để học trò hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Giáo viên phải truyền được cảm hứng cho học sinh; các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải truyền thông các câu chuyện lịch sử. Ví dụ như em sang Singapore thấy họ treo những bức hình nhân vật lịch sử ở những nơi công cộng. Những chi tiết nhỏ như vậy phần nào cho thấy họ rất quan tâm tới lịch sử dân tộc.
Trịnh Hương Giang, học sinh 12D5 THPT Phan Đình Phùng thẳng thắn cho rằng môn Lịch sử hiện vẫn yêu cầu học thuộc lòng, học vẹt, thiên về lý thuyết.
Lê Thị Thu Uyên, Ninh Bình cho rằng hiện trên truyền hình có quá ít các phim về lịch sử VN. Nhiều bạn trẻ hiện giờ biết rõ lịch sử Trung Quốc, Hàn Quốc hơn lịch sử dân tộc vì ngày nào truyền hình cũng chiếu các phim của lịch sử các nước này.
Nguyễn Việt Hùng, học sinh ở tỉnh An Giang kiến nghị cần cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử để học sinh được trực quan, ghi nhớ kiến thức thực tế.
Rufino Aybar, HS lớp 11D1 Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho biết: "Em theo bố mẹ từ Tây Ban Nha sang Việt Nam từ lớp 1. Bản thân em đã xem nhiều bộ phim về lịch sử Việt Nam và rất yêu thích nhưng gần đây Bộ GD-ĐT lại bỏ bớt kiến thức môn Lịch sử trong chương trình nên em rất tiếc”.
Học sinh người Tây Ban Nha này hi vọng: “Chương trình sách giáo khoa cần thay đổi để phù hợp với thanh thiếu niên ngày nay. Học sinh cần thêm các tranh ảnh, phim tài liệu về lịch sử dân tộc cũng như có các cuộc thi tìm hiểu về nhân vật lịch sử cùng các cuộc tham quan thực tế để nuôi dưỡng tình yêu môn Lịch sử của thế hệ trẻ",
Có ý kiến cũng cho rằng lịch sử cần phản ánh khách quan sự kiện, không chỉ lúc nào địch cũng thua, ta cũng thắng.
Tiếng nói của giáo viên, giáo sư
Cô giáo Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên Lịch sử THPT Phan Đình Phùng chia sẻ hiện phụ huynh, học sinh rất thực dụng. Phụ huynh không cho con theo đuổi môn Lịch sử vì các trường không tuyển, sợ tương lai của con không tốt.
Đồng tình với học sinh rằng kiến thực lịch sử hiện giờ quá nhiều, trong khi thời lượng dạy môn học này quá ít khiến giáo viên phải tìm cách để truyền tải hết lượng kiến thức đó đến với học sinh.
Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử chưa thực sự hiệu quả. Nhiều nơi vẫn duy trì lối dạy truyền thống, thầy dạy trò chép.
Thứ ba là xã hội hiện nay coi trọng các môn khoa học tự nhiên, điều này phần nào khiến môn Lịch sử bị coi nhẹ. Thực tế, nhiều học sinh cho biết các em rất thích nghe về những câu chuyện lịch sử nhưng lại không chọn làm môn thi vì lý do là cha mẹ không đồng ý cho con thi môn này.
![]() |
Ông Vũ Minh Giang (ngoài cùng bên trái) cùng lãnh đạo TƯ Đoàn TNCS HCM và lãnh đạọ Trường THPT Phan Đình Phùng tại tòa đàm chiều 11/1. |
Chủ trì buổi tọa đàm, ông Vũ Minh Giang-Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết để học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử, trước hết, các em cần nắm rõ tầm quan trọng của môn học này.
GS nhắn nhủ, Lịch sử là một bộ môn có sứ mệnh giúp cho một cộng đồng nhận thức chính mình, giúp mình hiểu mình là ai, dân tộc hình thành như thế nào, phát triển ra sao. Các em đừng nghĩ rằng học môn Lịch sử chỉ để thi khối C. Quan niệm này đã lạc hậu. Lịch sử có tầm quan trọng với đời sống trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội… Hiện nay, trên thế giới đã thực hiện các kì thi đánh giá năng lực và Việt Nam cũng đang tiến dần đến kì thi này.