Sài Gòn, thành phố tưởng chừng như không bao giờ ngủ, lại đang bước vào những ngày tĩnh lặng đến kỳ lạ. Những góc phố dài êm đềm dưới vòm cây xanh lặng lẽ tiếng xe cộ, những ngõ hẻm sâu nằm mải miết sau đại lộ lớn cũng vắng vẻ tiếng người.Nhà thờ Đức Bà, bưu điện thành phố, phố đi bộ và cả những đoạn đường sầm uất nhất Sài Gòn như chìm vào một giấc ngủ sâu, đứng bình lặng giữa nắng hè Sài Gòn. Cuộc mưu sinh bất tận giữa bao còi xe nhộn nhịp vì yêu cầu giãn cách cũng thưa thớt dần.
Chưa bao giờ, người ta cảm nhận được sâu sắc giá trị của sự bình yên, của những phút giây được tự do hít thở khí trời mà không cần bất kỳ lớp khẩu trang y tế nào, được thong dong gặp gỡ trò chuyện cùng nhau mà chẳng cần một tờ giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 nào như lúc nào. Mọi thứ dường như đang đi ngược lại thói quen thường nhật của chúng ta. Cũng bởi, như bất kỳ đô thị nhộn nhịp nào trong cơn dịch bệnh, Sài Gòn dù lạc quan đến đâu, vẫn phải chịu đựng ít nhiều thương tổn.
 |
Người dân xóm công viên Hạnh Phúc chuẩn bị các phần thực phẩm cho người gặp khó khăn do dịch. (Ảnh: Nguyễn Sơn) |
Sài Gòn của chúng ta, trong những thời điểm gian khó này, vẫn đang oằn mình chống dịch, vất vả với cuộc mưu sinh, đùm bọc biết bao con người vượt qua cơn khó khăn.
Hàng ngàn bếp ăn từ thiện, các dự án phát lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm thậm chí cả những bình oxy đều được cho người nghèo, các đối tượng khó khăn đang sống trong khu phong tỏa.
Hàng ngàn các y bác sỹ, đội ngũ nhân viên tình nguyện xung phong ra tuyến đầu, hết lòng vì người bệnh, giúp thành phố mau chóng vượt qua cơn đại dịch. Rồi những chuyến xe tình nguyện chở người dân các tỉnh khác đang mưu sinh tại thành phố về lại quê hương nơi họ đang cư trú...
Dù bằng cách tương trợ này hay biện pháp giúp đỡ khác, lòng tốt và sự tử tế là điều chúng ta luôn cần và rất may là không bao giờ thiếu trong những tháng ngày khó khăn nhất của Sài Gòn.
Tôi vốn không phải là một người Sài Gòn chính gốc. Đã rất nhiều lần trong quá khứ, bản thân vẫn hay tự hỏi: mình có thể gắn bó được với thành phố này cả một đời hay chỉ một thời gian hữu hạn nào đó?
Nhưng rồi, trải qua những trải nghiệm khóc cười cùng cơn đại dịch giữa Sài Gòn, tôi chợt hiểu rằng câu tự vấn của mình vốn không cần thiết nữa. Dù có gắn bó một khoảng thời gian ngắn ngủi hay quyết tâm trụ lại cả đời cùng thành phố thân yêu này cũng không quan trọng. Quan trọng là chúng ta đã được sống tại Sài Gòn, đã được thành phố yêu thương và trìu mến đối đãi suốt những năm tháng vừa qua. Sài Gòn, dù phải chia xa hay ở lại thật gần gũi, vẫn còn mãi trong trái tim và tâm tưởng của mỗi chúng ta.
Những ngày đặc biệt ở Sài Gòn, chứng kiến biết bao ân tình của mọi người dành cho nhau, tôi rất tâm đắc câu nói của Walter Scott: “Loài người sẽ diệt vong nếu con người ngừng giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể tồn tại mà không hỗ trợ lẫn nhau. Và do đó tất cả những người cần trợ giúp có quyền đi tìm sự giúp đỡ từ người khác; và không ai có khả năng giúp đỡ lại có thể từ chối mà không thấy cắn rứt”.
Hãy luôn đối đãi thật tử tế và khoan dung với nhau, để lòng tốt không chỉ là hành động đáng được biểu dương mà còn góp phần giúp mỗi người cảm thấy ấm áp và mạnh mẽ hơn trong cơn dịch bệnh.
Độc giảTrần Hoài My

Xế hộp, xe tải luồn hẻm đưa quà đến xóm trọ nghèo Sài thành
Sau khi chia rau củ vào từng bịch nhỏ, những người dân xóm công viên Hạnh Phúc dùng xế hộp, xe tải chở hàng trăm phần quà đến tặng người cần.
" alt=""/>Lòng tốt ở Sài Gòn

 |
Nhóm tình nguyện viên phân loại thực phẩm để gửi đến cho người dân khó khăn tại Quận Gò Vấp. |
“Góp gạo thổi cơm mùa Covid-19”
Chuông điện thoại reo, Nguyễn Nguyễn Trí Ngân (sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) bắt máy. Anh trả lời đầu dây bên kia bằng chất giọng của người đang bị cảm mạo.
Ngân nói, anh bị cảm sau khi cùng các thành viên nhóm thiện nguyện Điều ước ban mai dầm mưa đi gửi quà cho người dân khó khăn đang cách ly tại Quận Gò Vấp (TP.HCM). Đây là lần thứ tư Ngân kêu gọi cộng đồng quyên góp nhu yếu phẩm để hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
“Ba lần trước, tôi thực hiện ở quê nhà Vĩnh Long. Ban đầu, tôi cũng không có dự định sẽ tiếp tục thực hiện lần thứ tư này. Tuy nhiên, khi biết tin Quận Gò Vấp bị giãn cách theo Chỉ thị 16, tôi lại tiếp tục kêu gọi, thực hiện chương trình Góp gạo thổi cơm mùa Covid-19”, Trí Nhân kể.
 |
Các phần quà gồm có: 5kg gạo, 5kg khoai, 1 thùng mì tôm, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả các loại. |
Nam sinh viên cho biết, do đang thuê trọ tại Quận Gò Vấp nên Ngân biết rõ nơi đây có nhiều gia đình, hoàn cảnh khó khăn. Trong thời điểm dịch bệnh trở nên phức tạp, Gò Vấp bị phong tỏa, những gia đình, số phận này càng thêm khó khăn, thắt ngặt.
Để có nhu yếu phẩm cho bà con, Ngân vận động quyên góp trên Facebook cá nhân và fanpage Điều ước ban mai. Ngân nói: “Mỗi phần quà gồm có 5kg gạo, 5kg khoai, 1 thùng mì tôm, 20 quả trứng, 10 hộp cá và rau củ quả các loại. Tôi cố gắng làm sao để mỗi phần quà có thể giải quyết nhu cầu thực phẩm cho 2-3 người trong vòng một tuần mà không phải đi ra ngoài”.
Đặc biệt, số khoai lang Ngân gửi tặng trong các phần quà được anh dùng kinh phí của các nhà hảo tâm ủng hộ để mua giúp nông dân trồng khoai tại Vĩnh Long đang lao đao vì đại dịch. Đến thời điểm này, Ngân và nhóm đã nhận về hơn 2 tấn gạo, 4 tấn khoai lang cùng một số nhu yếu phẩm khác.
 |
Sau khi phân loại, nhóm thiện nguyện dùng xe ô tô, ba gác, xe máy, thậm chí đi bộ đem quà đến gửi cho người cần. |
Số thực phẩm trên được Ngân và các thành viên trong nhóm tập kết tại Quận Gò Vấp rồi cùng nhau thức khuya, dậy sớm cật lực phân thành từng phần quà đều nhau. Ngân tạm tính, đến thời điểm này, nhóm đã kêu gọi được trên 400 phần quà.
Tuy nhiên, ngay sau đó, vấn đề gửi quà đến cho người dân cũng khiến chàng sinh viên năm cuối “đau đầu”. Ngân nhiều lần lên ý tưởng rồi lại gạt bỏ. Cuối cùng, anh quyết định cùng các thành viên trong nhóm tự lập danh sách các hộ gia đình cần được hỗ trợ.
Ngân kể: “Đối tượng nhóm hướng đến để trao quà là dân nhập cư, ở trọ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chúng tôi nhờ cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp, lực lượng này có quá nhiều việc để giải quyết nên không thể nhờ và chờ họ được”.
 |
NNhóm tình nguyện đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để trao quà. |
“Cuối cùng, chúng tôi tạo đường link đăng ký nhận quà. Mọi người truyền tay nhau, lan tỏa đường link này. Nếu hoàn cảnh nào đang cần thực phẩm, cần hỗ trợ sẽ nhắn tin về chương trình. Các thành viên sẽ gửi link đăng ký cho những người này. Chúng tôi sẽ lấy thông tin của người cần hỗ trợ để các đội vệ tinh của nhóm đi xác minh. Nếu đúng như họ nói thì các bạn trong đội sẽ trực tiếp đem quà đến tận nơi để gửi tặng”, Trí Ngân nói thêm.
Đội nắng, dầm mưa đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà
Trí Ngân nói, đối với những hoàn cảnh không tiếp cận được công nghệ thì có thể thông báo qua điện thoại của nhóm. Ngay sau đó, các thành viên của nhóm sẽ đến xác minh, đem quà đến trao. Tuy mất thời gian và cực nhọc nhưng công việc này đã được Ngân và nhóm tình nguyện viên của mình duy trì suốt 3 ngày nay.
Từ ngày 6/6, Ngân và các thành viên trong nhóm thiện nguyện của mình bắt đầu chiến dịch “đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để gửi quà cho người dân đang cách ly tại Quận Gò Vấp. Do số lượng quà khá lớn, Ngân thuê một chiếc xe ô tô để chở đến nơi cần trao.
 |
Gửi quà cho người dân ở điểm cách ly tạm thời. |
Ngoài ra, những người chạy ba gác cũng hỗ trợ chở quà đến điểm cần gửi tặng. Đến các hẻm nhỏ, xe ô tô, xe ba gác không thể vào, nhóm thiện nguyện dùng xe máy chở hoặc từng người ôm quà vào gõ cửa nhà, gửi cho người dân.
Ngân nói, do các thành viên đi gửi quà khắp các phường của Quận Gò Vấp nên nhóm luôn đề cao việc tuân thủ nguyên tắc 5K, các chỉ thị của Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh. Mỗi khi đi gửi quà, nhóm thiện nguyện không tập trung đông người mà chia nhỏ thành các nhóm khoảng 3-4 bạn.
Suốt trong 3 ngày qua, người dân sinh sống tại các con hẻm nhỏ trên địa bàn Quận Gò Vấp đã quen thuộc với hình ảnh nhóm 3-4 thanh niên tay ôm thùng mì tôm, bọc rau, vỉ trứng, bao gạo, túi khoai lang… đến gõ cửa từng nhà.
 |
Dầm mưa gửi quà đến tận tay người dân khó khăn. |
Bất kể nắng cháy da hay mưa dầm ướt áo, nhóm thanh niên vẫn tất bật vận chuyển, gửi quà cho người dân đang thực sự gặp khó khăn. Ngân nói, anh cảm thấy rất may mắn và hạnh phúc khi có được sự giúp sức nhiệt tình của các bạn thành viên nhóm Điều ước ban mai, tình nguyện viên.
Trí Ngân chia sẻ: “Chiều 7/6, trời mưa tầm tã, các bạn cũng đội mưa đi gửi quà. Các bạn ấy nói, cố gửi cho xong, bỏ lại thì người dân sẽ không có thực phẩm để sử dụng. Hơn nữa, nếu không gửi, rau củ để lâu trong túi niion cũng sẽ hư hỏng, gây lãng phí”.
“Hôm ấy, các bạn đi gửi quà từ sáng đến 21h đêm mới về đến điểm tập kết. Sau khi ăn vội chén cơm, chúng tôi họp lại để rút kinh nghiệm cho những lần gửi quà kế tiếp. Họp xong thì đã quá nửa đêm. Mệt thì có mệt nhưng ai ai cũng vui và hạnh phúc vì làm được gì đó cho người dân”, anh nói thêm.
Nam sinh viên chia sẻ rằng mình làm thiện nguyện từ mới 14 tuổi. Tuy nhiên, cảm xúc sau mỗi lần hỗ trợ người khó khăn vẫn tươi mới như lần đầu. Ngân vẫn xúc động, thậm chí khóc cùng niềm hạnh phúc của người người dân khi nhận quà.
Anh nói, anh và nhóm vẫn sẽ nhận sự hỗ trợ từ mạnh thường quân và tiếp tục gửi quà đến cho bà con khó khăn vì dịch bệnh. “Còn có mạnh thường quân, nhà hảo tâm ủng hộ, gửi nhu yếu phẩm thì chúng tôi còn tiếp tục đi gửi, chuyển đến tận tay người cần”, Trí Ngân chia sẻ.
Xem thêm video: Thức đêm làm 1.000 hộp muối mè tặng bác sĩ chống dịch ở Bắc Giang
Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp

Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
" alt=""/>Nhóm bạn trẻ dầm mưa, đội nắng trao quà cho người dân Gò Vấp