Nếu hiện nay nhà trường không có những biện pháp mạnh, thậm chí cứng rắn, làm sao thực hiện Thông tư số 01/2024/TT-BGDDT của Bộ GD-DT và Đề án sáp nhập Trường ĐH Hà Tĩnh vào ĐHQG Hà Nội mà tỉnh Hà Tĩnh với ĐHQG Hà Nội đã ký kết và cam kết thực hiện.
Hạ bậc thi đua cho các cán bộ giảng dạy trong diện đi làm tiến sĩ mà không đi là một biện pháp. Nếu anh (chị) không làm được cái này phải mất cái khác, đó là sự công minh và công bằng.
Tất nhiên, tôi cũng đồng ý với một số ý của các tác giả trong các bài viết, tiến sĩ không phải là tất cả, cũng có những tiến sĩ "fake", những cơ sở đào tạo cho những sản phẩm chất lượng thấp (như một số thông tin đã nêu). Nhưng theo quy định của Bộ và của ĐHQG Hà Nội phải thực hiện. Vẫn biết, trong một số trường đại học có những thầy, cô là thạc sĩ, cử nhân nhưng họ rất giỏi, được đồng nghiệp và sinh viên thừa nhận, nhưng số này đặc biệt ít. Nếu muốn giỏi, muốn làm tốt được nhiệm vụ không có cách nào khác là phải học.
Một số cán bộ sau khi làm xong tiến sĩ xin đi nơi khác như các thông tin trên đã nêu là một tất yếu, cái này cũng đúng với quan điểm của triết học duy vật biện chứng “đứng im là tương đối, còn chuyển động mới là tuyệt đối”, chuyển động để đi lên, chuyển động để phát triển. Các tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh chủ yếu là chuyển sang các đơn vị, sở, ban, ngành, các doanh nghiệp của tỉnh, cũng là tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh. Rồi lại tuyển mới, rồi lại đào tạo, đó là quy luật vận động, quy luật phát triển. Có những tiến sĩ xin đi nhưng cũng có những tiến sĩ xin về.
Trong tình hình thực tế hiện nay, nếu Trường ĐH Hà Tĩnh không có những biện pháp mạnh, thiết thực sẽ khó đạt tiêu chuẩn về số cán bộ có học vị tiến sĩ như yêu cầu của Bộ GD-ĐT, đặc biệt khi sáp nhập và trở thành trường thành viên của ĐHQG lại càng khó đạt.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể gửi về email [email protected]. Xin cảm ơn!" alt=""/>'Cho thôi việc không khó bằng thay đổi sức ì của cán bộ đã vào biên chế'