
Gặp chúng tôi trong buổi chiều mưa phùn lạnh, Lý Láo Lở vừa hoàn thành một chuyến giao khoai môn sạch tới tay khách hàng. Anh đang đưa nông sản do bà con dân bản ở xã A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai) sản xuất tới người tiêu dùng ở Thủ đô.
Lở trầm tư hơn khi nhắc về quá khứ, thời điểm anh mất đi đôi tay của mình.
 |
Chàng cử nhân trên hành trình giao nông sản đến khách hàng |
"Tai nạn xảy ra vào năm 2003, khi tôi học lớp 8 ở trường nội trú. Lần đó, tôi vác thanh sắt dựng sân khấu để tổ chức văn nghệ, khi đi vào cổng trường, do vướng vào dây điện cao thế, tôi bị điện giật bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy đôi tay tôi không còn cảm giác. Bác sĩ nói phải cắt hai bàn tay để không gây hoại tử các bộ phận khác", anh nhớ lại.
Quá sốc sau tai nạn, Lở nhốt mình trong nhà suốt một thời gian dài. Mặc cảm về thân thể bị khiếm khuyết, anh dường như không giao tiếp với người lạ và luôn né tránh khi ai đó gợi lại ký ức về ngày xảy ra tai nạn.
Anh trầm ngâm: "3 năm, tôi đóng mọi cánh cửa của cuộc đời mình. Lúc đó, các sinh hoạt đều rất khó khăn. Nhưng tôi bắt buộc phải làm quen với việc đã bị mất đi hai bàn tay. Dần dần tôi có thể phụ gia đình những công việc hằng ngày như thổi cơm, quét nhà... Đến năm 2006, tôi quyết định trở lại trường học".
Lở làm quen với cây bút lần hai, học tiếp lớp 8 cùng các học sinh nhỏ tuổi hơn.
Vượt qua những mặc cảm, khó khăn chàng trai người Dao Đỏ thi đỗ trường THPT. Sau đó, anh tiếp tục con đường học vấn ở trường ĐH Khoa học - Xã hội và Nhân văn.
... Đến hành trình "giải cứu” khoai môn
Năm 2016, Lý Láo Lở tốt nghiệp trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà Nội với tấm bằng loại giỏi. Khó khăn trong việc xin việc làm khi cơ thể có những khiếm khuyết, anh quyết định đi giao hàng thuê cho một công ty thực phẩm tại Hà Nội.
Quá trình làm việc, Lở tình cờ đọc được một bài quảng cáo trên mạng xã hội. Thông tin này đã khiến anh phải suy nghĩ. Theo đó, mẩu tin này rao bán khoai môn với giá 35.000 đồng/kg.
Thấy giá cả đắt đỏ mà chưa biết chất lượng có đảm bảo như quảng cáo hay không, trong khi tại quê anh cũng có nhiều hộ trồng khoai môn trên núi rất sạch nhưng không có đầu ra tiêu thụ.
Thương dân bản quẩn quanh trong nghèo đói, Lở đã có ý tưởng gom khoai môn của bà con rồi nhờ xe chuyển xuống Hà Nội để bán.
 |
Ý tưởng của anh xuất phát sau khi đọc một mẩu tin quảng cáo trên mạng |
Anh bắt tay thử nghiệm bằng cách gọi điện về quê nhờ người thân gom khoai môn của các gia đình và chuyển qua xe khách xuống Hà Nội, tập kết tại phòng trọ rồi đăng bán trên facebook cá nhân.
Thông tin về chàng trai người Dao Đỏ mất hai bàn tay 'giải cứu' nông sản cho bà con dân bản sau khi đăng lên mạng xã hội đã khiến nhiều người chú ý. Nhiều khách đã đặt hàng ủng hộ, không chỉ dừng lại ở Hà Nội mà còn lan rộng đến tận một số tỉnh thành phía Nam.
Lở cho biết, mỗi kg khoai môn của người Dao Đỏ xuống tới Hà Nội có giá khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, khi đến tay khách hàng có giá 25.000 đồng/kg. Khách hàng khẳng định, khoai môn của anh rẻ hơn và chất lượng đảm bảo.
“Từ khi bắt đầu “giải cứu” (khoảng 2 tuần nay), tôi đã bán được gần 2 tấn khoai. Hiện còn gần 500 đơn hàng khách đã đặt, số khoai môn của bà con còn khoảng 1,5 tấn, tôi sợ sẽ không đủ để phục vụ bà con”, anh cho biết.
Lở kể: "Mỗi ngày tôi dậy từ 6h sáng, tôi dùng xe máy chở theo những bao tải khoai môn giao tận tay khách hàng".
Từ kho hàng phòng trọ tại đường Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), khoai môn của anh được ship khắp các quận, huyện Hà Nội. Công việc đều đặn, mỗi ngày anh đi giao từ 25 - 30 đơn hàng, quãng đường anh chạy không ngày nào dưới 100 km.
Có những ngày hơn 22 giờ đêm mới về tới phòng, ăn vội và lại tất bật gom đơn, sắp hàng, chuẩn bị cho ngày hôm sau.
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết dù mất hai bàn tay nhưng Lở vẫn lái xe máy, đi khắp các ngõ ngách Hà Nội để giao hàng.
Khi nhận được những thắc mắc như vậy, Lở cười rồi lý giải: "Do mất hai tay nên tôi không thể lái được xe máy bình thường mà phải nhờ thợ sửa xe, chế thêm các chức năng.
Tiệm sửa xe đã thêm hai tay giả vào tay lái, khi đi tôi cho tay vào lỗ tay giả là có thể điều khiển như bình thường".
 |
Chiếc xe máy giao hàng của Lở |
Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh cho biết sau khi bán hết 3,5 tấn khoai môn cho bà con, anh sẽ tiếp tục chạy xe giao hàng.
Đợi khi tích cóp được một số vốn, anh sẽ về quê hướng dẫn bà con mở rộng mô hình nuôi gia súc, gia cầm sạch, trồng thực phẩm sạch và sẽ mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch nho nhỏ để phục vụ người dân.
Chủ tịch UBND xã A Mú Sung (Bát Xát, Lào Cai) Ma Seo Củi cho biết: "Lở mất mẹ từ nhỏ, bố cũng mới mất hồi năm ngoái. Tôi khâm phục nghị lực vươn lên của chàng trai này, mất hai bàn tay vẫn có thể tốt nghiệp đại học”, ông Củi tâm sự.
Lãnh đạo xã A Mú Sung thông tin thêm, bản người Dao Đỏ mà Lở sinh sống ở thôn Pạc Tà có khoảng 30 hộ dân với khoảng hơn 100 nhân khẩu. Một năm gần đây, nhiều hộ đã bắt đầu trồng khoai môn trên diện tích khoảng 4 ha.
Do quy mô trồng còn nhỏ lẻ và chưa tìm được nguồn ra nên người dân chủ yếu trồng khoai để trong nhà ăn dần chứ không bán được. Khi được Lở gom bán giúp, mọi người ai cũng phấn khởi, tăng thêm thu nhập để Tết này no đủ hơn.
Từ câu chuyện chàng trai Lý Láo Lở 'giải cứu' khoai môn cho bàn con Dao Đỏ, Chủ tịch xã A Mú Sung đang xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình trồng khoai môn, tìm kiếm đầu ra cho bà con để canh tác ổn định.

Chàng trai Bình Định cụt chân bế bồng, lau dọn cho cụ già xa lạ
Sau vụ tai nạn thảm khốc, chàng trai trẻ ở Bình Định quyết tâm đứng dậy làm lại cuộc đời. Trong chuyến ra miền Bắc học nghề anh, đã viết câu chuyện cổ tích ở đời thực.
" alt=""/>Chàng cử nhân bằng giỏi khuyết hai bàn tay làm shipper ở Thủ đô
Trong thời điểm hiện tại, hệ thống camera giám sát an ninh và giao thông của huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã được lắp đặt tại 10 điểm với 30 camera. Đây đều là những điểm có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.Ngay tại UBND huyện Bảo Thắng, một màn hình cỡ lớn được lắp đặt phục vụ cho việc tiếp nhận hình ảnh từ camera thu về. Điều này đã giúp các cơ quan chức năng nhanh chóng nắm bắt được tình hình giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn.
 |
Ngay tại UBND huyện Bảo Thắng, một màn hình cỡ lớn được lắp đặt phục vụ cho việc tiếp nhận hình ảnh từ camera thu về |
Dù là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, sau một tháng chạy thử nghiệm, ông Nguyễn Đức Bình, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Thắng nhận thấy rõ những lợi ích mà giải pháp này mang đến trong công tác quản lý về trật tự, văn minh đô thị.
Giới thiệu với PV VietNamNet về giải pháp mà Vcam do Viettel sản xuất mang lại, ông Bình hồ hởi: “Chỉ vài tháng trước đó, tình trạng mất trật tự và văn minh đô thị vẫn còn diễn ra. Tuy nhiên, sau khi triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh và giao thông, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại một số tuyến đường của huyện Bảo Thắng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Người dân đã có ý thức trả lại vỉa hè khiến lòng đường dần trở nên thông thoáng hơn. Ngoài ra, camera giao thông còn góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định an toàn giao thông của mỗi người dân”.
 |
Vcam 2: Sau khi triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh và giao thông, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã có nhiều chuyển biến tích cực. |
Ông Bình cho biết thêm, ở công trình này, huyện Bảo Thắng chỉ thuê dịch vụ camera của Viettel và trả tiền dịch vụ hàng tháng. Do vậy, chi phí lắp đặt thiết bị sẽ không tốn kém. Vcam do Viettel sản xuất đảm bảo an toàn, an ninh thông tin hơn so với sản phẩm của nước ngoài dữ liệu phải truyền tải trên mạng internet.
Sau một tháng lặp đặt và chạy thử nghiệm, UBND huyện Bảo Thắng cũng đã chính thức được bàn giao hệ thống camera giám sát an ninh và giao thông trong ngày 14/11 vừa qua. Hiện tại, hệ thống camera giám sát an ninh và giao thông đang được lắp đặt tại 10 điểm với 30 camera. Đây đều là những điểm có tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thị trấn Phố Lu.
Ông Trần Ngọc Trường, Trưởng phòng Công nghệ thông tin chi nhánh Viettel Lào Cai, cho biết, việc lắp đặt camera giám sát an ninh hiện nay là phổ biến tại nhiều địa phương. Tuy nhiên so với các sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm VCam của Viettel có nhiều ưu điểm.
“VCam hiện là sản phẩm trực tiếp do các kỹ sư người Việt Nam sản xuất và làm chủ công nghệ xử lý. Bên cạnh đó, dữ liệu ghi lại từ các mắt camera sẽ được lưu trữ trên máy chủ đặt tại chính trụ sở của khách hàng thay vì đẩy dữ liệu lên mạng như các sản phẩm khác trên thị trường. Điều này giúp tăng tính bảo mật thông tin, tránh rò rỉ dữ liệu”, ông Trường nói.
 |
So với các sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm VCam của Viettel có nhiều ưu điểm. |
Ngoài ra, Vcam còn có lợi thế xử lý nén dữ liệu với độ nén từ 40 - 60% để tối ưu hóa dung lượng ổ cứng giúp thời gian lưu trữ lên tới 30 ngày. Đây sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông và an ninh trật tự.
Sau hơn 1 tháng vận hành thử, tại các địa điểm lắp đặt camera, tình trạng lấn chiếm vỉa hè gần như không còn tái diễn. Các hành vi trộm cắp và vi phạm luật giao thông người dân cũng giảm hẳn. Thời gian tới, huyện Bảo Thắng sẽ cho triển khai lắp đặt thêm camera tại nhiều điểm khác trên địa bàn để dễ dàng cho việc giám sát an ninh và giao thông.
Trao đổi về vấn đề này, bà Hồ Thị Thu Hà, Giám đốc Viettel Lào Cai cho biết, công trình Vcam triển khai tại huyện Bảo Thắng nằm trong kế hoạch tổng thể của Viettel, hỗ trợ tỉnh Lào Cai kiểm soát giao thông và an ninh trật tự.
 |
Bà Hồ Thị Thu Hà, Giám đốc Viettel Lào Cai |
Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Lào Cai đã hoàn thành khảo sát thực địa, chọn điểm triển khai lắp đặt Vcam quản lý và xử lý vi phạm giao thông. Theo như dự tính, trong quý I/2019, hệ thống Vcam sẽ được lắp đặt thí điểm tại TP. Lào Cai, sau đó tiếp tục nhân rộng ra toàn tỉnh.
Thúy Nga
" alt=""/>Lào Cai: Lắp camera giám sát an ninh và giao thông