TIN BÀI KHÁC
Chân dung ‘hậu bối’ của siêu xe Ferrari Enzo
Dàn siêu xe “siêu cổ” và “siêu khủng”
Siêu xe Ferrari chứa được cả đội Barca?
Cặp đôi chân dài "chăm sóc" Mercedes-Benz
TIN BÀI KHÁC
Trong ngày 22/2, rạp chiếu phim Beta Trần Quang Khải - địa điểm có suất chiếu Đào, phở và pianođầu tiên tại TP. HCM - có 3 suất chiếu (sớm nhất là 15h). Tuy nhiên, đơn vị này chỉ áp dụng hình thức mua vé tại quầy, không thể đặt vé trực tuyến.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào chiều 22/2, nhiều khán giả đến rạp này xếp hàng mua vé xem phim Đào, phở và piano,nhưng phải đổi sang xem phim khác hoặc ra về vì các suất chiếu đều chỉ còn những vé có vị trí ngồi sát màn hình, không thuận lợi để xem phim.
Ngoài ra, cũng có phần đông khán giả chấp nhận mua vé của suất chiếu ngày 23/2 và sẽ trở lại xem phim vào hôm sau.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, nhân viên tại rạp cho biết ban đầu, rạp này công bố 2 suất chiếu lúc 15h và 16h20, nhưng do lượng khách đặt vé khá đông nên đơn vị đã tăng thêm một suất chiếu lúc 23h35. Song, từ 14h30, các suất chiếu hầu như đã kín ghế.
Tương tự, vé phim Đào, phở và pianotại cụm rạp Cinestar cũng được đông đảo khán giả quan tâm. Nhân viên tại rạp Cinestar Quốc Thanh chia sẻ với phóng viên Dân trí, trong ngày 22/2, rạp có 4 suất chiếu (sớm nhất là 18h10), nhưng tất cả đã hết vé.
Nhân viên tại rạp cũng cho biết thêm, đơn vị cũng đã công bố lịch chiếu vào ngày 23/2, nhưng do lượt truy cập của khán giả vào trang web đặt vé quá tải, nên web gặp trục trặc và đang được khắc phục.
Về phía rạp Cinestar Hai Bà Trưng, 2 suất chiếu của phim Đào, phở và pianotrong ngày 22/2 cũng sắp hết vé.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, khán giả Thế Nhật (sinh viên) cho biết từ khi phim Đào, phở và pianochiếu tại Hà Nội, em đã rất tò mò về nội dung và mong muốn được xem phim.
"Khi biết phim chiếu tại TP. HCM, em rất háo hức. Tuy nhiên đến hiện tại, em và các bạn vẫn chưa đặt được vé xem phim này, vì bận học nên chưa thể đến rạp mua vé, mà trang web đặt vé trực tuyến lại đang bị lỗi", Thế Nhật cho hay.
Đào, phở và piano là phim Nhà nước nằm trong kế hoạch phát hành, phổ biến thí điểm một số phim sản xuất sử dụng ngân sách Nhà nước do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành.
Trung tâm Chiếu phim quốc gia là địa điểm đầu tiên trên cả nước chiếu tác phẩm này.
Theo số liệu của Box Office Việt Nam - đơn vị thống kê độc lập, tính đến hết ngày 21/2, Đào, phở và piano ghi nhận mức doanh thu 1 tỷ đồng.
" alt=""/>'Đào, phở và piano' chiếu ở TPHCM: Rạp kín ghế, web đặt vé 'sập' do quá tảiVề cơ cấu xuất xứ sau 2 tháng đầu năm, xe ô tô sản xuất tại Trung Quốc đứng thứ 9 và chỉ chiếm 4% tổng số xe ô tô đăng ký mới ở châu Âu. Ô tô sản xuất tại Đức vẫn đứng đầu với thị phần là 20%, đứng thứ 2 là Tây Ban Nha chiếm 14%, kế tiếp, xe sản xuất tại Czechia chiếm 9%, Pháp chiếm 7,9%, Slovakia chiếm 4,9%, Nhật Bản chiếm 4,6%, Mỹ chiếm 4,5%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 4,3%.
Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, xe ô tô sản xuất tại Trung Quốc đang có mức tăng đột biến tại châu Âu, với tháng 2 tăng tới 45% so với tháng 2/2023 và tính chung 2 tháng đầu năm, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 66% là xe điện, chỉ có 3,4% là xe hybrid.
Trong khi đó, ô tô sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha - 2 quốc gia chiếm thị phần lớn nhất tại châu Âu chỉ tăng khoảng 6% so với tháng 2/2023. "Các mẫu xe sản xuất tại Trung Quốc đang tỏ ra bán chạy hơn so với xe được sản xuất tại Đức, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc, Maroc và Romania", theo JATO Dynamics nhận định.
Riêng đối với xe điện, mức tăng trưởng của xe sản xuất tại Trung Quốc vào châu Âu còn ấn tượng hơn. Theo JATO Dynamics, cứ mỗi 5 xe điện mới bán ra tại châu Âu thì có 1 xe do Trung Quốc sản xuất, nghĩa là thị phần xe điện "made in China" chiếm 20%, lớn thứ 2 trong thị trường xe điện của châu Âu. Xe điện sản xuất tại Đức dù chiếm thị phần lớn nhất là 33% nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 8% trong tháng 2.
Lý giải điều này, Felipe Munoz, chuyên gia phân tích toàn cầu của JATO Dynamics cho biết: "Nguyên nhân là do các nhà cung cấp phụ tùng gốc OEM của Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ giao hàng sang châu Âu trước quyết định của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện từ Trung Quốc."
Trước đó, EU bắt đầu điều tra chống trợ cấp đối với xe điện từ Trung Quốc kể từ tháng 10/2023. Gần đây, theo Drive, EU đã tuyên bố họ có đủ bằng chứng cho thấy, xe điện sản xuất tại Trung Quốc được chính phủ trợ cấp khiến giá bán rẻ hơn hẳn so với xe có nguồn gốc xuất xứ từ nước khác, dẫn tới phá giá thị trường. Một kế hoạch tăng thuế nhập khẩu trong tháng tới để trừng phạt xe điện từ Trung Quốc đã được EU đề cập.
Tuy nhiên, ông Munoz vẫn tỏ ra lạc quan và cho rằng, các nhà sản xuất ô tô châu Âu vẫn còn dư địa để phát triển bất chấp sự tăng tốc mạnh mẽ của các loại xe "made in China".
Bóc tách số liệu cho thấy, trên thực tế, trong tổng số xe ô tô từ Trung Quốc nhập vào châu Âu, có tới 44% là xe thuộc các thương hiệu Tesla, Volvo, Dacia và 40% thuộc thương hiệu MG. Như vậy, các thương hiệu ô tô châu Âu và Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc để xuất sang châu Âu chiếm tới 84%.
Số lượng ô tô thuộc các thương hiệu "thuần" Trung Quốc thực sự chỉ chiếm 16% tổng số xe sản xuất tại Trung Quốc đăng ký mới ở châu Âu.
Trong top 10 xe bán chạy nhất tại châu Âu, kể cả xe điện và hybrid, không có thương hiệu ô tô Trung Quốc và đứng đầu vẫn là thương hiệu Mỹ- Âu như Tesla, Volvo...
JATO Dynamics cũng đánh giá, mặc dù MG và Volvo hiện nay đều thuộc sở hữu của các Tập đoàn ô tô Trung Quốc (MG - thương hiệu Anh quốc - thuộc SAIC Motor và Volvo - thương hiệu Thụy Điển thuộc Geely) nhưng nhiều khách hàng vẫn định vị là xe châu Âu.
Nhà phân tích này cho biết: “Các thương hiệu ô tô Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phía trước để thực sự chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và tăng thị phần lớn tại châu Âu". Đặc biệt, thách thức sẽ còn rất lớn khi tới đây, các mẫu ô tô từ quốc gia này sẽ phải đối mặt với khả năng bị áp thuế nhập khẩu cao do EU ấn định cùng các rào cản thương mại và bảo vệ môi trường khác.
Theo JATO Dynamics/Carcoops
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tác phẩm từng thuộc sở hữu của Vua Charles I và được Vua Charles II mua lại khi ông cố gắng tập hợp lại BST Hoàng gia nằm rải rác dưới thời Huân tước Oliver Cromwell. Đây cũng là lần đầu tiên tác phẩm xuất hiện trước công chúng sau khi được phục hồi và bảo tồn tại Bảo tàng J. Paul Getty ở Los Angeles, California (Mỹ).
Bức chân dung thời trẻ của Derich Born, một thương gia đến từ Cologne và là thành viên ít tuổi nhất của Liên đoàn thương mại London được phác họa với gò má cao, góc cạnh và sắc lẹm. Công trình nghiên cứu mới đây về tác phẩm này hé lộ việc danh họa Hans Holbein đã thực hiện nhiều thay đổi nhỏ lặp đi lặp lại, mỗi lần lại mang đến cho khuôn mặt của nhân vật nhiều nét góc cạnh hơn.
Không sinh ra trong hoàng gia, Derich Born là một thương gia người Đức tại Steelyard (London), trụ sở bên bờ sông Thames của Liên đoàn Hanseatic, một tổ chức các thương gia quyền lực, trong đó ít nhất 7 người đã được danh họa Hans Holbein vẽ chân dung, 2 bức đang nằm trong BST Hoàng gia Anh.
Bức chân dung ghi lại hình ảnh khi Derich Born mới 23 tuổi và thể hiện rõ nét mặt kiêu ngạo của chủ nhân. Derich Born bị trục xuất khỏi Anh vào năm 1541 sau khi vướng vào một cuộc tranh chấp với Công tước Suffolk.
Kết hợp tinh tế giữa sa tanh đen và lông thú
Nicola Christie, Trưởng bộ phận bảo tồn các tác phẩm hội họa thuộc BST Hoàng gia cho biết, vào khoảng năm 2021-2022, bức tranh dự kiến đưa đi phục hồi tại Mỹ. Nhưng do hạn chế đi lại trong giai đoạn dịch Covid-19, nó đã được trưng bày trước khi tiến hành phục hồi.
Triển lãm lần này tại London là lần đầu tiên cho công chúng chứng kiến sự tinh tế trong cách xử lý, phối màu của Holbein trên kết cấu sa tanh đen và lông thú.
Bức chân dung được thực hiện trên hai tấm ván gỗ sồi Baltic với một đường may chạy dọc khuôn mặt Derich Born. Bà Christie phát hiện tác phẩm hình thành từ các bộ phận tách rời và dán lại với nhau hơi lệch để lại một đường gờ được sơn đè lên nhưng vẫn có thể nhìn thấy.
Theo chuyên gia bảo tồn hội hoạ này các tấm ván không thể tách rời. “Tác phẩm đã được gắn kết cố định với nhau". Tuy vậy, bà đã thành công trong việc loại bỏ chất độn để lộ bề mặt ban đầu của tác phẩm và tiến hành sơn lại một số vị trí.
“Làm việc dưới kính hiển vi là một công việc rất mất thời gian nhưng điều thú vị là tìm thấy lớp sơn nguyên bản bên dưới những lớp nền cũ”, bà Christie nói.
Các nhà khoa học cũng sử dụng nhiều phương pháp phân tích, chẳng hạn như quang phổ huỳnh quang tia X và quang phổ khối (thường được dùng để phát hiện chất hoá học có lượng siêu nhỏ trên mẫu thử), để bóc tách được các lớp và sắc tố khác nhau mà Holbein sử dụng để tạo nên bức chân dung, từ phông nền xám đến các lớp sơn mỏng vẽ khuôn mặt của Derich Born và bộ trang phục sang trọng, hay việc sử dụng loại thuốc nhuộm đắt tiền nhất nhằm đạt được phần bóng đen sậm và phần nền màu xanh lam thẫm.
Phim chụp X-quang cho thấy Holbein đã thực hiện một số điều chỉnh trên khuôn mặt, vai và mũ, giúp Derich Born có nhiều đường nét góc cạnh hơn.
Bức chân dung sẽ được trưng bày cùng với 40 tác phẩm khác của Holbein trong BST Hoàng gia, bao gồm các tác phẩm về Henry VIII, các con của ông, các vị vua kế nhiệm là Mary I và Edward VI cùng một số người vợ trong đó có Anne Boleyn và Jane Seymour.
Kim Phạm (Theo CNN)