Tôi làm phó phòng kinh doanh của một công ty nội thất thì gặp Thùy, cô sinh viên năm 3 trường tài chính.Thùy quê Hưng Yên, có mái tóc dài thướt tha và đôi mắt biết nói. Lúc đó, em đang làm thêm tại quán cà phê gần trường.
Yêu nhau tròn 1 năm, tôi dẫn em về ra mắt bố mẹ. Tôi từng nói với em nhiều lần về mẹ, mẹ tôi làm bác sĩ bệnh viện lớn, khắt khe và kỹ tính để em chuẩn bị tinh thần tốt nhất.
Ngày về, tôi cẩn thận mua sẵn hộp quà giúp người yêu có điểm cộng trong mắt bố mẹ. Em cũng nhiệt tình vào bếp trổ tài nấu ăn, cắm hoa, đợi mẹ tôi từ bệnh viện về.
Cố gắng là thế nhưng mẹ tôi hoàn toàn dửng dưng, lạnh nhạt, nhìn em bằng ánh mắt dò xét, coi thường gốc gác nhà quê của em.
Mẹ tuyên bố thẳng với tôi, em làm bạn bè thì được chứ nhất quyết không thể làm dâu con nhà này, mẹ đã ngắm cho tôi con gái một gia đình đồng nghiệp. Cô gái ấy xinh đẹp, giỏi giang đang làm việc tại một ngân hàng lớn.
Tôi kiên quyết phản đối sự sắp đặt hôn nhân này, vẫn âm thầm bảo vệ tình yêu đầu với Thùy. Tôi về quê em nhiều lần, bố mẹ và các em Thùy rất quý mến tôi, coi tôi như con cái trong nhà. Tôi chỉ còn đợi Thùy tốt nghiệp, kiếm việc đàng hoàng là tính đến chuyện cưới xin.
Mẹ thấy tôi kiên quyết yêu Thùy thì vô cùng buồn bực. Lúc nào mẹ cũng ca thán, chê trách Thùy thua kém tôi mọi mặt, nghi ngờ em cho tôi ăn 'bùa mê thuốc lú' để kiếm nhà Hà Nội, bao nuôi các em ăn học.
Tôi có nói tốt về Thùy ra sao, mẹ cũng không tin, mẹ coi Thùy là kẻ đào mỏ. Tôi vẫn xác định sẽ cưới Thùy, sẽ mua căn chung cư nhỏ vợ chồng ở riêng để Thùy không phải chịu cảnh mẹ chồng - nàng dâu. Thế nhưng kế hoạch tốt đẹp đó đã hoàn toàn phá sản.
Ngày Thùy cầm tấm bằng tốt nghiệp cũng chính là lúc em lạnh lùng nói lời chia tay đầy cay đắng, em nói em không còn yêu tôi nữa, em và tôi không hợp nhau.
Sau đó, em đổi số điện thoại, cắt đứt hoàn toàn liên lạc với tôi và chuyển về quê, làm kế toán tại một nhà máy gần nhà. Tôi về quê em tìm gặp, níu kéo nhưng em cương quyết tránh mặt. Tôi bàng hoàng, đau khổ, dằn vặt suốt một thời gian dài, tôi có lỗi gì với em?
Hai năm sau, Thùy gọi điện báo tin em lấy chồng. Cuộc điện thoại kéo dài 30 phút ấy thật nặng nề, em kể mẹ tôi đã tìm gặp riêng em, mẹ nói có người bạn cùng phòng ký túc xá của em kể với mẹ, em là cô gái đa tình, chuyên lợi dụng đàn ông giàu có. Thậm chí, em còn từng phá thai 2 lần.
Em khóc lóc, thanh minh bị bạn vu khống, bôi nhọ nhưng mẹ tôi nhất định không tin. Mẹ tôi nói, chấp nhận em làm con dâu với điều kiện phải tới khoa sản bệnh viện mẹ làm để bác sĩ thăm khám, kết luận.
Bị mẹ tôi xúc phạm nặng nề, em đành phải chia tay tôi dù vô cùng đau khổ, giằng xé…
Mối tình đầu của tôi tan vỡ đã 15 năm, gia đình Thùy yên ấm với 2 đứa con kháu khỉnh, tôi vẫn đi về lẻ loi. Tôi mua nhà riêng, xe đẹp, thu nhập hàng tháng cả trăm triệu nhưng trái tim tôi giá lạnh với tình yêu.
Mẹ tôi mai mối, giục giã, mẹ nói chỉ cần tôi lấy vợ, mẹ không để ý gốc gác, hình thức, công việc người ta nữa vì tôi đã 45 tuổi rồi. Thế nhưng, tôi vẫn thấy rất khó khăn.
Tôi có nên tham gia câu lạc bộ kết bạn để tìm 1 ý trung nhân hay không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên…

Tôi nhận kết đắng khi quyết ly hôn vợ để cưới cô bé giúp việc
Khi chưa kết hôn, cô ấy đi đâu cũng có tôi bên cạnh. Từ khi sinh cho tôi đứa con trai, cô ấy thay đổi hoàn toàn.
" alt=""/>Tâm sự của một đại gia ế vợ
Theo CnTraveler, việc ra sân bay trước bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, từ các hãng bay và cảng hàng không. Ví dụ, hãng Delta yêu cầu hành khách đến sân bay tối thiểu 4 tiếng với các chuyến từ Dublin, Ireland. Hành khách phải có mặt tại cổng ra máy bay 60 phút trước khi khởi hành.Với chuyến bay nội địa tại các sân bay lớn, nếu bạn có hành lý ký gửi, nên tới sớm hơn 2 tiếng. Nếu bạn chỉ có hành lý xách tay, đẹp nhất là đến trước 90 phút. Đối với các sân bay nhỏ hơn, thời gian đến sân bay lần lượt là 90 phút và một tiếng. Với các chuyến quốc tế, thời gian lý tưởng đến sân bay trước giờ khởi hành là 3 tiếng.
 |
Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý? |
Tuy nhiên, nếu bay vào các dịp lễ, cuối tuần, mùa cao điểm và nơi khởi hành luôn nằm trong danh sách những sân bay bận rộn nhất thế giới, bạn nên cộng thêm một tiếng vào thời gian được khuyến nghị phía trên.
Ngoài ra, thời gian đến trước cũng phụ thuộc vào từng hành khách. Nếu là khách hạng thương gia, đi một mình hay thuộc đối tượng ưu tiên không phải xếp hàng... bạn không cần đi sớm. Nhưng nếu đi cùng gia đình, nhóm bạn hay có con nhỏ, người già... bạn nên đến sớm hơn.
Anh Việt Anh (Hà Nội) làm trong ngành du lịch, thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay, chia sẻ thường tới sân bay trước một tiếng nếu bay nội địa và hai tiếng với chuyến bay quốc tế. Tại một số nước anh đi du lịch hay công tác, tài xế sẽ chở anh ra sân bay sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng tắc đường, khoảng cách xa gần. Trong chuyến bay từ Malaysia về Việt Nam, anh Việt Anh phải có mặt ở sân bay trước 3 tiếng. Với chuyến rời Trung Quốc, anh đến sớm 4 tiếng vì lượng khách đông.
Stacey Lastoe, nữ nhà báo của CNN và làm việc tại New York cho biết người Mỹ thường đến sân bay sớm 2 tiếng nếu bay nội địa, 3 tiếng cho hành trình quốc tế. Tuy nhiên cô không thích ở sân bay lâu và muốn rời khỏi đó càng sớm càng tốt. Bởi khi đến sớm, cô phải làm mọi thứ để giết thời gian. Một trong những việc đó là tiêu tiền.
Do vậy, Stacey không đồng tình với thói quen đến sân bay trước ba tiếng cho chuyến quốc tế và hai tiếng cho chuyến nội địa. Cô khẳng định sẽ không đến sân bay sát thời gian, nhưng cũng sẽ không đến sớm. Stacey muốn ở nhà thêm một chút, để có thêm thời gian tưới cây, kiểm tra lò nướng bánh đã rút điện hay chưa, cất quần áo phơi ngoài hiên vào tủ và vuốt ve con chó yêu quý của mình.
David G.Allan, trưởng ban biên tập chuyên mục Du lịch của CNN cho biết, việc đến sớm hay muộn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người. David chọn đến sân bay sớm vì không thích vội vã, hớt hải chạy đến quầy in vé vào những phút cuối. "Không phải chúng ta có đủ căng thẳng trong cuộc sống rồi ư? Tại sao còn tự tạo thêm căng thẳng nữa", anh nói. Đôi khi, việc tới sân bay sát giờ có thể gây ra các cuộc xung đột, va chạm của hành khách với những người trong sân bay.
Do đó, David thường đến sớm nhiều tiếng nhất có thể và gọi thời gian ngồi đợi ở sân bay là "dành cho bản thân". Anh có thể vừa kéo vali vừa nghe nhạc đến cổng kiểm soát, rồi thong thả qua cửa an ninh. Sau khi làm xong thủ tục, David thường ngồi đọc, viết lách hay xem báo.
Vì đến sớm, anh là những người xếp hàng đầu tiên để lên máy bay và có thể ổn định chỗ ngồi nhanh chóng. Sau đó, David sẽ có nhiều thời gian hơn để làm nốt công việc dang dở của mình như gửi tin nhắn, email hay bắt đầu xem một bộ phim trên máy bay. "Đó là trải nghiệm mà bạn sẽ không thể có được, nếu chỉ đến sân bay trước một tiếng hay 30 phút", David nói.

Mải 'yêu đương' trên ban công, cặp du khách lãnh đủ trái đắng
Mải mê 'yêu đương' lãng mạn trên ban công, cặp đôi du khách bất ngờ rơi từ độ cao 4m xuống đất và phải cấp cứu trong tình trạng khẩn.
" alt=""/>Đến sân bay trước mấy tiếng là hợp lý?