Anh Nguyễn Văn Huấn (quê Yên Bái) đưa người nhà đi khám ở BV Việt Đức bức xúc: “Đến cổng viện bảo vệ nói hết chỗ gửi xe. Sang quán trà đá bên kia đường thì họ nói uống trà đá chỉ 3 nghìn nhưng gửi xe những 30 nghìn".Khoảng 10h sáng 31/10, đường Triệu Quốc Đạt dẫn vào BV Phụ sản T.Ư và BV Việt Đức ùn tắc nghiêm trọng.
Ngay ở cổng hai BV này, dọc theo dãy hành lang vỉa hè đều được tận dụng để làm bãi gửi xe do các công ty tư nhân khai thác như Công ty Cổ phần 901, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nhật Cường,...
Tất cả không gian của vỉa hè bên phía cổng BV đều được lấp kín, chỉ chừa lại một lối nhỏ sát lòng đường cho người đi bộ.
 |
Bãi gửi xe tại BV Việt Đức không còn chỗ, nhân viên trông xe phải xua tay “đuổi khách” |
Tới gần một chỗ gửi xe ở gần BV Việt Đức, chưa kịp hỏi thì một nhân viên xua tay: “Hết chỗ gửi rồi, lên phía trên đi”. Tiếp tục đi lên đến cổng BV Việt Đức thì một nhân viên khác lại chỉ lên phía cổng BV Phụ sản để gửi và cho biết xe gửi ở đây cũng quá tải. Di chuyển sang bên đường Hai Bà Trưng cũng không tìm được chỗ gửi.
Anh Nguyễn Quốc Dũng (quê ở Hà Nam) chia sẻ: “Tôi vào thăm người nhà đang điều trị ở BV Việt Đức nhưng đi từ đầu đường Phủ Doãn đến đây (Triệu Quốc Đạt) mà vẫn chưa tìm được chỗ gửi xe. Hỏi ở đâu người ta cũng xua tay, bảo hết chỗ”. Lòng vòng gần nửa tiếng đồng hồ, cuối cùng anh Dũng đành tìm sang phía nhà dân đối diện BV Việt Đức để gửi xe. “Sang bên này gửi họ lấy 30 nghìn đồng/giờ, cũng đành cắn răng chịu thôi”, anh Dũng phân trần.
Còn anh Nguyễn Văn Huấn (quê Yên Bái) đưa người nhà đi khám ở BV Việt Đức cũng bức xúc: “Đến cổng viện bảo vệ nói hết chỗ gửi xe. Sang quán trà đá bên kia đường thì họ nói uống trà đá chỉ 3 nghìn nhưng gửi xe những 30 nghìn. Biết là giá cao nhưng phải nghiến răng mà gửi không thì chưa biết đến khi nào mới vào khám được”.
Trao đổi với PV,, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Phó giám đốc BV Việt Đức cho biết: “Thỉnh thoảng, BV cũng nhận được phản ánh của người dân về việc giá trông giữ xe không đúng, có khi quá cao rồi đi lòng vòng không gửi được xe. Tuy nhiên, với cơ sở hạ tầng hạn chế nên chúng tôi rất khó để giải quyết hết được”.
Theo bà Hường, BV Việt Đức chỉ có hai bãi giữ xe (thuộc bệnh viện), nhưng chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của người ra vào bệnh viện.
Đại diện BV Phụ sản T.Ư cũng thừa nhận, do mặt bằng chật hẹp nên chỉ có thể trông giữ xe cho khách đến làm việc và cán bộ, nhân viên của viện. BV không tổ chức trông giữ xe cho bệnh nhân và người nhà. Toàn bộ dịch vụ này gồm hai bãi giữ xe trên vỉa hè đều do chính quyền địa phương cấp phép cho đơn vị khác khai thác. Hai bãi xe này cũng thu dung vài trăm xe trong khi mỗi ngày có tới cả ngàn lượt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vào BV.
Trước những phản ánh về mức giá “cắt cổ” ở một số điểm trông xe trên đường Phủ Doãn, ông Trần Quốc Trung, Phó chủ tịch UBND phường Hàng Trống cho biết: “Ngoài bãi xe dọc bên cổng BV Việt Đức được quận cấp phép, chính quyền địa phương không cấp phép cho bất kỳ điểm trông giữ nào khác. Có thể một số nhà dân tự phát trông xe trước nhu cầu cấp thiết của người dân, nhưng cũng khó kiểm soát vì đây là nhà dân. Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm nếu phát hiện hiện tượng tự ý trông xe, thu tiền giá cao".
Thực tế, với hạ tầng địa phương hạn hẹp thì việc đáp ứng đủ nhu cầu trông giữ xe như hiện nay vẫn là bài toán khó.
(Theo báo Giao thông)
" alt=""/>Hà Nội: Gửi xe máy vào bệnh viện bị “chém đẹp” 30.000 đồng/lần

- Bên cạnh những hình ảnh hàng quán chặt chém hay trộm cắp ở cửa hàng, thời gian gần đây, một số cửa hàng có hình thức kinh doanh siêu lạ xuất hiện: kinh doanh bằng niềm tin, dựa trên lòng trung thực của khách. Với hình thức kinh doanh này, cửa hàng không cần người bán, khách tự phục vụ và trả tiền, hay khách ăn xong trả tiền tùy tâm.Thời ăn uống tùy thích, trả tiền tùy tâm
Từ lâu, khá nhiều người Việt đã biết đến mô hình kinh doanh tự chọn đồ, tự phục vụ 100% ở Nhật. Cụ thể, tại những cửa hàng dạng này, thông thường đầu ngày, chủ cửa hàng mang sản phẩm kèm với giá tiền ghi sẵn ra để đó rồi về. Khách đến mua chỉ việc lựa đồ, để lại tiền ngay tại quầy nơi họ lấy hàng, hoặc cho vào một lon đựng xu chủ hàng đã để sẵn. Cuối ngày, chủ cửa hàng chỉ việc đến mang hàng thừa và tiền về.
Giữa năm 2016, cửa hàng đồ uống mới mở của anh Đào Khánh Hiệp ở Hà Nội khiến nhiều người thích thú, đặc biệt là giới trẻ khi cho phép khách hàng tự phục vụ 100% từ khâu mua hàng cho đến trả tiền. Chủ hoặc nhân viên chỉ xuất hiện khi khách cần hướng dẫn sử dụng thiết bị tại cửa hàng.

|
Cửa hàng không cần chủ, khách mua tự trả tiền bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội |
Để mua hàng, khách chỉ việc bấm chuông và đẩy cửa vào rồi tùy ý lựa chọn sản phẩm. Khi đã ưng ý, khách mang sản phẩm đến trước bàn chít giá, tự chít giá để máy tính in hóa đơn. Sau khi lấy hóa đơn, khách bỏ số tiền cần thanh toán và bọc vào trong một túi nilon đen có sẵn, điền thêm tên, số điện thoại trên máy tính và bỏ túi vào hòm là hoàn tất chuyện mua bán. Bởi tất cả hoạt động đều phụ thuộc 100% vào khách hàng nên cửa hàng đồ uống của anh Hiệp hấp dẫn khá nhiều người tò mò đến thử.
Bên cạnh hình thức kinh doanh này, trước đó, vào thời điểm đầu năm 2015, quán cơm chay tự chọn của anh Dương Khánh Đạt (quê Thái Bình) khiến nhiều người xôn xao bàn tán, thu hút hàng trăm lượt khách vào mỗi ngày. Đạt còn hấp dẫn bởi khác biệt hoàn toàn với những quán cơm chay khác trên địa bàn Hà Nội.
Tại quán, khách hàng được ăn uống tự chọn, thoải mái nhưng không bắt buộc phải trả tiền hoặc trả tùy tâm. Trong quán để một chiếc hòm để khách tự thả tiền. Theo đó, doanh thu của quán mỗi ngày rơi vào khoảng 2-3 triệu đồng, chưa kể chi phí mua nguyên vật liệu, điện nước… Để có thể duy trì quán ăn, anh Đạt tiết kiệm bằng cách tự đi chợ, nấu ăn, phục vụ.
Cũng áp dụng hình thức trả tiền tùy tâm, quán cháo ếch của anh Hà Mạnh Cường (phố Huế, Hà Nội) khai trương hồi tháng 11/2015 thu hút 450-500 thực khách mỗi ngày. Có những lúc, khách hàng phải kiên nhẫn chờ đợi bên ngoài quán để được vào ăn.
Được biết, mỗi suất cháo ếch của anh có giá từ 45.000 đồng-90.000 đồng tùy món, nhưng khách có thể ăn bao nhiêu cháo tùy thích và trả tiền bao nhiêu tùy tâm. Thậm chí, trả 0 đồng, khách vẫn được nhân viên lẫn ông chủ vui vẻ phục vụ.
Đặt niềm tin 100% với khách hàng
Những hình thức kinh doanh đặt niềm tin hoàn toàn vào khách hàng mới manh nha xuất hiện gần đây nhưng đang dần trở nên phổ biến. Phần lớn mọi người đều ủng hộ các cửa hàng kinh doanh theo hình thức này, nhưng cũng có một số người đặt ra câu hỏi: nhỡ khách đến mua đồ không trả tiền, khách đến ăn nhiều trả tiền ít hay các chủ hàng chẳng sớm thì muộn cũng sẽ sập tiệm bởi hình thức kinh doanh này?...

|
Cơm chay ăn tùy thích, trả tiền tùy tâm |
Thực tế, những câu chuyện về người Việt vào siêu thị thích ăn miễn phí, vào cửa hàng vẫn hay “quên không trả tiền” không phải làm chuyện hiếm nếu không muốn nói là xảy ra thường ngày. Song, với hình thức kinh doanh không cần người bán, khách tự trả tiền của các chủ hàng trên, họ đang muốn chứng minh rằng đa phần người Việt là trung thực.
Bằng chứng là, cửa hàng tự phục vụ của anh Đào Khánh Hiệp dù không có nhân viên phục vụ, giám sát nhưng mọi hoạt động mua bán ở đây diễn ra rất suôn sẻ. Theo đó, suốt 3 tháng mở cửa, anh chưa thu thiếu đồng nào cũng chưa để mất bất cứ thứ gì.
“Khi có ý định mở cửa hàng này, tôi từng bị bạn bè, người thân ngăn cản vì cho rằng Việt Nam khác với Nhật Bản. Song, tôi cho rằng, bản chất của người Việt rất tốt, lương thiện nhưng chưa có cơ hội để thể hiện điều đó. Vì thế, tôi muốn tạo ra môi trường để những điều tốt đẹp có dịp phát huy”, anh Hiệp chia sẻ.
Tương tự, anh Dương Khánh Đạt cũng cho biết, quán cơm chay tự chọn, khách trả tiền tùy tâm đã khai trương được 2 năm nay nhưng vẫn hoạt động cực tốt.
Theo anh Đạt, khách đến ăn có thể trả bao nhiêu tiền tùy thích kể cả ăn ít hay ăn nhiều. Song, hầu hết mọi người đều tự giác trả tiền đúng với giá trị của đĩa cơm mình ăn, hầu như không có người ăn nhiều mà trả tiền ít.
Theo một chủ cửa hàng cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm ở Thanh Xuân (Hà Nội), khi mở cửa hàng, lợi nhuận chỉ là một phần, điều ông muốn nhiều hơn là gieo niềm tin, dành sự tôn trọng tuyệt đối cho khách hàng.
Trong khi đó, đa phần những khách hàng từng ghé qua những cửa hàng trên đều muốn quay lại, bởi họ sẵn sàng đáp lại niềm tin, sự tôn trọng của cửa hàng bằng những hành động văn minh, lịch sự và thiết thực nhất của mình.
Hải Dương" alt=""/>Ăn no tùy thích, trả tiền tùy tâm: Tin khách sạt nghiệp?