
- 14h chiều thứ Sáu 9/3 tại toà soạn báo Vietnamnet diễn chương trình giao lưu trực tuyến với 3 đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2017 ở các lĩnh vực quốc phòng - an ninh, văn hoá - nghệ thuật và lao động sản xuất. |
3 nhân vật đề cử Gương mặt trẻ tiêu biểu sẽ giao lưu cùng độc giả Vietnamnet |
3 nhân vật giao lưu cùng độc giả báo Vietnamnet gồm có:
 |
Bùi Minh Thắng - chủ trại nấm 10 Sài Gòn. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng |
Bùi Minh Thắng, sinh năm 1991, chủ trại nấm 10 Sài Gòn, huyện Củ Chi. Khởi nghiệp từ số vốn ít ỏi nay đã là chủ trại nấm rộng 1.200 m2; trừ chi phí mỗi tháng lãi 150-200 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.
 |
Đại úy Phạm Văn Dân. Ảnh: Tiền Phong |
Đại úy Phạm Văn Dân, sinh năm 1983, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. Là đội trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hải Dương, Dân trực tiếp xâm nhập và tổ chức đấu tranh triệt phá 6 chuyên án.
 |
Nghệ sĩ piano Lưu Đức Anh |
Thạc sĩ Lưu Đức Anh, sinh năm 1993, Học viện âm nhạc Malmo, Thụy Điển, giải nhất cuộc thi Piano quốc tế Stockholm tại Stockholm-Thụy Điển; Giải đặc biệt cuộc thi Piano quốc tế “Alain Marinaro” tại Collioure – Pháp…
Từ 135 hồ sơ hợp lệ được đề cử từ 53 đơn vị, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 đã tổ chức họp và tiến hành bỏ phiếu kín để lựa chọn ra 20 đề cử thuộc 9 lĩnh vực (lĩnh vực Quản lý Hành chính không có đề cử nào được chọn) vào vòng tiếp theo.
 |
Các khách mời tại tòa soạn VietNamNet. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Hội đồng xét tặng giải thưởng sẽ họp phiên cuối cùng vào gần giữa trung tuần tháng 3 để xét chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017. 10 đề cử còn lại sẽ nhận danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2017.
Dưới đây là nội dung buổi giao lưu.
Mạnh Hùng, nam - 31 tuổi: Bùi Minh Thắng đã gặp những khó khăn gì trong quá trình làm việc để đạt được những thành công như ngày hôm nay?
Anh Bùi Minh Thắng: Trong quá trình đưa phôi đến tay khách hàng, mọi người chưa hiểu hết kỹ thuật chăm sóc như tưới tiêu, tạo ẩm cho phôi nấm, thu hoạch nấm,... Từ đó dẫn đến phôi nấm đạt năng suất không cao. Nhưng đó cũng là động lực để mình cùng khách hàng cùng nhau khắc phục.
Lê Hạnh, nữ - 30 tuổi: Điều gì làm anh tự hào nhất khi mọi người nói về cảnh sát hình sự?
Đại úy Phạm Văn Dân: Đó là việc chúng tôi có cơ hội phá được nhiều chuyên án, bắt giữ được các đối tượng nguy hiểm để bảo vệ được sự bình yên cuộc sống của người dân. Con tôi cũng rất tự hào khi khoe với các bạn, bố mình là cảnh sát hình sự. Đó cũng là một chút động viên, tự hào với tôi.
Thu Huyền, nữ - 24 tuổi: Khó khăn nhất trong quá trình bạn Thắng sản xuất phôi nấm - thực hiện dự án khởi nghiệp của mình là gì?
Anh Bùi Minh Thắng: Khó khăn nhất trong quá trình sản xuất phôi nấm là kỹ thuật. Làm thể nào để phôi đạt chất lượng cao nhất, giảm thiểu tỉ lệ hư hỏng... là những điều mình luôn trăn trở. Phải mất khoảng 3 năm (đến năm 2012) trang trại nấm của mình mới dần đi vào ổn định.
 |
Anh Bùi Minh Thắng |
Võ Nam, nam - 21 tuổi: Anh Dân đã bao giờ có hành động nào phản ứng lại ý kiến của cấp trên trong lúc điều tra giúp vụ việc đúng hướng, được sáng tỏ giống như phim chưa?
Đại úy Phạm Văn Dân: Khi gặp những ý kiến chỉ đạo của cấp trên không theo ý của mình, tôi thường lắng nghe, rồi về tự tìm hiểu, xem lại những vấn đề mà lãnh đạo cho rằng chưa đúng. Nếu tôi phát hiện ra ý kiến của mình là sai, tôi sẽ điều chỉnh ngay.
Lê Hùng, nam - 21 tuổi: Gia đình phản ứng thế nào khi anh Dân thường xuyên đối mặt với các nguy hiểm trong quá trình công tác?
Đại úy Phạm Văn Dân: Thời gian đầu công tác, gia đình tôi cũng thường xuyên, động viên, nhắc nhở phải cẩn thận. Tôi giải thích cho gia đình hiểu rằng trong quá trình thực hiện công việc đều có sự chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo, lúc nào cũng có sự kề vai sát cánh của các đồng đội. Gia đình tôi đã hiểu và an tâm hơn, thường xuyên động viên để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Minh Hòa, nam - 30 tuổi: Thắng trăn trở những điều gì khi bắt tay vào khởi nghiệp với việc trồng nấm? Anh có nghĩ đến trường hợp sẽ thất bại và mang một khoản nợ lớn không? Nếu thất bại, anh sẽ làm gì?
Anh Bùi Minh Thắng: Khi khởi nghiệp, đặc biệt với một người trẻ và với một lĩnh vực có khá nhiều rủi ro, mình đã gặp phải rất nhiều khó khăn như tiền vốn, nhân công, kỹ thuật... Mình có tham gia một số khóa học ngắn hạn về trồng nấm. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế lại là một chuyện rất khác. Mình đã thất bại ngay từ lần đầu.
Lúc bắt đầu khởi nghiệp mình cũng có lường trước đến việc sẽ thất bại. Nhưng mình rất tin tưởng vào bản thân mình bấy giờ. Khi đó tuổi mình còn khá trẻ và mình có rất nhiều nhiệt huyết. Mình tự tin mình sẽ không thất bại vì đây là sự lựa chọn của mình. Mình muốn chứng minh cho mọi người thấy là quyết định ấy không sai lầm.
Lê Hương, nữ - 24 tuổi: Trong quá trình làm việc có thời điểm nào khiến Đại úy Phạm Văn Dân nhụt chí, chán nản và muốn đổi sang một công việc an toàn hơn?
Đại úy Phạm Văn Dân: Tôi chưa bao giờ có tư tưởng và suy nghĩ đó. Bởi vì tôi rất đam mê với nghề này. Trước khi vào nghề, tôi đã xác định gắn bó với công việc này.
Phú Khải, nam - 26 tuổi: Những lúc phá án đi vào ngõ cụt, anh và các đồng đội sẽ làm gì?
Đại úy Phạm Văn Dân: Chúng tôi sẽ xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên. Sau đó, chúng tôi tập trung cùng bàn bạc đưa ra những phương án đấu tranh tốt hơn.
 |
Đại úy Phạm Văn Dân |
Phùng Kiên, nam - 25 tuổi: Đại úy Phạm Văn Dân có thể kể lại với độc giả một tình huống mặt đối mặt với kẻ xấu trong quá trình bắt án?
Đại úy Phạm Văn Dân: Chúng tôi từng bắt một đối tượng có biệt danh là siêu trộm ở Hải Dương tên là Nguyễn Tử Tuấn - biệt danh là Tuấn tử tuyệt. Đây là đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đối tượng này cũng nghiện ma tuý và nhiễm HIV, có nhiều tiền án, tiền sự. Qua quá trình theo dõi, chúng tôi bắt giữ được đối tượng khi đang thực hiện hành vi phá khoá vào nhà dắt xe máy đưa ra ngoài. Đối tượng sau đó có hành vi dùng súng bắn điện chống trả lại lực lượng công an. Với tinh thần quyết tâm đấu tranh với tội phạm đến cùng, chúng tôi đã bắt gọn đối tượng khi trên tay đối tượng vẫn cầm khẩu súng.
Huy Minh, nam - 28 tuổi: Người thầy mà anh ấn tượng nhất trong suốt quãng thời gian học là ai? Bài học hay cách dạy nào của thấy anh nhớ nhất?
Th.S Lưu Đức Anh: Mình có may mắn được học với chú Đặng Thái Sơn tại một festival ở Nhật trong vòng 2 tuần năm 2011. Có rất nhiều điều chú nói mà vẫn theo mình đến tận bây giờ. Một trong số đó là những lời giảng về kỹ năng nghe. Tay của mình có thể chỉ đạt đến một tốc độ giới hạn nhưng tai của mình thì không hề có giới hạn. Mỗi ngày mình vẫn nghe được nhiều thứ hơn, nhiều chi tiết hơn trong âm nhạc. Càng lớn mình càng nhận ra đôi tai còn quý giá hơn cả đôi tay. Đôi khi không chỉ nghe người ta chơi đàn thế nào, hát thế nào mà còn nghe xem người ta là con người như thế nào nữa.
Phương Mai, nữ - 25 tuổi: Tại sao bạn Thắng lại chọn mô hình trồng nấm để thực hiện việc khởi nghiệp của mình? Gia đình có hỗ trợ bạn trong quá trình khởi nghiệp?
Anh Bùi Minh Thắng: Nhận thấy được tiềm năng của thị trường nấm ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển, lượng cung không đủ cầu. Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2009, mình quyết định khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm.
Khi bắt đầu khởi nghiệp, gia đình mình đã hỗ trợ mình rất nhiều về mặt vật chất và tinh thần. Đó là một số tiền không lớn nhưng đã là bước đệm ban đầu giúp mình thành công.
Vỹ Vỹ, nữ - 17 tuổi: Anh Lưu Đức Anh có nghe Kpop không?
Th.S Lưu Đức Anh: Rất tiếc là không.
Tô Ngọc, nữ - 16 tuổi: Bí quyết đẹp trai của anh là gì?
Th.S Lưu Đức Anh: Chắc phải hỏi gia đình mình cho ăn gì.
Trang Trang, nữ - 27 tuổi: Là một cảnh sát hình sự, anh Dân đã bao giờ bị mua chuộc bằng vật chất chưa? Anh có suy nghĩ như thế nào trước những lời đề nghị rất hấp dẫn ấy?
Đại úy Phạm Văn Dân: Có một số vụ án chúng tôi có tiếp xúc với một số người do chưa hiểu biết sâu về pháp luật nên họ cũng có những gợi ý bằng vật chất đối với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi giải thích cho họ hiểu rằng chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thu Hiền, nữ - 29 tuổi: Anh Dân cho hỏi anh và gia đình đã khi nào bị các đối tượng tội phạm đe dọa chưa? Những lúc ấy anh làm thế nào?
Đại úy Phạm Văn Dân: Trong quá trình công tác đến nay đã hơn 10 năm, cũng có một số vụ án chúng tôi gặp một số đối tượng đe doạ. Những lúc ấy, tôi giải thích cho họ hiểu hành vi vi phạm pháp luật của họ để họ nhận thức được việc đó là sai. Khi họ nhận thức được hành vi vi phạm của mình, họ sẽ chấp hành theo quy định của pháp luật và không còn đe doạ nữa.
Thùy Dung, nữ - 17 tuổi: Chú Dân ơi, cháu đang là học sinh lớp 12 và là con gái. Cháu rất thích các ngành công an, quân đội, nhưng gia đình cháu khuyên con gái không nên đi theo ngành này, vất vả và nguy hiểm. Cháu muốn hỏi chú là đồng nghiệp của chú có nhiều người là phụ nữ không? Họ có gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ không? Theo chú thì cháu có nên chọn ngành khác như bố mẹ mong muốn không? Cháu cảm ơn chú.
Đại úy Phạm Văn Dân: Mỗi ngành nghề đều có những khó khăn, vất vả riêng. Theo chú, nếu cháu có đam mê ngành này, cháu nên tiếp tục theo đuổi và giải thích cho bố mẹ hiểu rằng ngành công an cũng có những bộ phận không quá vất vả và nguy hiểm dành riêng cho phụ nữ. Trong ngành hình sự có khoảng 10% là nữ. Cũng có những người trực tiếp tham gia các nhiệm vụ truy bắt đối tượng như chú.
 |
Th.S Lưu Đức Anh |
Vũ Trang, nữ - 24 tuổi: Đợt này trong số ứng viên lĩnh vực nghệ thuật còn có em Minh Châu, một học sinh không phải con nhà nòi. Anh có nghĩ rằng Minh Châu sẽ có nhiều phiếu bầu hơn anh?
Th.S Lưu Đức Anh: Thực sự thì mình không quá để tâm đâu mà. Được vào top này là mình cũng thấy rất vinh dự rồi. Gia đình và bạn bè cũng đã rất tự hào. Mình vẫn đang cố phấn đấu nhiều hơn để làm được những thứ mà để tự hào với chính mình chứ không phải chỉ riêng cho gia đình bạn bè. Minh Châu mình cũng được nghe nói là một nghệ sĩ rất rất triển vọng. Mình thấy rất vui vì nhiều nghệ sĩ cổ điển đã được để ý tới càng ngày càng nhiều hơn.
Thu Hương, nữ - 28 tuổi: Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ chọn con đường khởi nghiệp nhưng số người thành công không nhiều. Thắng có lời khuyên gì cho các bạn trẻ chọn con đường này không?
Anh Bùi Minh Thắng: Khi khởi nghiệp không chỉ riêng ngành nấm mà trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Mình nghĩ thành công nào cũng phải trải qua thất bại. Biết chấp nhận thất bại thì mới có thể thành công. Các bạn cần phải có đủ ý chí, nghị lực và quyết tâm khi chọn con đường khởi nghiệp của mình. Mình đã làm được và mình tin rằng các bạn cũng sẽ làm được và làm tốt hơn mình.
Như Hằng, nữ - 35 tuổi: Bạn có hay đọc sách không? Bạn thích nhất cuốn sách nào?
Th.S Lưu Đức Anh: Mình chủ yếu đọc sách về âm nhạc là nhiều hơn cả. Tuy nhiên có một cuốn sách mình càng ngày càng thấy thích đó chính là trường ca “Divine Comedy”-“Thần khúc” của Dante Alighieri, đây là một tác phẩm đỉnh cao của nghẹ thuật châu Âu. Lúc đầu đọc thực sự thấy rất rất khó hiểu nhưng càng đọc, mình càng thấy thấm thía và nhận ra được sự kết nối chặt chẽ của nó tới âm nhạc cổ điển.
Minh Anh, nữ - 18 tuổi: Anh học các môn văn hoá thế nào? Môn học nào anh thấy thú vị hơn cả?
Th.S Lưu Đức Anh: Mình cũng cố gắng và duy trì được học sinh giỏi trong cả 12 năm học. Mình có rất nhiều hứng thú với bộ môn Vật lý nhưng cũng tiếc vì thời gian đó không có nhiều thời gian để tìm hiểu thêm.
Phùng Thị Hân, nữ - 36 tuổi: Chuyên án nào khiến anh Dân ấn tượng nhất trong quá trình công tác?
Đại úy Phạm Văn Dân: Chuyên án mà tôi cùng đồng đội bắt giữ 2 đối tượng ở tỉnh Quảng Ninh có hành vi tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép vật liệu nổ - gần 250kg thuốc nổ và 1.000 kíp nổ cùng dây cháy chậm - là chuyên án mà tôi ấn tượng nhất.
Sau khi thực hiện đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ dịp Tết Nguyên đán, qua công tác nắm tình hình, chúng tôi phát hiện có một số đối tượng từ tỉnh Quảng Ninh thường xuyên sang địa bàn tỉnh Hải Dương để tiêu thụ thuốc nổ. Chúng tôi đã báo cáo lên ban giám đốc Công an tỉnh, lãnh đạo phòng Cảnh sát hình sự, đề xuất xác lập chuyên án, đấu tranh bắt giữ những đối tượng này.
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát quyết liệt của ban giám đốc Công an tỉnh và lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự cùng sự hỗ trợ, phối hợp của các đồng chí, đồng đội, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, chúng tôi đã phá thành công và bắt giữ 2 đối tượng khi chúng đang thực hiện hành vi giao hàng cho đối tượng mua. Tôi ấn tượng vì hôm đó là một đêm mưa to gió lớn, rét mướt. Chúng tôi cũng thu thêm được một số khẩu súng tự chế và băng đạn.
Vy Vy, nữ - 27 tuổi: Anh Lưu Đức Anh đã từng trải qua nỗi buồn nào đáng kể chưa? Nó xảy ra như thế nào?
Th.S Lưu Đức Anh: Buồn về chuyện cá nhân thì xin phép giữ làm vấn đề riêng tư. Buồn trong học hành thì có thể kể đến câu chuyện thi đầu vào cấp 3. Đây là một kỉ niệm đến bây giờ mình vẫn nhớ rất rõ và luôn nhắc nhở mình mỗi ngày.
Khoảng 10 năm trước, mình vẫn chưa hề thực sự có ý định nghiêm túc về việc trở thành một nghệ sĩ biểu diễn mặc dù rất đam mê. Lúc đó là kì thi đầu vào cấp 3. Mình luôn muốn vào một ngôi trường tốt có uy tín để có điều kiện học tập tốt nhất để thi vào một trường Đại học nào đó, năm đó mình đăng ký thi vào PTTH Thăng Long, đó cũng là quyết tâm của mình trong suốt những năm cấp 2. Mình luôn tự tin mình là đứa có học lực giỏi, các thầy cô giáo cấp 2 cũng rất tự tin và tin chắc mình sẽ đỗ không chút khó khăn gì.
Tuy nhiên, lúc làm bài kiểm tra môn Toán, không hiểu sao mình lại bất cẩn làm sai ngay câu đầu tiên (thường là câu dễ nhất và nhiều điểm nhất). Và đương nhiên là mình không đủ điểm để vào Thăng Long và phải chuyển sang học ở THPT Trần Phú. Những ngày tháng chờ đợi kết quả mặc dù biết chắc là mình trượt thực sự rất khó khăn và căng thẳng.
Nhưng một thời gian sau nghĩ lại, mình luôn cho rằng đây là số phận đã quyết đưa mình tới với âm nhạc, nếu như ngày đó thi đỗ, có khi bây giờ mình đang làm một ngành nghề hoàn toàn khác rồi. Do đó, kỉ niệm này luôn là lời nhắc nhở rằng mình có một sứ mệnh với âm nhạc và phải nỗ lực cống hiến bằng hết tất cả khả năng của mình.
Minh Hòa, nam - 30 tuổi: Đây có phải là dự án khởi nghiệp đầu tiên của Thắng? Bạn có thể chia sẻ về những dự án trước đây của bạn không?
Anh Bùi Minh Thắng: Đây là dự án đầu tiên của mình. Sau khi tốt nghiệp THPT năm 2009, mình đã bắt tay vào việc khởi nghiệp trồng nấm.
Như Lan, nữ - 40 tuổi: Nhà có ba người đàn ông (bố và hai con trai) đều theo nghiệp đàn. Gia đình cháu có quy tắc nào riêng được xem như gia phong hay không?
Th.S Lưu Đức Anh: Cháu nghĩ là gia đình mình cũng bình thường như những gia đình khác thôi. Có thể nói là nghiêm khắc hơn một chút so với những gia đình của thế hệ trẻ hơn bây giờ, nhưng thời đó thì hoàn toàn là bình thường. Nhà có 2 con trai, tính vốn đã hiếu động lại cần phải duy trì kỉ luật tập luyện nên đương nhiên là phải nghiêm khắc rồi. Tuy nhiên thì không phải vì thế mà nói cháu không có tuổi thơ hay tuổi thơ chỉ có đàn. Gia đình cũng sắp xếp thời gian học hợp lý để cháu vẫn được đi chơi hay thỉnh thoảng mua những món đồ mà mình thích. Nói chung là cháu tuy phải học nhiều từ bé nhưng không hề thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa là mấy.
Ngân Anh, nữ - 35 tuổi: Học piano giúp anh tích lũy được những điều gì?
Th.S Lưu Đức Anh: Hiện tại có thể nói mình đang học về âm nhạc chứ không phải học Piano nữa. Piano chỉ là một phương tiện giúp mình đi tới âm nhạc, tới thế giới nghệ thuật. Điều lớn nhất mà âm nhạc cổ điển mang tới cho mình là đã giúp mình trở thành một người tốt, không ích kỷ, luôn luôn muốn chia sẻ với mọi người, biết yêu thương người khác.
Thứ hai là nó đã giúp mình trở thành một con người có kỉ luật, được hình thành từ nhiều năm tháng kiên trì tập luyện nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Cuối cùng là mình có được một khối lượng kiến thức lớn về văn hóa nghệ thuật.
 |
Th.S Lưu Đức Anh |
Phương Chi, nữ - 35 tuổi: Nhiều người cho rằng học piano rất lâu, cần phải đầu tư rất nhiều nhưng lại không có gì đảm bảo cho tương lai. Rất nhiều người đã rơi rụng dần trên hành trình đến với con đường được cho là may rủi ấy. Bản thân bạn có gặp phải trở ngại gì trên con đường này không?
Th.S Lưu Đức Anh: Mình nghĩ là mình đã rất may mắn khi có gia đình và thầy cô giáo chỉ đường vô cùng đúng đắn. Mình bắt đầu rất chậm rãi và từ tốn, dần tham gia các cuộc thi từ nhỏ đến lớn, không hề có mục tiêu phải trở thành ngôi sao nổi tiếng từ khi còn nhỏ tuổi. Mọi thứ đối với mình bây giờ được xây dựng vô cùng chắc chắn qua một quá trình rất dài và mình vẫn đang tiến bộ lên từng ngày.
Có một khó khăn đáng kể nhất có thể nói là những lúc cấp 2, cấp 3, phải duy trì cả việc tập đàn lẫn đảm bảo chất lượng học văn hóa ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Mình không có thời gian đi học thêm như những bạn khác. Nhiều khi không thể xong hết được bài tập và đành tới trường với tâm trạng khá lo lắng hy vọng cô giáo sẽ không kiểm tra đến mình. Thường hầu hết mọi người đều dừng học đàn ở cấp 3 vì muốn tập trung thi một đại học khác. Mình lúc đó cũng chưa xác định rõ được đích đến nghề nghiệp nên vẫn phải cố duy trì cả hai, rất may là mình cũng đã qua được.
Phương An, nữ - 42 tuổi: Câu hỏi cho Đại úy Phạm Văn Dân. Anh đến với nghề từ cơ duyên nào?
Đại úy Phạm Văn Dân: Chào chị. Tôi biết đến nghề nhờ những bộ phim về cảnh sát hình sự mà tôi xem hồi bé. Để thực hiện ước mơ đó, khi ra đồng gặt lúa, tôi hay ôm lúa, không dám dùng gánh để gánh lúa, sợ ảnh hưởng đến chiều cao. Tôi cũng thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng chiều cao. Sau nhiều nỗ lực, tôi đã đủ chiều cao để thi vào ngành công an. Cuối cùng, ước mơ của tôi trở thành hiện thực.
Hân Đặng, nữ - 27 tuổi: Anh trai anh - Lưu Hồng Quang - từng được giải gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc nói gì với anh về danh hiệu này?
Th.S Lưu Đức Anh: Anh mình cũng rất vui và tự hào bởi cả hai đều được bình chọn cho giải thưởng cao quý này. Đây là sự động viên tinh thần lớn lao để cả hai tiếp tục cố gắng trên con đường mình đã chọn.
Nguyễn Vỹ, nam - 26 tuổi: Anh làm thế nào để thuyết phục người thân, bạn bè tin tưởng để ủng hộ anh, cho anh vay vốn? Em cũng đang muốn khởi nghiệp và cần vốn, mà bố mẹ em không tin tưởng đầu tư cho em. Em phải làm gì bây giờ hả anh Thắng?
Anh Bùi Minh Thắng: Thực ra đây là nghề truyền thống của gia đình mình. Khi khởi nghiệp, mình cũng nhận rất nhiều sự phản đối của gia đình vì lúc vừa tốt nghiệp THPT tương lai công việc phía trước rất rộng mở. Gia đình không muốn mình theo con đường nông nghiệp vốn đã rất khó khăn và khổ. Nhưng vì sự đam mê cũng như ý chí quyết tâm, mình đã chứng minh cho mọi người thấy quyết định của mình là đúng.
Khi khởi nghiệp ban đầu, số lượng nhỏ, thì số vốn bỏ ra không quá lớn. Ví dụ, khoảng 10 triệu đồng là bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm. Khi đã thành công với mô hình nhỏ, mình tin gia đình bạn sẽ tin tưởng và ủng hộ bạn. Điều quan trọng nhất bạn cần phải có đủ ý chí, quyết tâm và niềm đam mê với con đường mình đã chọn.
 |
Anh Bùi Minh Thắng |
Hùng Cường, nam - 45 tuổi: Ở Việt Nam, âm nhạc cổ điển không phải là thể loại gần gũi với nhiều người. Lưu Đức Anh nghĩ sứ mệnh của mình là gì trong việc đưa âm nhạc cổ điển đến gần hơn với khán giả Việt?
Th.S Lưu Đức Anh: Cháu tự thấy mình có nhiều may mắn về hoàn cảnh, điều kiện cũng như khả năng. Chính vì thế càng nhận thấy mình phải có trách nhiệm và sứ mệnh lớn hơn những người kém may mắn hơn.
Sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, mình nhận thấy (và cả thế giới cũng công nhận) vai trò của âm nhạc cổ điển và sự quan trọng của thể loại nghệ thuật này tới sự phát triển văn hóa của mỗi quốc gia.
Việt Nam vì hoàn cảnh lịch sử mà thể loại nghệ thuật không được chú trọng tới, đem lại nhiều sự thiệt thòi. Mình hy vọng có thể góp phần nhỏ của mình thông qua những buổi biểu diễn, những dự án âm nhạc lớn nhỏ để giúp nhiều người nhận ra vai trò thực sự của âm nhạc cổ điển. Không hề có ý ép buộc khán giả phải yêu thích nó hay từ bỏ những thể loại âm nhạc khác, đơn giản là đưa tới một nhận thức đúng đắn hơn về thể loại nghệ thuật này, vốn đang bị hiểu lầm rất nhiều ở Việt Nam.
Hải Phong, nam - 35 tuổi: Theo bạn, thứ quý giá nhất của một người nghệ sĩ Piano là gì?
Th.S Lưu Đức Anh: Có lẽ đối với tất cả nghệ sĩ nói chung đó là một tấm lòng chân thành, sẵn sàng chia sẻ. Còn về chuyên môn thì nếu đã tự nhận là nghệ sĩ thì đương nhiên cũng phải có ít nhiều.
Nghệ thuật là một thế giới vô hình song song với thế giới hiện thực bây giờ, nhưng nó chỉ bao gồm những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất mà các vĩ nhân đã và đang để lại. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phải đi tới thế giới đó, mang các tri thức đó truyền lại tới khán giả ở thế giới thực tại để thay đổi thế giới, góp phần làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp lên. Để làm được điều đó, mỗi nghệ sĩ phải thật lòng mong muốn sẻ chia với khán giả, chứ không phải dùng nghệ thuật để đánh bóng cho tên tuổi của bản thân.
Hải Phú, nam - 17 tuổi: Chú Dân ơi, cháu rất thích xem phim hình sự, trinh thám. Không biết phá án ngoài đời có giống trong phim không chú?
Đại úy Phạm Đức Dân: Trong phim và thực tiễn ngoài đời cơ bản có những nét giống nhau. Tuy nhiên, ngoài đời thậm chí có những tình huống gay cấn và nguy hiểm hơn. Cũng có những tình huống lãng mạn hơn. Ví dụ như tôi từng cho người yêu, vợ con vào công việc thực tế. Hoặc ngủ ngoài đường, ăn bánh mì trên xe là chuyện thường xuyên.
Hoa Minh, nữ - 25 tuổi: Sinh ra trong một gia đình có bố là PGS.TS NSƯT Lưu Quang Minh, anh trai là Lưu Hồng Quang – người được biết tới như một tài năng piano trẻ tuổi, anh có gặp phải áp lực gì không?
Th.S Lưu Đức Anh: Hồi nhỏ mình gặp áp lực đôi chút vì cũng không thể tránh được những lời so sánh từ người ngoài, mặc dù người ta cũng chẳng có ác ý gì. Nhưng qua thời gian thì dần dần áp lực đó cũng nhẹ dần và bây giờ thì mình không còn chịu ảnh hưởng gì nữa. Giờ đây, mỗi người đều đã có một phong cách riêng, một vùng trời riêng và cùng nhau giúp đỡ hoàn thiện nhau một cách rất dễ dàng.
Trần Ngọc, nam - 34 tuổi: Bạn Thắng có dự định gì cho sắp tới, bạn có thể chia sẻ cùng độc giả VietNamNet được không?
Anh Bùi Minh Thắng: Sắp tới, mình dự định sẽ mở rộng quy mô lên 6.000 m2 và tập trung chủ yếu vào nấm thành phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng. Hiện tại, mình chỉ cung cấp phôi, chính vì thế mình muốn đa dạng hóa sản phẩm của mình để có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khác nhau.
Ban Giáo dục

10X “hạt tiêu” chinh phục các giải thưởng quốc tế
Trong suốt gần 10 năm kể từ khi luyện những nốt nhạc đầu tiên, người cha vẫn đồng hành với con tại các lớp học, trên sân khấu hay theo chân con đi biểu diễn khắp châu Âu, châu Mỹ.
" alt=""/>Giao lưu với các ứng viên Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2017
Chia sẻ với VietNamNet, một số phụ huynh ở Nghệ An không đồng tình với thông báo của nhà trường là giữ nguyên việc thu 10 tháng học phí (bao gồm cả những tháng học sinh nghỉ vì Covid-19 mà chỉ học online).Các phụ huynh cho biết, theo thỏa thuận từ đầu năm học, Trường Phổ thông CLC Phượng Hoàng thu học phí 10 tháng (từ 1/8/2019 đến 30/5/2020). Tuy nhiên do dịch bệnh nên các học sinh nghỉ học từ ngày 7/2 đến 3/5/2020 (tức là 2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5; theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo ngày kết thúc năm học là 30/6. Như vậy, nếu tính tháng 4 nghỉ vì Covid-19 học bù vào tháng 6 thì còn 1 tháng 3 tuần học sinh không đi học trực tiếp. Như vậy thực tế học sinh đi học trực tiếp tại trường là 8 tháng 1 tuần. Tuy nhiên trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí. Điều này khiến các phụ huynh không hài lòng.
 |
Phụ huynh và Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng chưa thỏa thuận được mức thu phí thời gian học online |
“Như vậy nếu giữ nguyên mức thu 10 tháng là không phản ánh đúng thời lượng học thực tế mà học sinh nhận được”, chị H.P – một phụ huynh nói.
Theo chị H.P, trong quãng thời gian 2 tháng 3 tuần mà các con nghỉ dịch, trường có tổ chức dạy học online. Tuy nhiên, theo đánh giá của phụ huynh là không hiệu quả (liên tục bị out vì dùng phần mềm Zoom miễn phí) và việc này cũng được phản ánh nhiều lần trên nhóm của các lớp.
Chị H.P cho hay, tháng 2 khi chưa có văn bản triển khai của Sở GD-ĐT Nghệ An, trường đã tổ chức dạy học online từ ngày 10/2. Hàng ngày tổ chức dạy 80 phút vào buổi tối. Đến ngày 24/3, khi có văn bản chỉ đạo chính thức của Sở mới đi vào học ôn các bài đã học, thì lịch học của cấp THCS có tăng thêm thành 120 phút/ngày.
“Tuy nhiên, nếu theo thời gian học của cấp 1 và 2 thì học ở trường sẽ là 8 tiếng/ngày trong khi đó học online nhiều nhất là 2 tiếng tức, chỉ bằng 1/3 thời gian học ở trường. Vì vậy, theo chúng tôi trường thu nguyên học phí là không hợp lý”, chị H.P nói.
Nhóm phụ huynh cho rằng, việc trường tự ý áp đặt giữ nguyên mức thu 10 tháng học phí là không đi đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT.
Bởi công văn 1620/BGDĐT-KHTC của Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.
Tuy nhiên, theo chị H.P, trước khi ra thông báo này, nhà trường không tổ chức lấy ý kiến, thoả thuận với phụ huynh.
Vì vậy, nhóm phụ huynh đã làm đơn đề nghị điều chỉnh mức thu học phí trong thời gian nghỉ Covid-19 gửi tới nhà trường. Theo đó, mức học phí mà các phụ huynh kiến nghị thu của năm học 2019-2020 là 8 tháng 1 tuần theo thời gian học tập thực tế. Nếu áp dụng mức thu khác (phí học online,...), đề nghị lấy ý kiến của các phụ huynh để thống nhất mức thu.
Chị H.P cho hay, số tiền học phí 2,4 triệu đồng/tháng so với các trường tư ở các TP lớn không nhiều nhưng với mặt bằng chung ở TP Vinh, Nghệ An là thuộc hạng cao.
“Phụ huynh chúng tôi cân nhắc rất kỹ và thống nhất không phải chỉ vì một ít tiền mà đưa chuyện của trường lên mà cần một sự rõ ràng và hợp lý. Các cuộc họp trước với đại diện ban phụ huynh lớp trước thì chúng tôi không được biết và thống nhất về nội dung”
“Mà nội dung học phí thông báo tới phụ huynh cũng chung chung thu đủ 10 tháng, chứ không có rõ ràng tháng nào học online, bao nhiêu tháng học trực tiếp ở trường và từng tháng các con học bao nhiêu kiến thức và số tiền thu là bao nhiêu”.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, quan điểm của trường được thể hiện qua thư trả lời đơn kiến nghị của phụ huynh. “Chúng tôi cũng muốn kiên trì để 2 bên cùng tìm ra một điểm chung”, ông Mùi nói.
Theo ông Mùi, cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến, theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ 5/8/2019 đến 30/6/2020).
“Chỉ có điều loại hình học được tổ chức theo 2 cách. 8 tháng 1 tuần học tập trung, còn thời gian còn lại là học trực tuyến, tổng học liên tục là 11 tháng”.
 |
Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) |
Theo ông Mùi, thư trả lời đơn kiến nghị cũng nêu đây là căn cứ để trường giữ nguyên tổng học phí 10 tháng như đã thống nhất từ đầu năm học với phụ huynh.
“Tổng thể về quỹ thời gian thì các thầy cô vẫn làm việc liên tục 11 tháng, mà học phí vẫn thu 10 tháng thì mức thu cũng giảm so với thực tế làm việc. Về chất lượng hoàn thành tốt, nếu không tốt thì mới giảm bớt. Quan điểm của lãnh đạo nhà trường là thế. Như vậy về học phí tính 10 tháng, giờ một bên nói chưa giảm, một bên cho rằng đã giảm rồi”.
Ông Mùi cho biết, hiện nhà trường vẫn đang muốn tiếp tục gặp phụ huynh trực tiếp trao đổi để làm rõ những vấn đề, qua bộ phận tài vụ trường để tính toán chi tiết các khoản thu.
Theo thông báo của nhà trường, với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, nếu phụ huynh làm đơn đề nghị xin miễn giảm, nhà trường sẵn sàng xem xét và đồng ý giảm trừ học phí trên tinh thần chia sẻ khó khăn.
Về phần các phụ huynh, họ cho rằng chưa thoả mãn đối với văn bản trả lời của trường và vì vậy giữa họ và trường hiện vẫn chưa có được tiếng nói chung.
Một phụ huynh cho hay, tại cuộc họp với các phụ huynh phản đối việc giữ nguyên học phí, ban giám hiệu nhà trường cũng thừa nhận với phụ huynh rằng về mặt chuyên môn, việc học online chất lượng không thể bằng với học trực tiếp.
“Trên địa bàn TP Vinh có 3 trường tư thục thì chỉ mỗi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng là thu đủ học phí cả các tháng nghỉ do dịch. Các trường khác chỉ thu một ít tiền. Chúng tôi không phản ánh để xin được miễn giảm. Chúng tôi đã đóng học phí cả năm ngay từ đầu năm học rồi thì không phải phụ huynh không có đủ điều kiện hoặc khó khăn mà cơ bản chúng tôi thấy việc thu nguyên học phí là không hợp lý và cần có sự điều chỉnh”, vị phụ huynh nói.
Thanh Hùng

Học phí online: Phụ huynh và trường Ngôi Sao chưa tìm được tiếng nói chung
- Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội đã dành hơn 2 tiếng để họp bàn với phụ huynh về việc thu học phí dạy online trong giai đoạn học sinh dịch Covid-19, tuy nhiên kết thúc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
" alt=""/>Trường Chất lượng cao Phượng Hoàng không giảm học phí thời gian dạy online, phụ huynh bất bình