Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Save the Children, trung bình cứ mỗi bảy giây trên thế giới lại có 15 trẻ em chưa đến tuổi thành niên bị buộc phải kết hôn. Báo cáo này cũng cho biết rằng, ở Afghanistan, Yemen, Ấn Độ, Somalia và một số nước khác, những cô bé 10 tuổi bị buộc phải kết hôn với nam giới nhiều hơn tuổi của các em rất nhiều lần.
![]() |
Hình ảnh một cô gái 15 tuổi kết hôn với người chồng 32 tuổi. |
Xung đột, nghèo đói và các cuộc khủng hoảng nhân đạo được coi là nguyên nhân chính của vấn nạn tảo hôn này.
![]() |
Helle Thorning-Schmidt, giám đốc điều hành của tổ chức Save the Children cho biết: "Kết hôn sớm đã mở ra một loạt các vòng tròn luẩn quẩn, các cô bé mất quyền được học tập, được phát triển, thậm chí những quyền cơ bản, đơn giản của một đứa trẻ các em cũng bị tước đi".
![]() |
Kết hôn quá sớm khiến các em không thể đến trường và nhiều khả năng phải đối mặt với các vấn nạn khác như: Bạo lực gia đình, lạm dụng và khủng hoảng lạm dụng tình dục. Các em cũng có nhiều khả năng mắc phải các bệnh nguy hiểm lây lan qua đường tình dục như AIDS, lậu, giang mai... Trong ảnh là cô bé Aisha, 15 tuổi cùng con gái 2 tuổi của mình, Lea ở Somalia.
![]() |
Báo cáo thống kê số trẻ em gái được đến trường, kết hôn sớm, có thai ở tuổi vị thành niên và cả tỷ lệ tỷ vong của các bà mẹ do tảo hôn. Báo cáo cũng giúp xếp hạng mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tảo hôn ở từng quốc gia.
![]() |
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết những cô bé sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột có nhiều khả năng sẽ phải trở thành cô dâu trẻ con. Nhiều gia đình tị nạn coi là kết hôn là cách để bảo vệ con gái của mình khỏi sự lạm dụng tình dục và thoát nghèo.
Trong ảnh là Meervat 14 tuổi và cha mình, ở tuổi 13 cô kết hôn với người chồng 22 tuổi trong khi người cha thu về 4000 USD (khoảng gần 90 triệu đồng).
![]() |
Những cuộc hôn nhân sớm của những "cô dâu 8 tuổi" cũng có thể khiến các em phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo, chẳng hạn như việc đại dịch Ebola ở Sierra Leone đã khiến nơi đây phải đóng cửa toàn bộ trường học, dẫn đến 14.000 trường hợp có thai tuổi vị thành niên.
![]() |
Trong ảnh là là Zubaida, 16 tuổi, ở Nam Phi và đứa con mới chỉ 6 tháng tuổi của mình. Cô là một người tốt bụng, thường giúp đỡ hàng xóm làm vườn.
![]() |
UNICEF ước tính rằng số lượng phụ nữ kết hôn khi chưa đủ tuổi từ nay đến năm 2030 có thể tăng từ 700 triệu người đến 950 triệu người.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Cuộc sống địa ngục của những 'cô dâu 8 tuổi'Cuộc đua ngầm của ca sĩ Thu Phương và Thu Minh" alt=""/>Ca sĩ Thu Minh: Buồn vui gì chuyện đôi chân ngắn dài
Theo như lời kể, N.N vừa dọn cơm ra cho cả nhà ăn thì đúng lúc con quấy khóc buồn ngủ. Chưa kịp ăn miếng nào, cô vội vã ru con ngủ để cả nhà ăn trước, mình sẽ ăn cơm sau. Đây cũng là chuyện thường thấy trong nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Ấy vậy nhưng, khi con đã ngủ say, cả nhà đã ăn xong bữa, N.N quay ra chứng kiến nguyên một “bãi chiến trường” nồi xoong, bát đũa bẩn vứt la liệt. Thức ăn chẳng có gì ngoài ít cơm cháy khô khốc và ít đậu xào. “Nhìn mâm cơm mà không nuốt nổi”, người mẹ trẻ viết.
Ngay khi đăng tải, mâm cơm thừa của nàng dâu đã nhận được sự đồng cảm, quan tâm của hội chị em. Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng đây là “chuyện thường tình” ở nhà chồng. Bởi hầu như lúc nào các nàng dâu cũng chịu chút thiệt thòi, tủi hổ.
![]() |
Mâm cơm được để phần chỉ còn ít trứng rán. Ảnh chụp màn hình |
Thành viên có nickname Hải An chia sẻ câu chuyện của mình: “Mình sinh bé thứ 2 cũng về nhà chồng ở một thời gian. Thực ra thì mình cảm thấy rất căng thẳng vì mẹ chồng mình bận rộn việc đồng áng, mình không giúp được nhiều thì cũng nên phụ việc nhà. Suốt 2 tháng liền bữa nào mình cũng nấu cơm cho cả nhà chồng, có bố mẹ và 2 em chồng ăn, lúc đó mình mới sinh được 2 tuần, chẳng kiêng cữ gì cả, việc gì cũng làm hết. Khi cả nhà ăn xong thì mới tới lượt mình ăn, ăn xong còn dọn dẹp luôn thể. Nhiều hôm chỉ còn lại ít đậu phụ và canh, mình cũng cố ăn cho qua bữa. Suốt 2 tháng đó, mình sút cả 4kg liền”.
Dù N.N không nhắc tới việc ở nhà chồng hay nhà đẻ, nhưng nhìn mâm cơm thành viên có nick Mẹ Bông khẳng định chắc nịch đây chỉ có thể là mâm cơm ở nhà chồng. “Nếu như bạn ở với nhà đẻ, chắc chắn sẽ không khi nào phải nghẹn đắng nhìn mâm cơm thừa như thế này. Mình trải qua rồi nên hiểu, chăm con đã vất vả, lúc được miếng cơm cũng chẳng ngon lành gì. Cố gắng một thời gian nhé, khi nào con lớn cũng đỡ cực hơn”.
![]() |
Mâm cơm sau khi mổ đẻ. Ảnh chụp màn hình |
Bên cạnh đó, không ít bình luận tỏ ra bức xúc trước việc nhà chồng N.N không tâm lý khi để mâm cơm thừa cho con dâu ăn. “Không hiểu mọi người nghĩ gì mà để các mẹ bỉm sữa ăn uống như thế này. Đáng ra lúc ở cữ phải được chăm ăn cho đủ chất thì đây ngược lại... Nhìn mâm cơm không muốn nuốt, chẳng khác gì đồ bỏ đi. Không biết chồng bạn có ở nhà hay đi làm xa, chứ chồng ở cạnh mà để vợ ăn uống thế này thì thật đáng trách”.
Ngược lại, một số bình luận cũng cho hay, nhìn mâm cơm của thành viên N.N mới thấy mình là nàng dâu may mắn khi được gia đình chồng quan tâm hết mực. “Đẻ xong một tay mẹ chăm, cơm nước đầy đủ, đổi món liên tục, thậm chí mẹ đẻ mình còn chẳng bằng. Đúng là lấy chồng như canh bạc, may mắn không chỉ lấy được chồng tốt mà còn cả nhà chồng thương. Nếu không thì cuộc sống sẽ vô vàn mệt mỏi”, thành viên có nick Hoàng Anh viết.
Đây không phải là lần đầu tiên trên mạng xã hội xuất hiện mâm cơm đạm bạc được gia đình phần lại cho các nàng dâu. Nhìn những hình ảnh này quả thật ai cũng phải thở dài ngao ngán. Còn bạn, nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ xử lý thế nào?
Tôi đi làm về giữa trưa, mở cửa ra thấy 6,7 người nằm la liệt mà cơn tức giận dồn lên tận não…
" alt=""/>Ru con ngủ xong, mẹ trẻ nhìn mâm cơm thừa mà uất nghẹn