Hôm nay, ngày 6/6/2018, tại Hà Nội, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á - Thái Bình Dương 2018 do Hiệp hội thẻ thông minh châu Á - Thái Bình Dương (APSCA), Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp tổ chức, đã chính thức được khai mạc.
Được sự bảo trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Diễn đàn thanh toán giao thông châu Á – Thái Bình Dương 2018 chủ đề “Liên thông thanh toán giao thông và bán lẻ” có sự góp mặt của đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan quản lý giao thông tại Việt Nam cùng các đơn vị vận hành, quản lý hệ thống bán vé cũng như các tổ chức tài chính và thanh toán đến từ Úc, Campuchia, Trung Quốc, châu Âu, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Theo nhận định của đại diện Ban tổ chức, sự phát triển của của các phương thức bán vé qua tài khoản và việc chấp nhận các sản phẩm thanh toán điện tử bán lẻ trong thanh toán phí giao thông đã tạo nên sự liên thông trong thanh toán. Xu hướng này đang ngày càng mạnh mẽ và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội khi mà chính sách và cơ sở hạ tầng thanh toán quốc gia đang phát triển rất nhanh để xây dựng hệ thống chấp nhận thanh toán điện tử ngày càng rộng rãi hơn.
Trong phát biểu tại Diễn đàn, ông Nghiêm Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, ngày 30/12/2016 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, các bộ, ngành được giao phối hợp triển khai lồng ghép nhiều giải pháp, nhóm giải pháp để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
Đặc biệt, trong đề án này, để phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua các thiết bị chấp nhận thanh toán, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ tăng cường phát triển thanh toán thẻ ngân hàng, khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc để phục vụ thu phí cầu đường, mua xăng, mua vé xe buýt, đi taxi…
Ông Sơn cũng nhấn mạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những năm qua, cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, các phương tiện và dịch vụ thanh toán đã và đang được các bên liên quan chú trọng, đầu tư, phát triển, có thể hỗ trợ xử lý hiệu quả thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cụ thể như, với hoạt động thanh toán bán lẻ, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm điều hành chuyển mạch thẻ thống nhất. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang chỉ đạo triển khai xây dựng, phát triển hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH cho các giao dịch thanh toán bán lẻ có khả năng cung ứng dịch vụ bù trừ cho các giao dịch qua các phương tiện và kênh thanh toán khác nhau, phục vụ nhu cầu thanh toán cảu nhiều đối tượng như doanh nghiệp, cá nhân, các cơ quan Chính phủ; trong đó hỗ trợ bù trừ cả các giao dịch thanh toán trong lĩnh vực giao thông vận tải.
" alt=""/>Bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa sẽ cho phép mở rộng áp dụng thanh toán giao thôngYamaha QBIX đầu tiên tại Việt Nam.
Đến nay, lại có thêm một chiếc Yamaha QBIX nữa cập bến Việt Nam. Chiếc xe ga này được sơn màu đen và thuộc bản tiêu chuẩn.
Yamaha QBIX thứ hai tại Việt Nam
So với chiếc đầu tiên, Yamaha QBIX thứ hai về Việt Nam sở hữu một số điểm khác biệt trong trang bị như lốp nhỏ hơn, không có chìa khóa thông minh Smartkey và không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Do đó, trên bảng đồng hồ của chiếc Yamaha QBIX thứ 2 tại Việt Nam cũng không có đèn báo Smartkey và ABS. Bản thân trọng lượng của chiếc Yamaha QBIX màu đen cũng thấp hơn.
Trong khi đó, thiết kế tổng thể của cả hai chiếc Yamaha QBIX này đều giống nhau. Theo hãng Yamaha, cái tên QBIX vốn được viết cách điệu từ "CUBIC". Do đó, Yamaha QBIX được thiết kế theo phong cách vuông vắn và nhỏ gọn.
Yamaha QBIX sở hữu kích thước cơ bản bao gồm chiều dài tổng thể 1.860 mm, rộng 740 mm, cao 1.066 mm, chiều dài cơ sở 1.280 mm và chiều cao yên 775 mm.
Phần đầu xe của Yamaha QBIX được thiết kế hình chữ nhật lạ mắt. Bản thân cụm đèn pha LED của Yamaha QBIX cũng được thiết kế theo phong cách tương tự. Đèn pha được chia thành 2 tầng với đèn chiếu gần bên trên và chiếu xa bên dưới. Hai bên đèn pha còn có đèn LED định vị ban ngày dạng thanh dài nằm dọc. Bên dưới là 2 đèn xi-nhan dùng bóng Halogen thông thường.
" alt=""/>Xe ga Yamaha QBIX thứ 2 về Việt Nam với trang bị 'nghèo nàn' hơnTheo phản ánh của độc giả Anh Tuấn tới ICTnews, mới đây độc giả này nhận được một cuộc điện thoại từ số 028386633XX thông báo anh là “1 trong 5 người sở hữu số điện thoại đại diện cho 5 khu vực được hãng Intel tặng cho chiếc điện thoại thử nghiệm trị giá 16 triệu đồng với nhiều tính năng mới”.
Đối tượng cũng đề nghị độc giả Anh Tuấn đến số 7-9-11 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận, TP.HCM để nhận, tuy nhiên phải nộp số tiền hơn 2,5 triệu “tiền thuế theo quy định nhà nước” so với giá thật.
“Họ nói chi phí này bắt buộc phải trả để nhận sản phẩm”, độc giả Anh Tuấn phản ánh. Anh nghi ngờ đây là vụ lừa đảo để chiếm đoạt tiền nên đã phản ánh tới ICTnews về sự việc.
Liên quan đến trường hợp này, theo tìm hiểu của ICTnews trên thực tế thị trường và từ phía Intel, đây là một vụ lừa đảo vì Intel không có chương trình nêu trên.
Bên cạnh đó, đáng chú ý là từ vài năm nay, địa chỉ số 7-9-11 Trần Xuân Hòa, Phường 7, Quận, TP.HCM cũng rất “tai tiếng” khi liên quan tới hàng loạt vụ lừa đảo. Các đối tượng lừa đảo, công ty lừa đảo phía Nam thường lấy địa chỉ này làm “văn phòng ma” của mình để chiếm đoạt tiền của người dân với thủ đoạn tương tự.
Lấy ví dụ về một trường hợp ICTnews đã từng phản ánh trước đây, khách hàng Nguyễn Đình Nguyên, trú tại TP.HCM phản ánh về việc khách hàng này bị một số cá nhân tự nhận là nhân viên Công ty TNHH Công nghệ kỹ thuật Phong Vũ, có địa chỉ tại số 7-9-11 Trần Xuân Hoà, Phường 7, Quận 5, TP.HCM lừa đảo bán điện thoại Samsung Galaxy A 8 trị giá 8.280.000 đồng nhưng lại giao MIQ A8 có giá trên thị trường chỉ hơn 1 triệu đồng.
Thủ đoạn của đối tượng là thông báo số thuê bao của khách hàng đã may mắn trúng thưởng phiếu mua hàng 5 triệu đồng trong chương trình tri ân 5 năm thành lập công ty. Việc quay số chỉ có 10 thuê bao trúng thưởng và số điện thoại của khách hàng này nằm trong danh sách.
Nhân viên này gợi ý khách hàng Nguyễn Đình Nguyên mua chiếc điện thoại Samsung Galaxy A8 bản nâng cấp từ 32GB lên 64GB, “thiết kế đẹp, cấu hình khủng xuất xứ tại Hàn Quốc” với giá 8.280.000 đồng. Với phiếu trúng thưởng 5 triệu, khách hàng này chỉ cần bỏ thêm 3.280.000 đồng là được sở hữu.
Ngay sau đó, một nhân viên khác cũng xưng đến từ Phong Vũ sử dụng số điện thoại 0838664500 gọi lại xác nhận đơn hàng và nhắn khách hàng “yên tâm vì hàng này được kiểm tra tại cơ quan công an và 2 ngày hàng tới nơi”.
" alt=""/>Mạo danh Intel tặng điện thoại 16 triệu đồng để lừa đảo