Hãng xe Nhật Bản cho biết, trong văn bản báo cáo nộp lên Cơ quan quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), hãng đã phát hiện vấn đề này từ tháng 7/2014, tính đến thời điểm này hãng nhận được 23 trường hợp yêu cầu bảo hành liên quan đến lỗi hộp số CVT. Nhưng Honda khẳng định chưa có trường hợp tai nạn nào xảy ra liên quan đến lỗi trên.
" alt=""/>Honda Civic và Honda Fit có lệnh triệu hồi do lỗi hộp số khiến xe dừng đột ngộtBộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tiếp xã giao tân Đại sứ Đức Christian Berger sáng 29/6, tại Hà Nội.
Thông điệp này được Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đưa ra trong cuộc tiếp xã giao tân Đại sứ Đức Christian Berger sáng nay, 29/6, tại Hà Nội. Cùng với hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh song phương, Bộ trưởng cũng mong muốn giữa Việt Nam và Đức sẽ đẩy mạnh nhiều hoạt động hợp tác hơn nữa trong thời gian tới, như trao đổi kinh nghiệm xây dựng chính sách và thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính công; hợp tác phát triển nguồn nhân lực - trong đó phía Đức hỗ trợ đào tạo nhân lực CNTT trình độ cao, cũng như đào tạo kỹ năng nghiệp vụ báo chí cho các phóng viên Việt Nam.
Một lĩnh vực nữa được người đứng đầu ngành TT&TT tin rằng rất có tiềm năng để hợp tác giữa Việt Nam và Đức là phòng chống tội phạm mạng. "Đây là một vấn đề mà thế giới đang rất quan tâm và chúng ta có thể hợp tác được tới đây, chẳng hạn như phòng chống các nguy cơ xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trẻ em trên mạng, rồi tình trạng ăn cắp tài khoản mạng, tấn công mạng quốc gia", Bộ trưởng lưu ý.
Đức là một trong những quốc gia đầu tiên của EU bỏ qua hàng rào cấm vận của Mỹ để thiết lập quan hệ hợp tác sớm và toàn diện với Việt Nam trong lĩnh vực TT&TT. "Chính quá trình hợp tác 2 nước đã giúp Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển và hiện đại hoá hạ tầng thông tin và truyền thông. Chúng tôi luôn đánh giá Đức là một đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực này và hy vọng tới đây, xu hướng hợp tác này sẽ vẫn mạnh mẽ", Bộ trưởng chia sẻ.
Có thể nói, thời gian qua, hợp tác giữa Việt Nam và Đức trong lĩnh vực TT&TT vẫn được xúc tiến đều đặn, ổn định. Bộ TT&TT đã thường xuyên cử nhiều đoàn công tác sang CHLB Đức để tìm hiểu về chính sách, công cụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, nhất là các chính sách về quản lý tần số, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, xuất bản... Hàng năm Việt Nam vẫn tham gia Hội chợ Sách ở Frankfurt, hay trong hai năm 2013 - 2014, Bộ đã phối hợp với Đại sứ quán Đức, Hội Nhà báo Việt Nam và Viện Goethe tại Hà Nội tổ chức 2 hội thảo truyền thông Việt - Đức. Đây là một diễn đàn để nhà báo hai nước trao đổi, thảo luận các kinh nghiệm tác nghiệp, cách hoạt động báo chí trong kỷ nguyên mới. Cá nhân Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng đã nhiều lần làm việc tại Đức để thúc đẩy hợp tác hai nước trong các lĩnh vực TT&TT.
"Tôi mong muốn chúng ta sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa trong tương lai. Cộng đồng người Việt tại Đức khá đông đảo và cũng nhận được sự quan tâm từ Chính phủ Đức. Trong những lần đến thăm cộng đồng Việt kiều Đức, tôi luôn nhắn nhủ mọi người: Hãy cố gắng làm cầu nối giữa Chính phủ và nhân dân hai nước", ông nói.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng bộ tem lưu niệm cho Đại sứ Đức. |
Tán thành quan điểm này, Đại sứ Berger khẳng định việc tổ chức các Hội thảo truyền thông và tham gia Hội chợ sách Frankfurt là những "hoạt động hợp tác cần duy trì lâu dài". Ông cũng hoan nghênh Bộ TT&TT có những đề xuất, trao đổi cụ thể về hợp tác trong lĩnh vực TT&TT trong thời gian tới, để sự hợp tác song phương đạt hiệu quả cao hơn nữa.
T.C
" alt=""/>Khuyến khích Đức đầu tư vào lĩnh vực CNTTVào một ngày cuối thu năm 1987, sau khi tốt nghiệp đại học Bách Khoa với tấm bằng giỏi, với tâm trạng phơi phới “hướng tới tương lai số” và có chút kiêu căng vì tốt nghiệp điểm 10, còn được các thầy cô tâng bốc lên tận mây xanh với câu nhận xét: “Mặc dù còn là sinh viên song Nguyễn Trung Chính đã thể hiện khả năng làm việc và nghiên cứu khoa học như một kỹ sư thực thụ…”, tôi được một người quen là anh Trung Do Thái (togi) giới thiệu đến Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (NCCNQG) NACENTECH, với lời nhận xét “lương cao, không cần thực tập, có biên chế”.
Được tổ chức viện giới thiệu và hẹn đến viện phỏng vấn, tôi đi tầu điện từ nhà đến Viện (vì mới mất chiếc xe đạp Cuốc – Liên xô thân yêu kiêu hãnh của sinh viên thời đó…). Khi đó, Viện NCCNQG đang xây văn phòng và rải rác nhiều nơi, Viện được đặt tạm ở tòa nhà C15 Thanh Xuân. Cảm giác ban đầu khá thất vọng, Phòng Tin học của Viện Vi điện tử (sếp Hảo làm viện trưởng) là một phòng trên căn hộ ở tầng 5 với 3 phòng và bếp xếp đủ các loại máy tính ngổn ngang chật kín. Tuy nhiên, khi anh “nhân viên” Hà Thế Minh đưa đi giới thiệu một lượt với mọi người thì tôi nhìn thấy có dàn máy tính AT- 286 trị giá khoảng 10.000 USD là khá ấn tượng.
![]() |