Janchi Guksu còn được gọi là “mì yến tiệc” hoặc “mì tiệc”. Vì mì tượng trưng cho cuộc sống lâu dài và hạnh phúc trong văn hóa Hàn Quốc nên món này theo truyền thống được ăn cùng với các món ăn đặc biệt khác trong các bữa tiệc lớn như đám cưới. Tên của món ăn cũng xuất phát từ truyền thống đó.
Nếu thèm thứ gì đó ấm áp và nhẹ nhàng thì mì yến tiệc là một lựa chọn tốt.
Phần quan trọng nhất của món mì này chính là nước dùng. Tất nhiên, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại nước dùng nào, nhưng nước dùng cá cơm là loại điển hình.
Nước dùng cá cơm có thể được nấu từ cá cơm khô và tảo bẹ. Một số loại rau như củ cải, hành tây hoặc nấm hương khô sẽ tạo thêm hương vị đậm đà cho nước dùng.
Nếu thích, bạn có thể dùng nước luộc thịt bò, nước luộc rau hoặc nước luộc gà.
Thực tế, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại thịt cá, rau, số lượng tuỳ ý cho món mì này để khiến nó trở nên lạ mắt hoặc tối giản như bạn mong muốn. Phần ăn kèm phổ biến cho món mì này là các loại rau như bí xanh, cà rốt, kim chi, vài miếng thịt bò mềm mỏng, chả cá và rong biển khô.
Ngoài phim “Nghệ thuật săn quỷ và nấu mì", mì Janchi Guksu từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng Hàn Quốc và cả ở Việt Nam, chẳng hạn như “Hạ cánh nơi anh”…
Trong phim “Hạ cánh nơi anh”, mẹ của nam chính - một sĩ quan Triều Tiên đã nấu món mì đơn giản nhưng sang trọng cho nữ chính đến từ Hàn Quốc ăn. Phần “topping” chỉ đơn giản với các dải nấm, cà rốt, bí xanh và trang trí một chút trứng.
Bạn cũng có thể ăn mì cùng với nước tương cay tuy không bắt buộc. Nhiều người thích ăn không có nước tương vì thích loại nước dùng trong, mang lại cảm giác sảng khoái của bát mì.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề (tư duy...): giải Toán là dạng rèn tư duy. Mục đích là như vậy, nhưng nếu để lệch sang chỉ cần qua môn thì sẽ sai mục đích.
- Kỹ năng mềm (giao tiếp, thể chất...): cái này rất thiếu và yếu, bạo lực học đường rồi những vấn nạn ngày một nhiều là do thiếu hẳn kỹ năng này.
Tôi cho rằng, học sinh biết giải Toán cũng được, sửa bóng đèn cũng được, cái nào cũng có giá trị riêng. Người có tư duy sẽ làm tốt vì họ nắm được cái cốt lõi: không chỉ sửa được một loại đèn mà họ có sửa nhiều thứ khác nếu nắm được nguyên tắc hoạt động, hoặc chí ít biết cách lên mạng tìm tòi để sửa. Còn lại là do họ muốn làm hay không?
Vậy, chung quy lại, chúng nên dạy học sinh cách tư duy, thúc đẩy tố chất của người học. Còn dạy xong mà "chữ thầy trả thầy" là lãng phí. Nếu học sinh không giải Toán được, sửa bóng đèn cũng dở, thì chúng sẽ chuyển sang làm kế toán, làm bánh, làm ca sĩ... Như vậy sẽ đỡ lãng phí hơn.
Tại sao lại bắt tất cả các em học sinh phổ thông (không có dự định trở thành kỹ sư, làm nghề liên quan), phải học nhiều tích phân, đạo hàm, để rồi lại không áp dụng được gì sau khi học, gây nên một sự lãng phí khủng khiếp? Đào tạo chung quy là tạo ra sản phẩm con người theo nhu cầu thị trường. Không thể đưa cho khách thịt bò khi khách hỏi mua cá được. Do đó, cái chính là đào tạo theo thực tế.
>> 'Người Việt học tích phân, đạo hàm như những Toán học gia'
Học sinh phổ thông ở ta học rất nhiều, rất rộng, hầu như tất cả vấn đề, nhưng chỉ dừng ở lý thuyết. Trong khi đầu ra sau đại học, bằng phát minh, sáng chế... lại rất khiêm tốn. Nền khoa học kỹ thuật còn non yếu thì việc học là đương nhiên, nhưng học thế nào, ra sao mới quan trọng. Nhiều nhân tài của ta nhưng lại chỉ phát huy được ở xứ người thì tự mỗi người cũng biết câu trả lời ở đâu.
Chúng ta đang tạo ra "các siêu nhân phiên bản lý thuyết" trong khi thực tế còn rất nhiều cái thiếu. Tôi thấy các kỹ năng cần thiết như sống (giao tiếp, ứng xử...), kỹ năng giải quyết vấn đề (tự học, biện luận...) thì rất yếu và thiếu thực tiễn. Đến lúc hướng nghiệp, nhiều em sẽ hỏi "không biết mình thích gì, giỏi cái gì". Tất cả là do hạn chế của giáo dục. Gần đây, ngành Giáo dục đã có thử nghiệm nhiều phương pháp mới, nhưng hy vọng chúng sẽ đi đúng hướng để người ta không phải lăn tăn chuyện học tích phân để làm gì nữa.
Tôi dám chắc rằng, nếu giáo viên bắt đầu môn học bằng một câu chuyện gây tò mò kiểu "Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được phát hiện ra nhờ một quả táo rơi trúng đầu" thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều những trang sách toàn công thức và con số. Toán đạo hàm, tích phân đều có ứng dụng trong thực tế, vậy hãy hướng học sinh đến những bài toán thực tế. Để học sinh chí ít hiểu được chúng dùng để làm gì, có thể giải quyết vấn đề gì? Đó mới là trọng tâm ở mức phổ thông. Còn đi sâu vào chi tiết hơn, hãy để dành cho các nghiên cứu sinh nhà nghề sau này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Những 'siêu nhân lý thuyết' tích phân, đạo hàm