
Chiều ngày 2/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Đà Nẵng.Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với từng Đại học (trong đó có hai lần làm việc với ĐHQG Hà Nội) để thị sát trực tiếp tình hình, lắng nghe ý kiến và đưa ra các định hướng phát triển của mỗi trường.
 |
Ảnh VGP/ Quang Hiếu |
Tại cuộc họp ngày 2/11, ý kiến phát biểu của các đại học đều đề cập nhiều đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng theo các dự án đã được duyệt - với ĐH Đà Nẵng là làng đại học, với ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội là khu đô thị đại học - trong đó nổi lên là vấn đề thu xếp nguồn vốn cho công tác này và một số cơ chế, chính sách cho các trường, nhất là việc tự chủ đại học.
Các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam đều thể hiện ủng hộ các đại học phát triển.
Ý kiến của các Phó Thủ tướng, bộ, ngành đều nhấn mạnh việc cần có cơ chế đặc thù, mở rộng tự chủ, trong đó, ĐH Đà Nẵng là đại học mang tính chất vùng có thể áp dụng cơ chế tương tự như 2 ĐHQG. Các trường cần rà soát lại công tác quy hoạch, nhất là sử dụng đất, cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật lại quy hoạch vốn đã có từ mấy chục năm trước. Với quan điểm đầu tư cho nhân lực là đầu tư cho phát triển, nguồn vốn Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư các công trình trọng yếu và tạo cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực khác như PPP…
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cả trung ương và địa phương, nhất là Bộ GD-ĐT và 3 đại học nói trên cần “dồn lực để tập trung phát triển 3 đại học này thành những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, trước hết là cho 3 vùng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.
Theo ông Phúc, 3 đại học sẽ được tập trung xây dựng thành khu đô thị đại học có quy hoạch xứng tầm để có hạ tầng bảo đảm cho sự phát triển, “chứ trường gì mà mỗi anh một mảnh thì làm sao được”.
Ông Phúc cho rằng đây phải là những đại học đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của đại học Việt Nam trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học. Do đó, dù trực thuộc Chính phủ hay Bộ thì nếu các đại học không tự vươn lên, không tự đổi mới bản thân mình, không có quyết tâm chính trị cao thì khó thành công.
Ông Phúc nêu rõ, Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với 3 đại học, các địa phương hỗ trợ tái định cư cho người dân.

|
Ảnh VGP/ Quang Hiếu |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì xem xét lại các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cùng với Bộ Tài chính, các địa phương đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, có những hình thức huy động nguồn lực khác để đầu tư vào đây.
Chia sẻ mong muốn xây dựng các đại học này thành đại học nổi tiếng, chất lượng của đất nước, ông Phúc nói: “Những việc các đại học đề xuất hôm nay mà Thủ tướng đồng ý trên cơ sở có đề án phát triển tái cấu trúc của 3 đại học thành các đại học lớn của Việt Nam mang tầm quốc tế, trong đó nêu rõ về sứ mạng, tầm nhìn, xác định mục tiêu toàn diện về phát triển công tác đào tạo khoa học công nghệ, xếp hạng quốc tế”.
Đề án phát triển tái cấu trúc 3 đại học cần thực hiện theo quy hoạch chung về phát triển 3 đô thị đại học tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó 3 đại học là trung tâm. Mục tiêu của 3 đại học là có mặt trong bảng xếp hạng đại học của thế giới. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GD-ĐT góp ý xây dựng đề án phát triển tái cơ cấu. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng để thực hiện đề án.
Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn các đại học thúc đẩy công tác này thông qua các đề án, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho công tác giáo dục đào tạo, kể cả cho phép 3 đại học này thực hiện hợp tác công – tư PPP nhưng phải có đề án riêng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Chúng ta có mặt bằng sạch, có hạ tầng tốt thì dứt khoát chúng ta xã hội hóa hay các hình thức khác sẽ thành công”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, xử lý các vướng mắc của 3 đại học nhằm tạo điều kiện cho 3 đại học tăng tốc, nhất là xây dựng được 3 khu đô thị đại học.
Theo tường thuật của TTXVN, Thủ tướng cũng cho biết, Nhà nước sẽ tiến hành vay vốn ODA để thực hiện các dự án của ba trung tâm đại học này, nhằm huy động 1 nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu cho dạy và học tương xứng với quy mô một trung tâm đại học. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất nguồn và mức vay cụ thể theo yêu cầu của các trường. Thủ tướng yêu cầu bộ, ngành và các đại học trình phương án để Thủ tướng xem xét quyết định.
Phương Chi
" alt=""/>Thủ tướng yêu cầu dồn lực phát triển 3 đại học lớn
VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về vấn đề này.Đẩy mạnh tự chủ giải thể và tái cấu trúc lại các trường nghề yếu kém
Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, trong bối cảnh nhu cầu về nguồn nhân lực ngày càng đa dang, ông có thể cho biết cơ hội nghề nghiệp của người học nghề hiện nay?
- Hiện nay chất lượng đào tạo trong GDNN ngày càng được nâng cao, từng bước chuyển từ hướng "cung" sang hướng "cầu", gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và thị trường lao động, đặc biệt là khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với xu hướng tăng năng xuất lao động và việc làm bền vững.
 |
Thứ trưởng Lê Quân: Sẽ giải thể và tái cấu trúc các trường nghề yếu kém |
Học nghề gắn với việc làm, các trường nghề chỉ tuyển sinh thành công nếu giải quyết tốt việc làm cho người học. Theo báo cáo của 63 sở LĐTBXH tính trung bình, năm 2018 tỷ lệ HSSV tốt nghiệp trình độ CĐ, TC có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt khoảng 85%, trong đó tỷ lệ sinh viên CĐ ra trường có việc làm đạt 87%, TC đạt 82%. Hiện có một thực tế là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp vượt xa so với quy mô đào tạo của các trường nghề.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển các trường cao đẳng chất lượng cao. Toàn quốc hiện có hàng trăm trường cao đẳng được đầu tư và có chất lượng tốt, có gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo. Ngoài ra, rất nhiều trường tư thục có chất lượng tốt cũng là địa chỉ tin cậy.
Các chương trình đào tạo chất lượng cao theo chương trình quốc tế cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong và ngoài nước. Hiện có 45 trường tổ chức đào tạo 12 nghề theo chuẩn của Úc và 22 nghề theo chuẩn của Đức. Các chương trình này có học phí thấp, chuẩn đầu ra cao, người học được nhận chứng chỉ và bằng cấp của đối tác quốc tế.
Ngoài ra, việc làm tại nước ngoài cũng rất rộng mở. Nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đức, Newzealand... có nhu cầu lớn về lao động kỹ năng.
Doanh nghiệp cho rằng những kỹ năng mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu thực tế, họ phải tự đào tạo hoặc đào tạo lại. Bộ có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?
- Theo khảo sát của VCCI, khoảng 50% doanh nghiệp được hỏi cơ bản hài lòng. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số dạy nghề năm 2018 tăng 13 bậc so với 2017. Dù vậy mức độ hài lòng của doanh nghiệp với dạy nghề hiện vẫn còn thấp và chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.
Để gia tăng mức độ hài lòng, chỉ có một giải pháp duy nhất là doanh nghiệp và trường nghề hợp tác với nhau để đào tạo và tuyển dụng nhưng đây cũng là điểm yếu của hệ thống. Trong một giai đoạn dài, trường nghề được "bao cấp" nên ít chú trọng hợp tác với doanh nghiệp. Doanh nghiệp thì chủ yếu sử dụng lao động chưa qua đào tạo và ít chú trọng hợp tác với trường nghề.
Để doanh nghiệp và trường nghề hợp tác về phía quản lý nhà nước, Bộ đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như đẩy mạnh tự chủ của các trường nghề. Chúng tôi cũng quy hoạch lại, thực hiện giải thể và tái cấu trúc lại các trường nghề yếu kém để đầu tư có trọng điểm. Cho phép trường nghề được tự chủ về chuyên môn, chương trình đào tạo để linh hoạt trong hợp tác với doanh nghiệp cũng như thay đổi cơ chế tài chính để trường nghề chuyển đổi sang cơ chế đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp.
Vừa qua, Bộ đã phối hợp với các địa phương quy hoạch lại, đã sáp nhập giải thể khoảng 50 trường CĐ, TC; khoảng 30% trường nghề công lập phải sắp xếp lại.
Chúng tôi xác định chỉ có tự chủ mới tạo động lực và áp lực để trường nghề tìm đến doanh nghiệp. Năm 2018 vừa qua Bộ đã cắt giảm hơn 60% thủ tục và điều kiện trong GDNN.
Chúng tôi cũng thực hiện hoàn thiện thể chế để doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề. Hiện Dự thảo Nghị định về khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào dạy nghề đang được lấy ý kiến và dự kiến trình vào tháng 12/2019. Gần đây Bộ đã ban hành các Nghị định và thông tư theo đó bãi bỏ việc cấp phép đào tạo ngắn hạn với doanh nghiệp, cho phép tăng thời gian thực hành đến 70% chương trình đào tạo, cho phép doanh nghiệp được đảm nhận đến 40% chương trình đào tạo, giảm thời lượng các môn học chung, công nhận tương đương với người lao động có kỹ năng khi tham gia học lấy văn bằng... Tăng cường các chính sách quy định bắt buộc và khuyến khích cộng đồng các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm.
Thực hiện đẩy mạnh đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệ, Bộ trực tiếp ký kết với các hiệp hội doanh nghiệp để hợp tác cung ứng nhân lực, đẩy mạnh ký kết đào tạo theo đặt hàng của trường nghề với doanh nghiệp, khuyến khích các tập đoàn mở trường nghề...
Ngày 16/12 tới, diễn đàn quốc gia Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam sẽ được tổ chức với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu trường nghề và doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường truyền thông về trách nhiệm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có nhân lực có kỹ năng, cần tham gia sâu vào GDNN.
Khác với giáo dục đại học, dạy nghề có thể cung ứng nhanh nhân lực thạo việc thông qua hợp tác cùng xây dựng chương trình, cùng tổ chức tuyển sinh, đào tạo song hành vừa học vừa thực hành tại doanh nghiệp... Nếu chỉ chờ tuyển dụng từ các ứng viên tự do, doanh nghiệp sẽ không thể có nhân lực đáp ứng yêu cầu và phải đào tạo lại tốn kém.
Đẩy mạnh công nhận bằng cấp lẫn nhau
Bộ lao động Thương binh và xã hội đang triển khai xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu tích hợp hệ thống, kết nối tất cả các trường nghề để toàn bộ thủ tục hành chính và phát triển thị trường đào tạo trực tuyến đã thực hiện như thế nào thưa ông?
- Bộ LĐTB&XH coi ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ mới vào quản lý và đào tạo là yêu cầu bắt buộc. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính; triển khai các dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3, 4 và các hoạt động quản lý, điều hành ở cơ quan Trung ương, địa phương.
 |
Sinh viên Trường CĐ Cơ khí nông nghiệp Vĩnh Phúc trong giờ thực hành. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Năm 2018, Bộ LĐTB&XH được đánh giá đứng thứ 1/19 bộ ngành về hiện đại hóa quản lý điều hành. Năm 2018, Bộ đã ra mắt ứng dụng trên thiết bị di động (App) Chọn nghề đã cho phép truy cập, tìm hiểu thông tin và đăng ký tuyển sinh với hơn 800 trường nghề, với gần 1000 nghề; ứng dụng này đang được hoàn thiện với mô tả chi tiết từng nghề. Trang vanbang.gov.vn sắp ra mắt sẽ là bước khởi đầu của quản lý văn bằng trực tuyến, số hóa bằng cấp, cho phép xác minh nhanh văn bằng và thống kê chi tiết cơ cấu ngành nghề đào tạo...
Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, quản trị nhà trường như dố hóa công tác quản trị nhà trường, quản lý, lưu trữ, truy xuất, tìm kiếm… một cách nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác quản lý trong nhà trường và tổng hợp báo cáo. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo như đào tạo trực tuyến; Số hóa học liệu, tài nguyên; ứng dụng mô phỏng, mô hình vào đào tạo nghề nhằm giảm thời gian đào tạo và phát triển đào tạo linh hoạt, đào tạo mở trong giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2018, Bộ cũng đã ban hành thông tư về đào tạo trực tuyến, từ xa, tự học có hướng dẫn, dua đó đổi mới mạnh mẽ về công nhận, liên thông trong đào tạo trực tuyến, cho phép doanh nghiệp tham gia sâu vào đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa thuê hạ tầng đào tạo...
Để thực hiện được mục tiêu đó, hiện nay Bộ đang giao cho Tổng cục GDNN triển khai các nội dung bước đầu, tiến tới xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và xây dựng chính sách.
Ông có thể cho biết việc công nhận bằng cấp lẫn nhau ở các trường nghề đẩy mạnh như thế nào?
Hệ thống GDNN cũng đã triển khai việc công nhận bằng cấp lẫn nhau. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 34/2017/TT-B LĐTBXH ngày 29/12/2017 công nhận văn bằng, chứng chỉ GDNN do cơ sở GDNN nước ngoài cấp; trong đó, quy định rõ các trường hợp văn bằng do cơ sở GDNN cấp được công nhận tương đương với văn bằng, chứng chỉ thuộc GDNN Việt Nam, trách nhiệm của Tổng cục GDNN trong việc công nhận văn bằng và đặc biệt là quyền và trách nhiệm người có văn bằng, chứng chỉ do cơ sở GDNN cấp.
Hiện chúng tôi vẫn thường xuyên tiếp nhận và xử lý các các đề nghị công nhận văn bằng khi người học có nhu cầu. Do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam (ngày 18/10/2016) gồm 8 bậc trong đó 5 bậc trình độ GDNN và 3 bậc trình độ GD ĐH đảm bảo tham chiếu được với khung trình độ khu vực ASEAN, EU và các quốc gia khác...nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận bằng cấp lẫn nhau ngay cả với quốc gia chưa ký Hiệp định công nhận bằng cấp.
Bộ LĐTBXXH cũng đang phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc đẩy mạnh việc ký kết Hiệp định tương đương văn bằng, chứng chỉ giữa các quốc gia và văn bằng ký kết trong Hiệp định sẽ gồm cả văn bằng GDĐH và văn bằng GDNN để không mất nhiều thời gian trao đổi cũng như đảm bảo sự thống nhất việc liên thông từ các trình độ GDNN lên GDĐH.
Xem tiếp bài 2: "Loại bỏ dần tâm lý trượt đại học mới theo học nghề"
Lê Huyền (Thực hiện)

Nhiều học sinh miền núi ở Huế bỏ đi rừng để học nghề
- Thấy được cơ hội việc làm từ việc học nghề, nhiều học sinh miền núi của Thừa Thiên Huế đã quyết định bỏ đi rừng săn bắt hay vác gỗ thuê để định hình con đường tương lai của mình.
" alt=""/>'Sẽ giải thể và tái cấu trúc các trường nghề yếu kém'

 |
Bưởi đỏ "tiến vua" rơi vào tình trạng mất mùa do mưa bão. Ảnh: Hải Hậu. |
Mặt hàng bưởi đỏ thường được trồng nhiều tại các nhà vườn ở tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Bắc Giang...
Tuy nhiên, chị Thu Trang, Phó giám đốc HTX Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ An Phát (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) cho biết sản lượng bưởi đỏ năm nay đã giảm nhiều so với năm ngoái, dù số vườn trồng tăng lên.
"Do giá trị kinh tế cao nên nhiều nhà vườn đã mạnh dạn ghép giống bưởi đỏ. Dù vậy, tình hình bão lũ và mất mùa đã gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng", chị Trang chia sẻ.
Mất mùa, giá tăng cao
Hiện tại, nhiều nhà vườn ở các tỉnh thành phía Bắc đang bán lẻ các loại bưởi đỏ như bưởi đỏ nhung, bưởi đỏ chum, bưởi đỏ dai cuống với các mức giá khác nhau, dao động khoảng 150.000-300.000 đồng/quả.
Còn với giá bán sỉ cho thương lái thu mua, chị Thu Trang cho biết khoảng 80.000-150.000 đồng/quả tùy loại và kích cỡ, tăng 20.000-50.000 đồng so với mùa vụ năm ngoái.
Bởi giá tăng, chị cho hay nhiều thương lái đã chủ động giảm số lượng thu mua bưởi đỏ.
Từ phía nhà vườn, chính cơ sở của chị Thu Trang cũng dự kiến dịp Tết Ất Tỵ 2025 sắp tới chỉ có thể cung cấp ra thị trường 4 vạn quả bưởi đỏ các loại, bằng một nửa so với năm ngoái.
Trong khi đó, chị Hải Hậu - đại diện thương hiệu bưởi đỏ Hưng Hậu cho biết năm nay giá nhập bưởi đỏ tăng nên cửa hàng chị phải điều chỉnh giá bán lẻ cao hơn 2-5% so với năm trước.
"Nhìn chung, lượng khách đặt mua bưởi đỏ năm nay tại cửa hàng đã tăng lên. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên đa phần khách giảm số lượng mua", chị Hậu cho biết.
Năm nay, chị Hậu bắt đầu mở bán bưởi đỏ "tiến vua" từ tháng 9 Âm lịch, trong đó khách đặt hàng nhiều từ tháng 11 Âm lịch. Riêng nhóm khách hàng lẻ tập trung đặt mua từ tháng Chạp.
 |
Bưởi đỏ dát vàng Phúc Lộc Thọ có giá lên đến 2-2,4 triệu đồng/cặp. Ảnh: Hải Hậu. |
Đặc biệt, để phục vụ nhu cầu biếu tặng của khách hàng vào dịp Tết, chị Hậu và gia đình còn phát triển thêm sản phẩm bưởi đỏ dát vàng Phúc Lộc Thọ với mức giá 2-2,4 triệu đồng/cặp.
Theo chị, các tạo hình chữ Phúc, Lộc, Thọ đều được vẽ và dát vàng thủ công nên số lượng bưởi đỏ dát vàng này có số lượng giới hạn.
"Do chỉ có 1 nghệ nhân vẽ và 5 người thợ phụ trách công đoạn dát vàng nên mỗi năm, thương hiệu bưởi đỏ Hưng Hậu chỉ sản xuất 1.000 quả bưởi đỏ dát vàng Phúc Lộc Thọ", chị nói thêm.
Cảnh giác hàng kém chất lượng
Hiện tại, trên thị trường, người mua có thể dễ dàng đặt mua bưởi đỏ trực tiếp tại các cửa hàng hoặc qua các kênh trực tuyến.
Tuy nhiên, lợi dụng nhu cầu tăng cao của khách hàng dịp Tết, nhiều nơi bày bán sản phẩm bưởi đỏ kém chất lượng khiến người tiêu dùng khó phân biệt.
Trong các hội nhóm buôn bán bưởi đỏ, một số người rao bán bưởi đỏ với giá rẻ chỉ bằng 1/3, 1/4 loại hàng được tuyển chọn gắt gao từ các nhà vườn. Do đó, nhiều khách hàng cho biết bản thân đã mua phải hàng kém chất lượng.
"Khi bán hết quả đẹp, nhiều nơi sẽ đẩy những mặt hàng không đạt chất lượng ra thị trường, trong khi vẫn quảng cáo và khẳng định sản phẩm đều đạt chuẩn", chị Hậu chia sẻ.
Do đó, chị Hậu khuyến nghị khách hàng sỉ và lẻ phải thường xuyên kiểm tra kỹ mức độ uy tín, thông tin của các đơn vị cung cấp mặt hàng bưởi đỏ.
Đồng tình với quan điểm trên, chị Trang cũng hướng dẫn rằng bưởi đỏ đạt chuẩn sẽ có phần vỏ láng mịn. Bên cạnh đó, màu đỏ đặc trưng cũng sẽ phủ đều lên cả quả bưởi.
Nông dân nuôi trăm tổ kiến vàng 'canh giữ' vườn bưởi sạchSử dụng phương pháp nuôi kiến vàng để bảo vệ vườn bưởi khỏi côn trùng, sâu bệnh, anh Trịnh Đình Mão (Thanh Hóa) tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật mỗi năm. 10:57 23/11/2024 " alt=""/>Bưởi đỏ 'tiến vua' tăng giá trước Tết
- Tin HOT Nhà Cái
-
-
Xem thêm leverkusen – frankfurt
-
|