Thế hệ mới được thay đổi về kiểu dáng, công nghệ, được xây dựng trên nền tảng của khung gầm chiếc bán tải Toyota Hilux 2016 và mẫu SUV Toyota Fortuner thế hệ mới, Toyota Innova có kích thước dài x rộng x cao tương đương 4.375 (mm) x 1.830 (mm) x 1.795 (mm) và chiều dài cơ sở lên tới 2.750 (mm).
![]() |
Được hãng xe Nhật Bản Toyota thay đổi hoàn toàn về thiết kế ngoại thất, nổi bật như cụm lưới tản nhiệt hình thàng ngược cỡ lớn gồm hai thanh ngang mạ cờ-rôm, dải đèn LED trên cụm đèn pha LED chạy ngược, Innova 2016 mạnh mẽ hơn nhờ những đường gân bọc xung quanh và xe còn được trang bị bộ mâm hợp km 17 inch.
![]() |
Nội thất bên trong của Innova 2016 cũng được Toyota trang bị những thiết bị hiện đại đáng kể đến như màn hình hiển thị thông tin 7 inch tích hợp các chức năng kết nối Bluetooth kết hợp chức năng điều khiển bằng giọng nói, một màn hình nhỏ TFT ở khu vực điều khiển trung tâm, hệ thống kiểm soát khí hậu tự động, hệ thống an toàn với 7 túi khí.
" alt=""/>Hình ảnh chi tiết Toyota Innova 2016 thế hệ mới vừa ra mắtHiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) vừa chính thức phát động Chương trình bình chọn 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016 (Vietnam’s 50 Leading IT Companies 2016).
Đây là hoạt động thường niên được VINASA tổ chức từ năm 2014 nhằm lựa chọn, chứng nhận và vinh danh 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam để giới thiệu, quảng bá tới đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế.
Từ khi triển khai chương trình, VINASA đã lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam tới các doanh nghiệp, tổ chức đối tác tiềm năng trong nước và quốc tế, hỗ trợ kết nối hợp tác kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp được lựa chọn. Chương trình nhận được đánh giá rất cao của các doanh nghiệp tham gia và của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhận được tài liệu.
Theo thống kê, mỗi năm đã có hơn 1.000 cơ quan, doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT trong nước cùng hơn 10.000 đối tác CNTT tại 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới được tiếp cận với ấn phẩm giới thiệu doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam.
Cùng với đó, ấn phẩm cũng được VINASA trực tiếp giới thiệu tới các đối tác nước ngoài tại nhiều sự kiện CNTT lớn do VINASA tham gia và tổ chức như: Vietnam IT Day và Triển lãm Phát triển phần mềm (SODEC) tại Nhật, Triển lãm CeBIT tại Đức, Australia, Triển lãm Software Expo ASIA tại Thái Lan, Hội nghị Global Data Tech, Triển lãm Global Mobile Vision tại Hàn Quốc…, các sự kiện CNTT lớn tại Việt Nam như Vietnam ICT Summit và Japan ICT Day tại Việt Nam…
Ban tổ chức (BTC) cho biết, chương trình 50 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2016 vẫn duy trì bình xét trong 3 lĩnh vực: BPO, ITO và KPO; Phần mềm, giải pháp và dịch vụ CNTT; Nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho mobile.
" alt=""/>Ấn phẩm “50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam” lần đầu có bản tiếng Việt“Cách tiếp cận của Uber tại nhiều thị trường khá kiêu ngạo, từ coi thường quy định của giới taxi địa phương đến đe dọa các phương tiện truyền thông đưa tin không tốt về họ”, Zennon Kapron - Giám đốc quản lý của hãng tư vấn Kapronasia (trụ sở tại Thượng Hải) nhận định. “Tuy nhiên, kiêu ngạo là thứ cực khó làm nên thành công tại Trung Quốc”.
“Cái thời mà bạn chỉ cần đơn giản bước vào thị trường Trung Quốc với một thứ gì mới - một thương hiệu soda hoặc một chiếc điện thoại thông minh mới - đã qua”, Tom Birtwhistle – nhà quản lý cao cấp của PricewaterhouseCoppers tại Hong Kong cho hay. “Giờ đây, nếu đặt chân vào Trung Quốc, bạn sẽ phải chiến đấu với rất nhiều đối thủ”.
Quan sát cách Huawei, Xiaomi hay Oppo đẩy lùi thương hiệu Apple, có thể thấy thành công của họ đến từ chiến lược marketing “nặng đô” và thị hiếu yêu thích sản phẩm cây nhà lá vườn của người dùng Trung Quốc.
“Cạnh tranh của các doanh nghiệp bản địa đã cải thiện đáng kể. Nhìn vào thị trường di động: các hãng sản xuất Trung Quốc từng cung cấp điện thoại rẻ tiền nhưng hiện tại, họ cung cấp cả các sản phẩm cao cấp”, Birthwhistle chia sẻ. “Cũng đã từng có những cuộc chiến về thương hiệu. Nhưng ngày nay, nhiều công ty mới có cách làm thương hiệu và marketing đẳng cấp không kém các đối thủ phương Tây”, ông bổ sung thêm.
![]() |
Apple - một ông lớn công nghệ Mỹ khác - đang chật vật tại thị trường này trước sự lớn mạnh của đối thủ và các vấn đề pháp lý. Ảnh: iDownloadblog. |
Các ông lớn tại thung lũng Silicon trở nên tự mãn sau thành công tại châu Âu. Tuy nhiên, châu Âu có lẽ là ngoại lệ, theo nhà phân tích Duncan Clark – tác giả của cuốn sách Alibaba: ngôi nhà của Jack Ma.
“Trong một thị trường quy mô như Trung Quốc, có một thứ gọi là ‘lợi thế sân nhà’, do các yếu tố như văn hóa, ngôn ngữ và tầm ảnh hưởng của chính phủ tạo ra”, ông nhận định.
Uber cuối cùng phải chấp nhận rút lui khỏi cuộc cạnh tranh trực tiếp tại Trung Quốc, đổi lấy cổ phần của Didi Chuxing. Một thỏa thuận tương tự diễn ra giữa Yahoo và Alibaba vào năm 2005. eBay nhìn thấy triển vọng của mình tại Trung Quốc sớm bị đóng sập lại khi Alibaba tìm ra cách tốt hơn để thu hút người dùng.
Google chọn cách treo công cụ tìm kiếm của mình, thay vì chấp thuận các điều khoản kiểm duyệt của chính quyền Bắc Kinh.
Facebook xuất hiện tại Trung Quốc trong thời gian ngắn, trước khi bị chặn vào năm 2009. Những năm gần đây, nhà sáng lập Mark Juckerberg thể hiện rõ ý định đưa nền tảng này trở lại Trung Quốc.
![]() |
Mark Zuckerberg gặp gỡ ông Tập Cận Bình hồi tháng 9/2015. Ảnh: Getty Images. |
“Tất cả các động thái gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc sẽ không có hiệu quả nhiều nếu Faceboook không đồng ý với một vài phương thức kiểm duyệt, hoặc cho phép chính phủ Trung Quốc truy cập dữ liệu trên Facebook, để đổi lấy quyền gia nhập thị trường”, Kapron cho hay. “Bằng không, họ chỉ đâm đầu vào tường”.
“Các nhà làm luật và nhà đầu tư phương Tây dường như không muốn công nhận rằng Trung Quốc đang sở hữu hàng loạt đại gia công nghệ. Họ tập trung vào cách thế giới giới bên ngoài thay đổi Trung Quốc ra sao mà quên mất rằng Trung Quốc cũng đang thay đổi thế giới”, Andy Mok – Giám đốc quản lý của Red Pagoda Resource nói.
Mặc dù thất bại trong nhiệm vụ của mình tại Trung Quốc, dự đoán của Kalanick có thể chính xác: “Trong khoảng 5 năm tới, sẽ có nhiều sự sáng tạo, phát kiến xuất hiện tại Bắc Kinh, hơn là thung lũng Silicon”, Bloomberg nhận định.
" alt=""/>Ông lớn công nghệ Mỹ lần lượt ngã ngựa tại Trung Quốc