
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 65% người dân sử dụng điện thoại thông minh. Đây là điều kiện cơ bản để người dân có thể tiếp cận các nền tảng, dịch vụ số. Tuy nhiên, tỉnh chưa thiết lập được các nền tảng số phục vụ người dân, phục vụ xã hội số để tạo môi trường số cho người dân tương tác với chính 16 quyền. Người dân tham gia sử dụng các dịch vụ số chủ yếu là tự phát, các nền tảng số sử dụng chủ yếu là các mạng xã hội, nền tảng mua sắm trực tuyến.
Tuy nhiên, vẫn chưa hình thành công dân số trên địa bàn tỉnh, người dân mới chỉ tiếp cận công nghệ số ở bước sơ khai, vẫn còn nhiều trở ngại trong hình thành xã hội số, nhất là việc thay đổi nhận thức và thói quen để thích ứng an toàn trên không gian số. Do vậy, để phát triển xã hội trên địa bàn tỉnh, người dân cần được trang bị kiến thức cũng như các kỹ năng để giao dịch, tương tác trên môi trường số. Từng bước hướng người dân vào một môi trường xã hội số, kinh tế số mà khởi đầu từ chính quyền số là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong tiến trình chuyển đổi số của tỉnh. Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân còn khó khăn, cần tích cực triển khai mở rộng linh hoạt các hình thức thanh toán để người dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thanh toán được tiền điện, nước và các dịch vụ thiết yếu khác như giáo dục, y tế thuận tiện hơn.
Mục tiêu của Đề án là xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm làm cơ sở đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và sự hài lòng của người dân; thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh; phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Cao Bằng thuộc nhóm phát triển khá về chuyển đổ số.
Phấn đấu cơ bản đến năm 2025, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cổng dịch vụ công tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ.
Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 65% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.
100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế-xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh được thực hiện trực tuyến và liên thông hệ thống kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Tối thiểu 60% cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh và với các cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được triển khai đến 100% UBND cấp xã; 100% UBND cấp xã được triển khai hệ thống hội nghị truyền hình.
Xây dựng đô thị thông minh, hình thành nền tảng đô thị thông minh của tỉnh; ứng dụng hiệu quả Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển kinh tế số, thu hẹp khoảng cách số.
Mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành lộ trình chuyển đổi số và hình thành chính quyền số với hệ thống dịch vụ số đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp; kinh tế số đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xã hội số tiếp tục phát triển, đông đảo người dân được hưởng lợi ích từ công nghệ số.
Hòa An
" alt=""/>Hình thành nền tảng phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền sốMới đây, lá thư của cô gái có tên Nguyễn Hằng (quê Yên Bái) được gửi tới tòa soạn. Trong lá thư dài, Hằng kể về cuộc đời của mình với nhiều nỗi đau đớn khi lấy chồng còn quá trẻ. Cô muốn giãi bày những tâm sự của người vợ, người mẹ khi bị chồng đánh đập, bị nhà chồng hắt hủi và coi như câu chuyện này là những ký ức đau buồn cuối cùng mà cô còn nhớ.
Trong thư, Hằng có viết: “Vốn dĩ em đã muốn để mọi chuyện qua đi, nhưng em không biết phải làm sao khi nhân tình bé nhỏ của người chồng cũ liên tục chửi bới, chặn số điện thoại của em khi em muốn cho chồng cũ và con em nói chuyện với nhau. Chưa kể tới việc, nhân tình của chồng còn đi rêu rao, nói xấu em đủ điều là em lôi kéo người yêu cô ấy (chồng cũ của em – PV).
Vốn dĩ, em đã muốn quên chuyện cũ đi nhưng không thể, em chỉ muốn tập trung làm ăn, kiếm tiền chu cấp cho con, nuôi con khôn lớn. Có phải thời nay, bồ đánh ghen với vợ mới là “hợp mốt” không các chị?”.
![]() |
Hình minh họa |
Dưới đây, chúng tôi đã ghi lại câu chuyện của Hằng. “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, dù bà mẹ đơn thân này muốn chôn chặt chuyện trong quá khứ nhưng nỗi buồn vẫn cứ dai dẳng:
Em sinh năm 1992, năm nay 24 tuổi, quê em nghèo lắm, cuộc sống quanh năm chỉ quanh quẩn với ruộng vườn. Vì lỡ có bầu nên em bỏ dở học hành, lập gia đình năm 20 tuổi. Cái tuổi quá trẻ đúng không các chị? Nhưng ở quê, 20 tuổi nhiều người gọi là ế, bởi các bạn đều có con cái đề huề cả rồi.
Chồng em hơn em 1 tuổi, chúng em cũng đã tìm hiểu nhau 2 năm mới lấy nhau. Tình yêu thời học sinh đẹp lắm các chị ạ, thậm chí bạn bè cùng trường còn ghen tỵ với em vì Long (chồng cũ của em – PV) quan tâm em hết mực. Mỗi ngày, đều đặn 4 lần Long đưa đón em đi học, ngày nắng cũng như mưa, đi học về rồi lại ăn cơm ở nhà em đến tận tối mới về nhà.
Tình yêu thời học trò không phải màu hồng, nhiều khi chúng em cũng hiểu lầm, cãi vã. Long là người đào hoa, nhiều cô gái theo đuổi, cũng vì thế mà không hiếm lần chúng em căng thẳng.
Có lần, em tình cờ phát hiện ra Long cùng lúc quan tâm em mà sau lưng lại tán tỉnh, qua lại với 1 cô bé kém em 2 tuổi ở xã bên. Biết chuyện, em giận lắm, em chia tay. Chia tay được 6 tháng, khi em học năm thứ 1 Cao đẳng thì Long năn nỉ em quay lại. Tính em không quyết đoán, khi Long tỏ vẻ đau khổ em lại mềm lòng cho qua, em nghĩ đàn ông, chuyện thích người này, tán người kia cũng là bình thường.
Rồi chúng em lại yêu nhau như chưa từng có tổn thương nào cả. Học năm thứ 2 Cao đẳng, em phát hiện ra mình có bầu, em nói với Long nhưng Long dùng dằng chuyện cưới xin, sợ không lo nổi cho cuộc sống gia đình.
Em không muốn bỏ con, mà Long thì không muốn cưới, em khóc lóc cả ngày, hết cách em đành nói với bố mẹ Long. Bố mẹ Long lúc này quý em, lại muốn giữ cháu nội nên cho cưới, bảo ở nhà bố mẹ nuôi. Còn bố mẹ đẻ em lăn tăn mãi chuyện cưới xin, vì mẹ em “đi xem” thầy nói em lấy chồng số không tốt, sẽ có chuyện buồn. Nhưng lúc ý em chẳng nghĩ gì cả, chỉ muốn lấy chồng để giữ con. Vậy nên trước cưới 2 tuần em đã sang ở nhà chồng. Nhưng cũng trong thời gian này, em mới phát hiện chồng em có tình cảm qua lại với người chị họ.
Em sốc quá, lúc ấy thai đã 4 tháng mà em chỉ toàn khóc lóc với lo lắng thôi, chị ấy còn nhắn tin yêu thương với chồng em nữa. Khi em đem chuyện hỏi chồng, Long nói: “Chỉ là tin nhắn thôi, chị ấy ở xa nên… thiếu thốn tình cảm”. Rồi Long an ủi em, nói em bình tâm để giữ sức khỏe cho mình và cho con, Long cũng hứa sẽ không nhắn tin qua lại với chị ấy nữa. Em cũng tạm tin lời Long nói và lo lắng cho đứa trẻ mới chào đời.
Sau khi “giải quyết” xong xuôi mọi chuyện, chồng em thay đổi hẳn, cũng ở nhà suốt, chăm vợ con, hàng ngày chạy xe ba gác kiếm tiền. Em cũng an tâm phần nào là chồng đã thay đổi, rồi an ủi mình những chuyện trước kia chỉ là chuyện thanh niên chưa vợ, còn ham chơi bời mà thôi. Cuộc sống cứ thế trôi đi cho tới khi chồng em gặp con bé Hà, sinh năm 1994 – người mà sau này chồng em gọi là “tình yêu đích thực”.
Lúc đó, con lớn của em đã được 14 tháng, em lại có bầu bé thứ 2. Nhưng em yếu quá, không giữ nổi con.
Lại nói về chuyện sức khỏe lúc mang thai, em sống với gia đình chồng khổ lắm các chị ạ. Ban đầu, nhà chồng cũng quý em, nhưng lấy về em mới hiểu mình cũng chỉ là “khác máu tanh lòng”. Nhà chồng em cũng thuộc dạng bình thường, em sống cùng ông nội chồng, bố mẹ chồng và 2 em chồng. Hàng ngày, em phải lo mọi việc từ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ cho 6 người lớn và 1 đứa trẻ nhỏ. Mà nào có phải mỗi việc nhà, ở quê nhà chồng em còn nuôi lợn, gà, trồng lúa.
Chưa kể, mẹ chồng em tiết kiệm hết sức, sáng nào em cũng dậy từ lúc 3 giờ sáng phụ bố mẹ chồng giết lợn, dậy sớm, lại làm việc nặng nên em mệt lắm. Tới 5 giờ sáng, khi bố mẹ chồng đem thịt lợn đi bán, em lại dọn nhà, giặt giũ tới tận trưa.
Vậy nhưng, mẹ chồng em lại tiết kiệm, mỗi bữa, bà chỉ đưa cho em 10.000 đồng, 12.000 đồng, 21.000 đồng hay sang lắm là 50.000 đồng mua thức ăn cho cả nhà. Bữa cơm hôm nào cũng đạm bạc, em có bầu cũng chẳng có gì tẩm bổ, nhưng bữa nào mẹ chồng cũng than thở một mình bà đi làm mà nuôi tận chừng ấy miệng ăn, em đang ăn cơm cũng nuốt không trôi.
Một hôm, đang gắng sức bê chậu quần áo lớn thì em đau bụng quằn quại, trước đó, em đã có dấu hiệu động thai vì em đi gặt với mẹ chồng em. Em đau quá, nằm xuống nhà, gọi thật to nhưng không ai nghe thấy, em liền với điện thoại gọi bố mẹ em lên đưa đi viện. Lúc bố mẹ em lên tới nơi, đưa em đi viện, em đã không giữ nổi đứa con thứ 2.
Em nằm viện hơn 1 tuần, nhưng tuyệt nhiên không thấy chồng em lên thăm nom vợ. Em bực lắm, em đã nghi ngờ chồng em có mối quan tâm nào khác.
Tới khi ra viện, về nhà, trong 1 lần em lén đọc tin nhắn điện thoại của chồng, thấy chồng em và con bé nào đó nhắn tin hết sức tình cảm, thậm chí còn gửi cả hình “nhạy cảm” chúc nhau ngủ ngon nữa. Em điên quá, em nhắn tin lại cho số con bé kia nói chồng em đã có vợ con, đừng làm phiền vợ chồng em nữa.
Rồi bé bồ của chồng chửi mắng em, em cũng nhắn tin chửi mắng qua lại. Nghĩ chuyện chỉ có vậy thôi, ai ngờ con bé này tố cáo em chửi mắng nó, dọa dẫm nó với chồng em. Khi chồng em đang lén nói chuyện với nó ngoài bờ đê, em bắt được quả tang, định làm cho ra nhẽ thì không ngờ chồng em tắt điện thoại, tát em 1 cái đau điếng. Sau đó, hắn kéo lê em trên bờ đê, sỏi, đá sắc nhọn cào rách cả lưng, tay em tì xuống đường, cũng bị chảy máu, sỏi đá còn găm vào tay đau nhức.
Chưa hết, chồng em còn đấm, đá liên tiếp vào mặt em, định kéo em vứt xuống sông. May em kêu la, khiến mấy thằng thanh niên gần đó chạy ra can ngăn. Em chạy thoát về nhà, nhưng không dám về nhà bố mẹ chồng vì sợ chồng đánh, em đành ngồi trong nhà họ hàng, gọi cho bố mẹ em bảo em xin ly dị, không ở với chồng nữa.
Sau đó, em định về nhà gặp bố mẹ chồng nói chuyện. Lúc về, em đã thấy lão chồng bỏ hết quần áo của mẹ con em vào trong bao tải lớn.
Rồi chồng em gọi điện cho con bé kia sang nhà, con bé đó làm cắt tóc gội đầu ở xã bên mới mở cửa tiệm. Trước mặt nó, chồng em hất hàm bảo: “Đây là tình yêu đích thực của tao”. Rồi mặt con bé kia vênh váo lên tự đắc vì em dám buông lời chửi mắng nó lúc trước.
Đợi bố mẹ chồng về, em xin bố mẹ chồng chúng em không ở được với nhau, cho em về nhà ngoại vì chồng em ngoại tình. Nhưng thay vì dạy dỗ con trai, mẹ chồng em lại buông lời: “Mày gọi nhà mày đến mà chở hết đồ đạc của mày về đi”.
Rồi bố mẹ em tới, em lặng lẽ dọn đồ về nhà ngoại. Cũng từ đó, chồng em vui vẻ với nhân tình quên cả vợ con, chồng em chẳng đưa chút tiền phụ cấp nuôi con, chỉ thỉnh thoảng mua cho con bộ quần áo.
Thỉnh thoảng, chồng em và em có gọi điện cho nhau, nhưng chủ yếu để hỏi han tình hình con cái, vì hắn cũng không dám vác mặt sang nhà sợ đụng chạm bố mẹ em. Nhưng mỗi lần hắn gọi cho em, bị con bồ phát hiện ra là kiểu gì nó cũng chì chiết, giận dỗi, thậm chí còn bắt chồng em xóa số của em nữa.
Em tức quá, em bảo: “Cô mới là người cướp chồng, cướp bố của con tôi. Món đồ tôi dùng rồi, cũ rồi, cô còn nhặt lên mà dùng lại à?”.
Em nói vậy, thì con bé bồ của chồng lại trâng tráo: “Cũ người mới ta, với chị là cũ, với tôi là mới, được chưa? Vậy nên đừng phá hoại hạnh phúc của chúng tôi nữa”.
Vậy là em cứng họng. Con được 24 tháng, em và chồng ly dị. Hiện giờ, chồng em và bồ chung sống với nhau cũng 2 năm, cũng chưa cưới và chưa có con.
2 năm chung sống, 2 năm ly dị, mẹ con em giờ sống cũng vui vẻ, em cũng không có tình cảm với ai khác, giờ chỉ nghĩ làm thế nào để có tiền nuôi con. Em chỉ muốn tích góp tiền sau này còn cho con ăn học, em chỉ thương con thôi, bố mẹ mỗi người 1 ngả.
Nhưng ly dị, cắt đứt với chồng cũng chưa xong. “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, cô bồ nhí của chồng chẳng hiểu yêu thương chồng em tới cỡ nào mà giờ ghen ngược với em. Cô ta đi rêu rao với tất cả làng xóm em “chài” người yêu cô ấy, lấy con em ra để nhử chồng cũ quay lại. Chưa hết, nếu thấy con em, cô nhân tình còn hất hàm bảo: “Đấy, mẹ nó có ra gì đâu nên bố nó mới phải bám lấy em đây này”. Em thật sự không chấp nhận nổi, nói em thế nào cũng được nhưng đừng bao giờ động tới con trai em.
Mới đây, có người bảo em đi làm công nhân ở Bình Dương. Em cũng muốn đi thật xa để quên đi chuyện cũ, muốn làm lại cuộc đời, nhưng giờ con em còn nhỏ quá, cho đi theo mẹ cả 2 mẹ con đều khốn khổ, vất vả. Mà để con tạm thời cho ông bà trông thì bố mẹ em đã già yếu quá, lại thêm buồn chuyện của em nên sức khỏe ngày càng yếu kém. Nếu đi, em được thanh thản trong lòng, nếu ở lại, em và con em, bố mẹ em suốt ngày phải nghe tiếng xấu là em tán tỉnh chồng cũ. Nhìn bố mẹ ngày càng già đi, âu lo và khắc khổ, em cũng xót xa lắm.
Em không biết mình nên làm thế nào cả, quyết định gì lúc này cũng khiến em khó nghĩ. Mỗi đêm, nhìn con say ngủ, em lại không nỡ lòng nào ra đi, nói thật, em không muốn con em khi lớn lên phải nghe những chuyện không hay ho về bố nó, hiểu nhầm về mẹ nó, nhưng đưa con đi theo… em nghèo quá, em chưa nuôi nổi con. Em phải làm thế nào bây giờ hả các chị?.
Độc giả Nguyễn Hằng
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Bị chồng đánh vì dám động tới nhân tìnhMục tiêu hướng đến tăng trưởng bền vững, phát huy các tiềm năng và lợi thế trên cơ sở khai thác có hiệu quả các sản phẩm của đề án chính quyền điện tử, đề án triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020.
Đến nay, Quảng Ninh trở thành một địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số, phát triển thành phố thông minh khi ứng dụng thành công nhiều tiện ích từ công nghệ thông tin. Cuộc sống người dân dễ dàng hơn khi tiếp cận văn bản, thủ tục hành chính, bớt thao tác rắc rối, việc mà trước đây được coi là vướng mắc trong phát triển chính quyền số.
Những con số ấn tượng
Cụ thể hóa mục tiêu phát triển đô thị thông minh, các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và triển khai 24 dự án.
Cụ thể, các dự án gồm: Xây dựng trường học thông minh, bệnh viện thông minh, kiến trúc thành phố thông minh, nâng cao năng lực quan trắc môi trường tự động, xây dựng hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh, ứng dụng CNTT trong quản lý đô thị... Đến nay, nhiều ngành, lĩnh vực thuộc đề án phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định.
Ở lĩnh vực giáo dục, hiện toàn tỉnh đã xây dựng được 1.432 phòng học thông minh, phòng học tương tác tại 89 trường học.
Đồng thời bổ sung phần mềm quản lý giáo dục, xây dựng bài giảng, học liệu phục vụ chuyển đổi số trong giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học, tạo được sự hứng thú học tập, tăng tư duy, sáng tạo cho học sinh và thuận lợi cho giáo viên trong công tác soạn bài.
Trong lĩnh vực y tế, toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng 3 bệnh viện thông minh (BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, BV Bãi Cháy và BV Sản Nhi), hướng tới tiêu chuẩn quốc tế đem lại những hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý, điều hành, tổ chức khám, điều trị cho người bệnh.
Về phát triển hệ thống hạ tầng, kỹ thuật đô thị, hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã đầu tư đồng bộ hệ thống giao thông kết nối, hệ thống điện, nước sạch sinh hoạt đồng bộ, hiện đại đến tận các khu dân cư.
Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành giao thông, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.
Riêng tại TP. Hạ Long đã triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và hệ thống chiếu sáng công cộng.
Trong đó, đã triển khai lắp đặt 193 tủ điều khiển quản lý thông minh tại 55 cụm chiếu sáng trang trí và xây dựng trung tâm điều khiển chiếu sáng công cộng với trên 5.200 bóng đèn led tiết kiệm năng lượng. Việc triển khai đầu tư hệ thống quản lý chiếu sáng công cộng trên địa bàn TP. Hạ Long thời gian qua đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước trên 4 tỷ đồng tiền điện mỗi năm và trên 5 tỷ đồng tiền chi phí quản lý, vận hành.
Hoàn thành "bộ não số" của đô thị thông minh
Điểm nổi bật nhất trong xây dựng đô thị thông minh của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đó là đã hoàn thành đầu tư Trung tâm điều hành thành phố thông minh đặt tại trụ sở UBND tỉnh.
Trung tâm có quy mô tích hợp đồng bộ nhất hiện nay tại Việt Nam, có thể ví như “bộ não” của tỉnh Quảng Ninh, được tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có của tỉnh, giúp lãnh đạo tỉnh có được một cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban, ngành, địa phương, lĩnh vực trên phạm vi toàn tỉnh.
Đến nay, trung tâm này đã đưa vào thử nghiệm 5 hợp phần thí điểm, gồm: Tổng hợp, xây dựng các báo cáo và gửi báo cáo; Chỉ đạo, điều hành, quản lý văn bản, quản lý lịch làm việc, quản lý nhiệm vụ, chương trình họp thông minh; Hệ thống quản lý, giám sát camera và cảm biến; Hệ thống giám sát an ninh - an toàn thông tin; Hệ thống hiển thị thông minh nhiều lớp trên bản đồ GIS.
Đây là những nền tảng quan trọng để vừa nâng cao hiệu quả điều hành của chính quyền, vừa mang lại cho người dân những trải nghiệm mới của mô hình đô thị thông minh.
Với những kết quả bước đầu đạt được trong phát triển đô thị thông minh, tỉnh Quảng Ninh đang hướng đến mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với đầy đủ dịch vụ, công nghiệp thông minh, hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển cả trong trước mắt và lâu dài.
Phạm Công
" alt=""/>Quảng Ninh