Theo LTN, nữ bác sĩ này tên là Viên Hợp Vinh, sinh năm 1989 đến từ Sơn Đông, Trung Quốc. Cả bố lẫn mẹ đều làm bác sĩ nên cô chọn nối nghiệp gia đình. Bằng sự thông minh và chăm chỉ, thành tích học tập của Viên Hợp Vinh rất đáng nể. Không những đỗ Cử nhân trường Đại học Y học cổ truyền Sơn Đông, cô còn hoàn thành chương trình học liên ngành Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Y học cổ truyền Quảng Tây, sau đó trở về quê hương Thanh Đảo làm việc tại phòng khám y học cổ truyền của gia đình.
Cô yêu thích thể thao từ khi còn nhỏ, đặc biệt là kungfu và võ thuật Trung Quốc. Nên dù làm bác sĩ nhưng Viên Hợp Vinh vẫn lên kế hoạch dành 5 ngày mỗi tuần đến phòng gym, vừa để rèn luyện sức khỏevừa để cải thiện thân hình mảnh mai của bản thân.
Để có được vóc dáng “cuồn cuộn cơ bắp” như hiện tại, Viên Hợp Vinh phải khổ luyện liên tục 4 tiếng mỗi ngày, khiến bàn tay xuất hiện nhiều vết chai sần. Quá trình tập luyện vừa khắc nghiệt vừa đau đớn khiến cô đôi lần từng có ý định bỏ cuộc, nhưng khi thấy cơ bắp ngày một rõ nét và thân hình trở nên cân đối như mong đợi, cô cảm thấy mọi thứ đều xứng đáng.
Tình cờ, trong một lần luyện tập cô đã được một người trong ngành thể hình chú ý đến. Người này tin rằng hình thể của cô rất phù hợp để tham gia các cuộc thi thể hình, đặc biệt là các cuộc thi quốc tế.
Vào tháng 9, Viên Hợp Vinh tham gia cuộc thi thể hình tại Trung Quốc và xuất sắc đạt giải nhì. Từ đó, cô được mệnh danh là "mỹ nhân thể hình" và nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng, cô đang sở hữu lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, đối với Viên Hợp Vinh, tập luyện thể hình và học võ chỉ là sở thích cá nhân, cô muốn gắn bó với nghề y bởi việc cứu chữa được nhiều bệnh nhân khiến cô hạnh phúc. Cô cho biết: "Một số mô hình y học Trung Quốc hiện tại cần được thay đổi và tôi muốn truyền bá văn hóa y học Trung Quốc rộng rãi hơn nữa thông qua Internet".
Nhưng điều khiến cô lo lắng là kể từ khi trở nên nổi tiếng, nhiều người không bị bệnh lại đến phòng khám chỉ để trò chuyện với cô.
Hà Vũ
Ra mắt tại Australia vào cuối tháng 10/2022, Digital3 đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng của người học thông qua phát triển chuyên môn hiệu quả, giúp họ trang bị kỹ năng mới và giải pháp thực tế để tự tin tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số.
Sáng kiến này huy động kiến thức từ các trung tâm nghiên cứu của RMIT, nơi quy tụ nhiều chuyên gia về Web3 - một khái niệm chỉ "siêu tập hợp" các công nghệ kỹ thuật số gồm blockchain, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, thực tế ảo…
Bằng cách phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp, đội ngũ Digital3 hướng tới giải quyết các nhu cầu hiện tại và tương lai của kinh doanh trong nền kinh tế số thông qua giáo dục, nghiên cứu và quan hệ đối tác.
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới, song song với việc nền kinh tế toàn cầu đang số hóa nhanh chóng, ước tính 70% giá trị mới được tạo ra trong thập kỷ tới sẽ đến từ các mô hình kinh doanh nền tảng dựa trên công nghệ kỹ thuật số.
Còn báo cáo “e-Conomy SEA 2022” chỉ ra rằng kinh tế số của ASEAN đang trên đà đạt 200 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2022 và con số này có thể lên đến 600 - 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Nền kinh tế số Việt Nam được cho là có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực.
Theo Giáo sư Frank Kennedy, Giám đốc RMIT Digital3, sáng kiến Digital3 sẽ là cánh cửa dẫn đến các nguồn lực phong phú và thế giới rộng lớn của nền kinh tế số. Về bản chất, Digital3 cung cấp một cách thức đơn giản để hợp tác với nhóm chuyên gia đa ngành trong môi trường giáo dục mang tinh thần cộng tác và đổi mới sáng tạo.
Đóng vai trò cốt lõi trong sáng kiến Digital3 là các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của RMIT, gồm Trung tâm Đổi mới sáng tạo Blockchain; Trung tâm Nghiên cứu và đổi mới an ninh mạng; Trung tâm Kinh doanh và nhân quyền; Trung tâm AI doanh nghiệp và phân tích dữ liệu; Trung tâm Con người, tổ chức và công việc và Trung tâm xuất sắc về kỹ thuật số.
Theo kế hoạch, một loạt khóa học ngắn hạn đang được Digital3 phát triển, tập trung vào các chủ đề như kinh doanh với Web3, bảo mật, nâng cao tác động xã hội thông qua công nghệ kỹ thuật số.
Khóa học đầu tiên“Kinh doanh trên Web3" hiện có thể được truy cập miễn phí thông qua trang FutureLearn.com với thời điểm khai giảng tùy chọn để bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào bất cứ lúc nào.
Với thời lượng sáu tuần, khóa học trực tuyến này tuyển chọn kiến thức cần thiết để xây dựng mô hình kinh doanh với Web3. Học viên sẽ trải qua hành trình học tập được xây dựng kỹ lưỡng bao gồm nhiều chủ đề khác nhau như chiến lược, quản trị, luật, kinh tế tiền mã hóa và mở rộng quy mô.
" alt=""/>Sáng kiến Digital3 giúp người lao động có các kỹ năng tham gia kinh tế sốChia sẻ về câu chuyện chuyển đổi số giáo dục, ông Mai Tấn Linh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho rằng, thách thức từ đại dịch đã trao cho mọi người cơ hội ứng dụng triệt để CNTT để đổi mới tổ chức dạy học.
Lúc này, giáo viên gửi bài giảng cho học sinh qua các kênh trực tuyến, các hoạt động trên lớp chỉ tập trung vào thảo luận, truyền đạt trọng tâm của bài học. Trong giờ học, để chương trình giảng dạy mới thành công, cần ứng dụng CNTT sao cho giáo viên làm việc ít đi và học sinh làm việc nhiều lên.
Nhìn chung, theo ông Mai Tấn Linh, nhà trường cần thay đổi bằng cách ứng dụng các nền tảng trực tuyến như Microsoft Teams, Zalo… để truyền tải nội dung bài học rồi dành thời gian giao tiếp với học sinh. Tính ứng dụng cao của CNTT sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức và đôi khi giải được bài toán về kinh phí cơ sở vật chất.
Chia sẻ phương pháp hỗ trợ việc dạy và học trực tuyến khi ứng dụng CNTT, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho biết, cơ sở giáo dục này chọn Microsoft Office 365 như một công cụ để chuyển đổi số.
Theo cô Thu Anh, cứ sau một thời gian, các lớp học trên Microsoft Teams lại có sự cải tiến tốt hơn về mặt kỹ thuật. Việc cải tiến công cụ giao tiếp là một điều kiện quan trọng để các hoạt động tương tác trực tuyến trở nên hiệu quả.
Ông Phùng Việt Thắng - Giám đốc Kinh doanh phụ trách khối Doanh nghiệp và Chính phủ, Microsoft Việt Nam cũng chia sẻ, so với ở các doanh nghiệp, việc đầu tư, ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục khó khăn hơn bởi không có những thước đo cụ thể. Hiệu quả đầu tư chính là thước đo về con người và phải trải qua rất nhiều năm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng, nói vậy không có nghĩa là chúng ta không có động lực đầu tư công nghệ vào giáo dục.
“Đầu tư công nghệ cho giáo dục chính là để phục vụ xu hướng phát triển tất yếu về giảng dạy và học tập. Đổi mới trong giáo dục không chỉ là việc thay vì đến lớp ta sẽ ngồi học từ xa, mà còn là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để thay đổi công tác quản lý, vận hành và giảng dạy học tập”, ông Thắng nói.
Diễn đàn Đổi mới Sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng CNTT vì thế được kỳ vọng sẽ giúp các nhà giáo dục thay đổi việc học tập cho học sinh và xây dựng một thế giới tươi sáng hơn cho ngành giáo dục Việt Nam.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thành quả chuyển đổi số giáo dục phải đo bằng rất nhiều năm