Nếu bạn được yêu cầu ngồi trên bồn cầu gần 50 giờ để kiếm tiền, bạn có làm không? Hầu hết mọi người sẽ không làm. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người sẽ cân nhắc làm điều đó nếu lý do đủ hấp dẫn. Một giám đốc điều hành của một công ty Australia đã làm điều đó và huy động được 30 triệu USD.
CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốn đầu tư (Ảnh: DOTW).
Who Gives A Crap là tên của một công ty sản xuất giấy vệ sinh. CEO của công ty là Simon Griffiths đã ngồi trên bồn cầu trong một nhà kho tồi tàn và từ chối di chuyển cho đến khi gom đủ đơn đặt hàng trước khi bắt đầu sản xuất. 50 giờ sau đó, công ty đã huy động được hơn 50.000 USD và giao sản phẩm đầu tiên vào tháng 3/2013.
Who Gives A Crap ra đời khi nhận thấy rằng 2,4 tỷ người, tức khoảng 40% dân số toàn cầu, chưa có nhà vệ sinh. Hàng năm có khoảng 289.000 trẻ em dưới 5 tuổi (tức khoảng 800 trẻ em mỗi ngày hay cứ 2 phút có một trẻ em) tử vong vì các bệnh tiêu chảy do ô nhiễm nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém.
Đó là những con số thực sự đáng sợ. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã bắt đầu sản xuất loại giấy vệ sinh mà họ gọi là "giấy vệ sinh tuyệt vời" và quyên góp 50% lợi nhuận cho các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu của họ là giúp mọi người có thể tiếp cận được với nước sạch và nhà vệ sinh cũng như cải thiện điều kiện vệ sinh ở các nước đang phát triển.
Được thành lập vào năm 2012, Who Gives A Crap đã tự gây quỹ ngay từ khi bắt đầu. Đó là một điều cực kỳ bất thường đối với một công ty khởi nghiệp đang tăng trưởng cao. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, công ty vẫn tăng trưởng liên tục và đang trên đà đi lên.
Giấy vệ sinh của Who Gives A Crap đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia (Ảnh: DOTW).
Và lý do đằng sau đó không chỉ bởi vì giấy vệ sinh của họ đang "làm mưa làm gió" trên khắp đất nước Australia mà còn vì họ đã quyên góp một nửa lợi nhuận. Cho đến nay, Who Gives A Crap đã quyên góp hơn 10 triệu USD. Công ty có tham vọng sẽ quyên góp hàng tỷ USD.
"Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, chúng tôi cần mở rộng kinh doanh. Để làm được điều đó, chúng tôi cần thêm vốn. Đó là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu tiếp thu ý tưởng của các nhà đầu tư", Simon Griffiths nói.
Hầu hết các công ty khởi nghiệp đều gọi vốn đầu tư khi bị thua lỗ cho đến khi việc kinh doanh trở nên lớn mạnh hơn và hy vọng có lãi.
Nhưng bởi "chúng tôi quyên góp một nửa lợi nhuận nên chúng tôi muốn có lãi nhanh nhất có thể để quyên góp và chứng minh mô hình kinh doanh của mình có thể hoạt động", Simon nói.
Và sau 9 năm tự gây quỹ, mới đây Who Gives A Crap đã huy động được 30 triệu USD từ các nhà đầu tư như Verlinvest, The Craftory, Jamjar, Airtree, Grok Ventures, Giant Leap và Athletic Ventures.
" alt=""/>CEO công ty khởi nghiệp ngồi trên bồn cầu trong 50 giờ để gọi vốnChiều 24/9, Tập đoàn Quanta Computer Inc., của Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức xuất khẩu 2 lô máy tính xách tay đầu tiên được sản xuất từ nhà máy tại Khu công nghiệp (KCN) Mỹ Thuận, TP Nam Định, tỉnh Nam Định.
2 lô máy tính xách tay này sẽ cung ứng cho bạn hàng là các tập đoàn hàng đầu thế giới về máy tính xách tay đánh giá, nghiệm thu chất lượng.
Được biết, 2 lô máy tính xách tay này được xuất khẩu đi chỉ sau 16 tháng khi Tập đoàn Quanta Computer Inc., được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án.
2 lô máy tính xách tay đầu tiên của Tập đoàn Quanta Computer Inc., được sản xuất tại Nam Định được xuất khẩu (Ảnh: T.T).
Đại diện của Quanta Computer Inc., cho biết, tập đoàn này đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ các cấp chính quyền, ngành chức năng, đặc biệt là lãnh đạo tỉnh Nam Định.
Nhờ đó, tập đoàn sớm đưa sản phẩm ra thị trường, thực hiện các bước theo lộ trình đầu tư tăng năng lực sản xuất vào năm 2025 đạt 2,6 triệu máy, năm 2026 đạt 3,6 triệu máy, năm 2027 đạt 4 triệu máy, năm 2028 đạt 4,5 triệu máy. Dự kiến, đến cuối năm nay, tập đoàn sẽ sử dụng khoảng 2.000 lao động, đến cuối năm 2025 sẽ sử dụng 9.000 lao động.
Ngày 21/4/2023, UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận phát triển dự án sản xuất máy tính tại KCN Mỹ Thuận với Tập đoàn Quanta.
Dự án sản xuất máy tính là dự án đầu tiên của Tập đoàn Quanta tại Việt Nam và là dự án đầu tư đầu tiên tại KCN Mỹ Thuận, một trong những KCN ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nam Định, có vị trí rất thuận lợi trong kết nối hạ tầng giao thông và logistic.
Ông Huang, Chen-Tang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quanta tại nước ngoài, cho hay, Tập đoàn Quanta mong muốn đầu tư tại KCN Mỹ Thuận dự án sản xuất và gia công máy tính xách tay và máy tính để bàn với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 120 triệu USD và thành lập một doanh nghiệp chế xuất để thực hiện dự án này.
" alt=""/>Xuất khẩu 2 lô máy tính xách tay đầu tiên sản xuất từ Nam Định