Đề thi môn Lịch sử
Môn Địa lý:
Năm nay, Trường THPT Chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn sẽ tổ chức thi vào lớp 10 bằng 1 bài thi duy nhất tương ứng với môn chuyên thí sinh đăng ký. Các bài thi đều theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 150 phút. Mức điểm sàn của trường là 6/10. Thí sinh có điểm dưới 6 sẽ không được xét tuyển.
Phương án này của trường khác hoàn toàn các năm trước. Những năm trước, trường tổ chức thi 4 bài gồm 1 bài thi môn chuyên và 3 bài thi các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Năm nay, chỉ tiêu vào lớp 10 của trường giảm từ 170 xuống 140, trong đó có 70 chỉ tiêu lớp chuyên Ngữ văn, 35 chỉ tiêu lớp chuyên Lịch sử và 35 chỉ tiêu lớp chuyên Địa lý. Thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT, trường không tuyển lớp chất lượng cao.
Nhà trường không áp dụng điểm cộng trong quá trình thi tuyển. Tuy nhiên, trường xét tiêu chí phụ trong trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách.
Kết quả xét tuyển vào các lớp chuyên sẽ được công bố vào ngày 28/6.
Vợ tôi nói, ở đâu cũng có người đứng đầu. Sếp mới trẻ hơn tôi, có thể thua tôi kinh nghiệm, nhưng năng lực thì chưa chắc. Nếu tôi muốn tiếp tục làm việc thì phải theo chỉ đạo của anh ta, hoặc là tôi nghỉ việc tìm môi trường mới phù hợp hơn. Nói như vợ tôi thì còn nói làm gì.
Tôi nằm đọc báo, xem linh tinh rồi lướt Facebook, bỗng thấy trong hộp thư mình có tin nhắn từ người lạ: "Hôm nay, tôi vừa trải qua một ngày tồi tệ. Bạn có thể chia sẻ với tôi một chút không?" Dù chẳng biết là ai, tôi cũng đáp lời: "Tôi cũng đang cảm thấy rất tệ".
Trò chuyện một lúc, tôi nắm được thông tin đó là phụ nữ, thua tôi 7 tuổi. Cô ấy nói, dạo này vợ chồng cô ấy không vui vẻ lắm, cô ấy buồn. Tâm sự của cô ấy như chạm đúng mạch của tôi. Hóa ra, cuộc hôn nhân nào cũng có những lúc buồn chán như vậy.
"Hồng không gai", tên tài khoản nghe có vẻ thú vị. Có lẽ vì cả hai không biết đối phương là ai nên thoải mái chuyện trò. Ban đầu chỉ là những câu bông đùa vô hại, dần dần tâm sự chuyện công việc, gia đình. Lần đầu tiên tôi thấy có người trò chuyện hợp ý mình đến thế.
Cảm xúc là thứ dễ gây nghiện, nhất là những cảm xúc ngọt ngào. Tôi và người ấy càng ngày càng trò chuyện nhiều, nhất là vào mỗi tối, khi tôi một mình nằm trên ghế sofa trong phòng khách lúc đêm khuya, yên tĩnh và thảnh thơi tuyệt đối. Nếu ngày nào người ấy lên mạng muộn, tôi đi ra đi vào bứt rứt không yên.
Từ ngày có tri kỷ trên mạng, tôi và vợ ít trò chuyện với nhau hơn. Vì ít chuyện trò nên ít tranh cãi, ít giận dỗi. Mỗi khi có chuyện gì đó cần tâm sự, tôi không nói với vợ nữa, tôi nói với bạn Facebook của mình.
Tôi nhận ra, hình như tôi đã nghĩ về người ấy quá nhiều và cả nhớ nữa. Tôi không ngần ngại nói ra những lời này. Cô ấy thừa nhận, cô ấy cũng đang trong tình trạng như tôi. Cô ấy sợ nếu cứ kéo dài, e rằng sẽ dẫn đến ngoại tình tư tưởng, biết đâu lại ảnh hưởng đến gia đình.
Sau khi suy nghĩ, tôi dặn cô ấy đừng lo, cho dù chúng ta có yêu nhau, chỉ cần không gặp mặt sẽ chẳng có chuyện gì hết. Chúng tôi có thể làm "người tình Facebook" của nhau, chỉ trên Facebook thôi.
Tôi đã nhiều lần tò mò vào trang cá nhân cô ấy để xem dung nhan. Tuy nhiên, không có gì ở trong đó cả. Cô ấy chỉ đăng vài tấm ảnh hoa lá, viết vài dòng trạng thái ngôn tình đăng đầy trên mạng.
Một lần, tôi đánh liều hỏi cô ấy, chúng tôi có thể hẹn gặp nhau không? Tôi muốn gặp cô ấy bằng xương bằng thịt ngoài đời. Mãi hôm sau, cô ấy mới trả lời: "Gặp nhau rồi, lỡ không thể giữ mình nữa thì sao? Em sợ đắc tội với chồng con em. Anh không sợ sẽ làm tổn thương vợ à?".
Tôi nghĩ, chỉ là một cuộc gặp gỡ, đã làm gì vượt quá giới hạn mà tổn thương. Tuy nhiên, vì cảm nhận cô ấy không sẵn sàng cho chuyện này nên tôi cũng không đề cập nữa.
Những cuộc trò chuyện vẫn diễn ra, lời yêu lời thương không ngần ngại nói. Khi tôi không biết rõ đối phương, cũng không chắc sẽ gặp, nói lời ngọt ngào thật dễ dàng.
Vài hôm trước, đang lúc nói chuyện với bố về việc xây nhà thờ tổ ở quê sắp tới, điện thoại tôi hết pin. Tôi đưa điện thoại vào phòng sạc, tiện mượn điện thoại vợ gọi lại cho bố.
Sau khi gọi xong, tôi xem điện thoại của vợ trong vô thức, lướt chỗ nọ chỗ kia, mở cả Facebook của vợ. Tôi "xanh mặt" phát hiện "Hồng không gai" chính là vợ mình. Hóa ra vợ lập thêm tài khoản để nhắn tin với tôi. Bao lâu nay, tôi nói bao nhiêu chuyện, thốt ra bao nhiêu lời yêu thương với chính vợ mình mà không biết.
Tay tôi run run tắt điện thoại, nghĩ đến những tin nhắn mùi mẫn đã nhắn cho người tình Facebook, còn đòi hẹn hò nọ kia, mồ hôi tôi túa ra như tắm.
Vợ tôi làm như vậy là có ý đồ gì? Cô ấy muốn làm một người bạn để lắng nghe và hiểu tôi hơn? Cô ấy muốn thử xem tôi có chung thủy? Dù mục đích của vợ là gì đi nữa, tôi cũng đã "sập bẫy" rồi.
Có phải việc tôi thả thính, tán tỉnh, nói yêu thương, dù chưa gặp mặt cũng chính là một dạng ngoại tình không?
Tôi đang nghĩ cách làm thế nào để "tẩy trắng" cho bản thân khi mà tang chứng, vật chứng đều rõ ràng như thế.
Theo Dân trí
Đảm nhận vị trí từ biên tập viên, giao lưu với các khán giả và thí sinh rồi vai trò dẫn chính, MC Ngọc Huy nhận được rất nhiều sự yêu mến của khán giả bởi với ngoại hình trẻ trung, lối dẫn tự nhiên, hóm hỉnh.
Với cách nói chuyện duyên dáng không kém phần hài hước, MC Ngọc Huy được các thí sinh đặt cho các biệt danh như “thánh troll”', “vựa muối”.
Những ngày đầu năm mới 2023, hãy cùng VietNamNettrò chuyện với Biên tập viên, MC Ngọc Huy:
- Xin chào Ngọc Huy! Anh có thể kể về hành trình đến với công việc MC của Đường lên đỉnh Olympia được không?
Thật ra trở thành MC của Đường lên đỉnh Olympia là một điều cực kỳ bất ngờ, với bản thân tôi như là một món quà mà cuộc sống dành tặng. Trước đây, Đường lên đỉnh Olympia là chương trình mà tôi xem hằng tuần và ít khi bỏ sót tập nào. Ngày ấy, tôi cũng muốn được thi Olympia nhưng không nhớ lý do vì sao lại không đăng ký tham gia chương trình.
Quá trình học tập với làm MC “chẳng liên quan”
Tôi từng là học sinh khối chuyên Toán - Tin của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), rồi tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh của Học viện Ngoại giao. Ra trường, tôi đi làm với những công việc ban đầu cũng chẳng liên quan công việc MC như nhân viên bảo hiểm, phóng viên,...
2-3 năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi có cảm giác mình giống như một “dancer” - tức là “nhảy việc” rất chuyên nghiệp (cười).
Ban đầu tôi tham gia tuyển dụng vào chương trình Café sáng của VTV3. Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, chị Tùng Chi nói rằng “Em dẫn Olympia được đấy, thử đi!” và rồi tôi bén duyên từ đó.
Cảm xúc lúc đó cũng rất khó tả. Bởi giấc mơ được đứng trên sân khấu của Olympia đã thành hiện thực. Chỉ có điều khi trở thành hiện thực lại hơi lạ, tôi không phải là người thi mà lại là người dẫn.
Olympia cũng là chương trình đầu tiên mà tôi được dẫn trước đám đông.
- Đồng hành với Đường lên đỉnh Olympia 10 năm và cũng trở thành một trong những MC gắn bó lâu nhất với chương trình. Kỷ niệm nào mà anh nhớ nhất?
Những ngày đầu tiên, từ chuyện “đau đầu” để lựa chọn áo sơ mi nào đẹp nhất trong tủ đồ để lên sóng, đến việc không dám ăn quá no trước khi ghi hình để tránh các vấn đề về bụng dạ,... Thời gian đầu, tôi còn không chịu make up bởi cảm thấy nó cứ sao sao, không đúng với con người mình. Nhưng rồi, các bạn trong ekip nói vui “xin Huy đấy, đi make up đi, tốn sáng (đánh sáng khi quay) của chương trình”. Bởi mặt tôi lúc nào cũng đen vì hay đi bêu nắng, chơi thể thao nhiều. Thế rồi tôi cũng dần thay đổi.
Thời gian đầu, các khán giả trên khán đài cổ vũ tôi rất nhiều. Mỗi lần nói vấp gì đó, ở dưới các bạn thường hô “anh Huy cố lên” và tôi cảm nhận rất rõ những tình cảm đó, vừa vui vừa xúc động.
Tôi cũng thường hay tương tác, trêu đùa các thí sinh để tạo tâm lý thoải mái nên được đặt cho biệt danh “thánh troll”. Nhưng trộm vía, đến giờ, không bạn thí sinh nào sợ giao lưu với tôi (cười). Các bạn còn tính cách làm thế nào để nói lại, “đối phó” với MC.
Kỷ niệm buồn là tôi từng phải dừng chương trình vì bị chảy máu đầu. Lần đó, trước phần thi Về đích, tôi phải di chuyển xuống phía dưới sân khấu để giao lưu với khán giả. Do không để ý, tôi đứng đúng vị trí máy quay lớn của trường quay đồng thời hạ xuống và đập vào trúng đầu. Ngay lúc đó, các đồng nghiệp phải đưa tôi đi bệnh viện và phần thi Về đích sau đó chỉ còn mỗi MC nữ.
- Ở trên sân khấu, mọi người thấy Ngọc Huy với lối dẫn tự nhiên, tinh tế, những cũng không kém phần hóm hỉnh, duyên dáng. Thậm chí, anh cũng rất hay “tấu hài”, “mặn mòi”. Phải chăng cá tính ngoài đời của anh cũng vậy?
Ngoài đời thực, khi nói chuyện với mọi người ngoài công việc, lúc nào tôi cũng mong muốn mang đến không khí vui vẻ, trêu đùa để mang tiếng cười.
“Tấu hài” hay “mặn mòi” là những từ mà tôi vẫn đánh giá là “mỹ từ” mà những người yêu mến dành tặng cho mình.
Theo như các đồng nghiệp đánh giá, màu sắc hài hước, hóm hỉnh cũng chính là điểm mạnh nhất của tôi. Do đó, tôi sẽ dành những màu sắc đó cho những sản phẩm, chương trình của mình.
Song, hơi trái ngược một chút, khi vào công việc, tôi thừa nhận mình là người rất khó tính và tỉ mỉ.
- Anh đánh giá ra sao về những người bạn dẫn Olympia của mình và người nào anh ấn tượng nhất?
Cả 3 MC nữ mà tôi được làm việc cùng đều là những người đáng nể phục và ngưỡng mộ. Chị Tùng Chi như một người thầy, người chị đã dẫn dắt tôi nhiều điều trong nghề, cuộc sống và luôn động viên tôi trong mọi tình huống, chứ không chỉ là MC đồng hành ở Olympia.
MC Diệp Chi và tôi lại cực kỳ hiểu nhau, phối hợp nhuần nhuyễn trong công việc. Tôi với chị có chung đam mê và đều khó tính, cầu kỳ, tỉ mỉ, luôn mong muốn chất lượng sản phẩm phải cao.
Còn Khánh Vy cũng là một MC tài năng và đặc biệt rất giàu năng lượng khiến tôi nhiều lần phải ngỡ ngàng. Có lúc tôi còn trêu Vy là em có dùng doping không. Khánh Vy có thể khiến những người đứng cạnh ngay lập tức có những suy nghĩ tích cực. Tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều từ Khánh Vy.
Tôi cảm thấy rất may mắn và hãnh diện khi được dẫn với 3 MC này.
-Là người thế hệ 8X, “cầm trịch” một chương trình Gen Z, anh có cảm thấy áp lực không?
Có chứ! Đó là áp lực về tuổi tác. Bây giờ các bạn trẻ gọi tôi là chú hết rồi (cười).
Ở một sân chơi cho thế hệ trẻ, bản thân mình cũng luôn cần trẻ hóa.
“Ông chú” này vẫn phải thường xuyên cập nhật những xu hướng của giới trẻ. Tôi cũng thích xem những clip, trend của giới trẻ nên hiểu được những điều mà các bạn nói đến. Nhà cũng có 2 con nhỏ, nên tôi không chỉ tìm hiểu về Gen Z, biết “trend” mà còn thường tìm hiểu cả ngọn nguồn của các “trend” để nắm bắt tốt hơn tâm lý của các bạn.
- Anh có lời chúc nào tới các bạn trẻ nhân dịp bước sang năm mới 2023?
Như trường hợp của tôi, có thể nói là nghề chọn mình chứ không phải mình chọn nghề. Trong cuộc sống của mỗi người, tôi nghĩ cũng sẽ có những khoảnh khắc không thể tin được, có thể nó không như dự tính trước mà đến bất ngờ. Vì vậy các bạn trẻ hãy cứ nuôi dưỡng những đam mê. Quan trọng hãy nắm bắt cơ hội và phải dám thử.
2023 với mỗi người có thể là một bản nhạc vui, buồn, sôi động hay sâu lắng nhưng hy vọng đều là những bản nhạc có giá trị với các bạn khi cảm nhận. Chúc các bạn trẻ trong năm mới 2023 sẽ có những “bản nhạc nền” chất lượng.