Nga đang gây sức ép lên lực lượng Ukraine ở mặt trận miền Đông (Ảnh minh họa: Getty).
BBCngày 21/11 dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát khoảng 2.700km2 lãnh thổ Ukraine kể từ đầu năm nay, gấp gần 6 lần so với cả năm 2023.
Hướng tấn công chính của Nga là khu vực Kupyansk ở vùng Kharkov và Kurakhovo ở Donbass đóng vai trò là "cửa ngõ" vào trung tâm hậu cần chiến lược Pokrovsk.
Từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 11, lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 1.000km2, cho thấy tốc độ tấn công đang tăng nhanh đáng kể.
Theo nguồn tin của BBC, quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp cho Ukraine mìn sát thương và cho phép tấn công bằng tên lửa tầm xa vào sâu lãnh thổ Nga cũng xuất phát từ sự tiến công nhanh chóng của lực lượng Nga dọc tiền tuyến.
Tiến sĩ Maryna Miron tại Đại học Hoàng gia London nhận định, nếu Nga duy trì cường độ tấn công hiện tại, mặt trận Ukraine có thể "sụp đổ" sau vài tuần nữa. Quân đội Ukraine bảo vệ Kurakhovo tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công từ phía Nam và phía Đông, nhưng tình hình đang trở nên nguy cấp.
Các chuyên gia cho rằng, chiến dịch đột kích của Ukraine vào tỉnh biên giới Kursk ở Nga hóa ra lại là một "sai lầm chiến lược" trong bối cảnh thiếu nhân lực.
Chiến dịch này chẳng những không khiến Nga phải rút bớt lực lượng từ chiến trường Ukraine về nước mà còn giúp họ củng cố vị trí, đạt các bước tiến lớn ở miền Đông Ukraine. Điều này sẽ mang lại cho Moscow vị thế tốt hơn trong bất cứ cuộc đàm phán tiềm tàng nào với Kiev trong thời gian tới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức.
Trong nỗ lực nhằm giúp Ukraine cải thiện vị thế trước đàm phán, chính quyền Tổng thống Joe Biden cuối tuần trước được cho là đã "bật đèn xanh" để Kiev sử dụng vũ khí tầm xa do Washington viện trợ nhằm tấn công sâu vào Nga.
Chủ nhân Nhà Trắng cũng đảo ngược chính sách cấm Kiev sử dụng mìn chống bộ binh. Ngoài ra, theo Kyiv Independent, Tổng thống Biden đã đệ trình quốc hội Mỹ đề xuất xóa khoản nợ viện trợ kinh tế khoảng 4,7 tỷ USD cho Ukraine. Tuy nhiên, đề xuất đã vấp phải sự chỉ trích và phản đối của một số nghị sĩ Cộng hòa.
Nhiệm kỳ của ông Biden sẽ kết thúc vào ngày 20/1 tới. Nhiều người lo ngại Mỹ sẽ đảo ngược chính sách viện trợ cho Ukraine sau khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, trang tin Avia-Prodẫn cho rằng, nếu Nga không nhất trí với sáng kiến hòa bình của ông Trump, ông có thể giữ lại chính sách cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga.
Theo một số nguồn tin, ông Trump có thể đã thảo luận vấn đề này với ông Biden trong cuộc gặp tại Nhà Trắng mới đây.
Các chuyên gia nhận định, quan điểm của ông Trump dường như được thúc đẩy bởi mong muốn duy trì đòn bẩy đối với cả Nga và Ukraine. Nếu Moscow không đồng ý với các điều khoản đề xuất về giải pháp hòa bình, ông có thể duy trì chính sách cho phép Ukraine tấn công tầm xa để gây áp lực lên Nga. Ngược lại, nếu Ukraine từ chối đàm phán hòa bình, Kiev sẽ mất nguồn cung cấp vũ khí.
" alt=""/>Chiến tuyến miền Đông của Ukraine có nguy cơ sụp đổNước sông Hồng dâng cao tràn vào đường Thanh Niên và các tuyến đường gần sông (Ảnh: Hoàng Đức).
Mưa bão cũng làm 113 căn nhà trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái bị thiệt hại.
Cơ quan này cũng cho biết, mực nước trên sông Hồng tại Yên Bái đang lên nhanh, lúc 20h ngày 1/10 là 31,50m (trên báo động 2 là 0,5m); sông Ngòi Thia là 42,53m (dưới báo động 1 là 1,97m).
Tuyến đường ven sông Hồng nước đã dâng cao, tràn vào đường (Ảnh: Hoàng Đức).
Trong đêm 1/10, trên địa bàn phường Hồng Hà, TP Yên Bái, nước sông Hồng đã tràn vào đường Thanh Niên và đường kè sông Hồng, ở các khu vực trũng thuộc các tổ dân phố Hồng Tân, Hồng Phú, Hồng Thái, Hồng Thanh.
Người dân sơ tán đồ đạc, xe máy trên đường Thanh Niên đêm 1/10 (Ảnh: Hoàng Đức).
Đây là lần thứ 2 trong thời gian chưa đầy 1 tháng qua, người dân TP Yên Bái bị ngập úng do nước sông Hồng lên cao. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết. Người dân đã chủ động, khẩn trương dọn dẹp nhà cửa chạy lũ trong đêm.
Nhiều hộ dân trên đường Thanh Niên bắt đầu chạy lũ khi nước sông Hồng dâng cao (Ảnh: Hoàng Đức).
Dự báo trong đêm 1/10, mực nước sông Hồng vẫn tiếp tục lên nhanh, khoảng 32,8m, trên báo động 3 là 0,8m. Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Hồng có khả năng đạt đỉnh, sau xuống và ở trên mức báo động 3.
Trước đó, trong đợt bão lũ hồi đầu tháng 9 vừa qua, tính đến sáng 16/9, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 54 người chết và mất tích do mưa lũ.
Mưa lũ làm hơn 25.200 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, sập đổ, hư hỏng.
Ngoài ra, mưa bão cũng làm 190 vị trí đường quốc lộ bị sạt lở, ảnh hưởng; đã có 14 thủy điện phải dừng hoạt động, dừng phát điện
Ước tính tổng thiệt hại sơ bộ khoảng 4.635 tỷ đồng.
Thiệt hại mà mưa lũ gây ra cho địa bàn tỉnh Yên Bái trong năm nay đã nhiều hơn cả tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
" alt=""/>Nước sông Hồng dâng cao, người dân TP Yên Bái lại hối hả chạy lũNgười dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).
Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.
Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.
Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.
Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.
"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.
Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.
Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.
Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.
Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.
" alt=""/>130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soát