Tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2020: “Giáo dục bền vững trong Kỷ nguyên số” (Vietnam Educamp 2020) do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, TS Lê Thống Nhất cho rằng, xã hội hóa làm sách giáo khoa có quá nhiều rủi ro. |
TS Lê Thống Nhất |
“Sau khi thẩm định 2 vòng của đợt 1 thì cả 3 quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 không quyển nào Đạt. Ngày 15/11 bắt đầu nộp đợt 2, nhưng nếu trường hợp tiếp tục vẫn không có quyển sách nào “Đạt” thì sao? Nếu vậy, sang năm học sinh của chúng ta học sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 nào?”.
Chưa nói đến thẩm định, thì thực tế với riêng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm trước có 4 quyển sách giáo khoa Tiếng Việt 1. Nhưng lần này họ chỉ làm 2 cuốn, như vậy sẽ có những quyển mà lớp 1 được chọn dùng nhưng không có ở lớp 2.
“Rồi mai kia, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc nhà xuất bản còn lại quyết định không làm một số môn vì không ăn thua thì những môn đó chúng ta lấy đâu ra sách giáo khoa để dạy học”, ông Nhất nói và cho rằng phải xem chừng khi để cho khối tư nhân đảm nhận việc này.
 |
PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. |
Về vấn đề này, PGS.TS Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng Bộ luôn quan tâm đến.
"Ngay từ năm 2018, khi chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đến Việt Nam làm việc. Trong 2 tuần, họ đi thăm tất cả các nhà xuất bản và chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra 4 kịch bản. Và tất cả những chuyện đang diễn ra này đều đã được tính trước và họ đã phân tích cho chúng tôi, kể cả những phương án tối ưu nhất.
Họ tư vấn giao cho Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện làm một bộ sách giáo khoa. Nhưng đó có thể không hẳn là phương án tối ưu. Chúng ta nhìn thấy hiện nay, chương trình lớp 1 có 5 bộ sách đảm bảo đáp ứng được cho tất cả các nhà trường - điều có thể nói là kỳ tích của Việt Nam khiến tất cả các nước đều ngạc nhiên. Họ nói đây là một nỗ lực phi thường", ông Vinh nói.
Hội đồng thẩm định làm việc nghiêm túc, khắt khe hơn
Trước lo ngại của dư luận, chia sẻ với VietNamNet, đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, ở đợt thẩm định lần 1, có 5 môn có bản thảo sách giáo khoa chưa Đạt. Song, môn Tiếng Việt đặc biệt hơn cả khi cả 3 bản mẫu sách được đề nghị thẩm định thì đều chưa Đạt.
Lý giải về điều này, vị này cho rằng đến từ nhiều nguyên nhân. “Nguyên nhân thứ nhất là bởi Tiếng Việt là môn được thiết kế có số tiết nhiều nhất. Ví dụ các môn khác khoảng 35 tiết thì trong cùng khoảng thời gian chuẩn bị, sẽ được là chỉn chu hơn; trong khi sách Tiếng Việt đến 350 tiết, gấp đến 10 lần sách của một số môn khác.
Rút kinh nghiệm của sách giáo khoa lớp 1, chúng ta phải làm tỉ mỉ hơn. Cho dù những chi tiết hơi “gợn”, hội đồng thẩm định vẫn yêu cầu tác giả điều chỉnh. Đó là lý do chính.
Nếu như năm vừa rồi, có thể có những sách có “gợn” nhỏ đó nhưng vẫn qua được. Còn lần này hội đồng thẩm định xác định thà vất vả thêm nhưng đảm bảo chất lượng hơn. Còn nếu nói chất lượng bản thảo sách giáo khoa lớp 2 thấp là không phải”.
Vị này cho rằng, điều đó là dấu hiệu cho thấy hội đồng thẩm định đã làm việc nghiêm túc, thậm chí khắt khe hơn. Song cũng vì vậy mà khoảng thời gian 1 tháng để sửa các sách này ở đợt là gấp gáp.
Đại diện Vụ Giáo dục Tiểu học cho hay, về mặt lý thuyết vẫn có thể xảy ra chuyện không có sách nào vượt qua thẩm định sau cả 2 đợt. Tuy nhiên, với ý chí quyết tâm hoàn thiện của các tác giả, khả năng có sách là hoàn toàn khả thi.
Chưa kể, theo vị này, có rất nhiều cuốn sách chưa kịp nộp để thẩm định vào đợt 1 và bắt đầu tham gia ở đợt 2.
“Như vậy, ở đợt thẩm định lần 2 có 2 đối tượng: thứ nhất là số sách chưa kịp tham dự đợt 1; thứ hai là những cuốn sách tham dự đợt 1 vừa qua nhưng chưa Đạt. Đương nhiên những cuốn sách tham gia thẩm định lần đầu từ đợt 2 thì sẽ phải chịu áp lực rất lớn về thời gian bởi để kịp năm học”.
Bộ GD-ĐT sẽ tiếp nhận hồ sơ bản thảo sách giáo khoa đề nghị thẩm định vào đợt 2 đến hết ngày 30/11. Sau đó sẽ tiến hành vòng 1 của đợt thẩm định thứ 2 trong 15 ngày, vòng 2 diễn ra trong 15 ngày cuối của tháng 12.
Thanh Hùng

Sau 2 vòng thẩm định, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt 2 nào đạt
Tới nay, chưa có bản mẫu SGK Tiếng Việt lớp 2 nào được đánh giá Đạt. Được biết, có 3 bản mẫu gửi thẩm định gồm 2 bản thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo; bản còn lại thuộc bộ Cánh diều.
" alt=""/>Nếu không có SGK Tiếng Việt 2 vượt qua thẩm định, học sinh sẽ học sách gì?
 vừa tròn 31 tuổi. Kể từ đó, suốt 20 năm nay, mình bà tần tảo nuôi nấng 4 người con lớn lên trong khó nhọc. Khi tuổi xế chiều, tưởng chừng được hái quả ngọt thì con trai út là Lê Sỹ Khoa đột ngột đổ bệnh suy thận.</p><table class=)
 |
Bà Hường đau khổ trước bệnh tình của con |
Dốc cạn chút tiền tiết kiệm ít ỏi, vay nợ khắp nơi. bà Hường cũng không thể đủ tiền để lo cho con trai chạy thận, lọc máu 3.6 triệu đồng mỗi tuần. Người góa phụ bất lực chỉ còn biết xin được hiến thận cứu con.
“Giờ họ bảo mua thận ngoài thì hơn 1 tỷ nhưng như vậy là bất hợp pháp mà mẹ cũng không có tiền, còn người thân hiến thì hết khoảng 600 triệu đồng. Tôi bất lực không tả hết, biết lấy đâu ra để cứu con đây? Nhưng cũng không thể nhắm mắt nhìn con chết dần chết mòn được. Tôi già rồi muốn hiến thận để cứu nó, chứ Khoa còn chưa cưới vợ sinh con”, bà Hường gạt nước mắt.
 |
Mặt mũi Khoa sưng phù do suy thận giai đoạn cuối |
Bà Hường có 4 người con Lê Thị Tương (SN 1988), Lê Sỹ Thưởng (SN 1991), Lê Thị Trà (SN 1993) và Lê Sỹ Khoa (SN 1996). Khi Khoa được 4 tuổi thì bố mắc bệnh ung thư máu rồi qua đời.
Hơn 20 năm nay, bà Hường nén đau thương, cần cù làm lụng nuôi nấng các con. Đến nay hai con của bà là Tương và Thưởng đã lập gia đình. Còn em Trà và Khoa ngoan ngoãn, đi làm thuê phụng dưỡng mẹ già. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến ngày mùng 2 Tết Tân Sửu, em Lê Sỹ Khoa về nhà đón Tết cũng mẹ thì bất ngờ đổ bệnh, mặt mũi em sưng phù khó thở.
Đến bệnh viện cấp cứu, bác sĩ kết luận em bị suy thận nặng, hư hai thận. Mùng 4 Tết, mấy mẹ con khăn gói đưa Khoa vào nhập viện điều trị.
“Khoa là đứa con mà tôi thương nhất, bởi bố nó mất quá sớm khi nó mới được 4 tuổi. Nó còn chưa có vợ con mà giờ lại lâm bệnh nặng. Mỗi tháng hết hơn 10 triệu để chạy chữa, thực lòng tôi không biết lấy đâu ra để duy trì cho con”, bà tâm sự.
Nhắc đến đây, bà Hường lấy tay lau vội nước mắt, lục lọi hồ sơ để sắp tới đi bệnh viện sàng lọc máu, mang theo hy vọng thận của bà sẽ tương thích để có thể hiến cứu con.
 |
Bà Hường khóc rưng rức khi không có tiền cứu con |
“Sức khỏe tôi yếu, hay đau đầu, choáng váng, giờ ở nhà phải chăm thêm 3 đứa cháu cho hai đứa nó đi làm công nhân nữa. Tôi không có cách nào khác để cứu Khoa ngoài việc hiến thận. Mấy đêm rồi tôi không chợp mắt nổi, cứ ngày đêm cầu nguyện quả thận tôi định hiến sẽ tương thích với con trai, để cứu con. Hiến xong rồi cũng cần khoảng 600 triệu nữa mới đủ để ghép thận cho con.
Tôi già rồi, tôi chịu đựng được nỗi đau nhưng không muốn nhìn con đau đớn, chết sớm như thế được. Ông Trời bất công với mẹ con tôi quá. Khoản nợ tôi vay anh em, người thân lên tới 200 triệu đồng rồi mà chưa thấm tháp vào đâu so với căn bệnh quái ác mà con đang mắc phải…”, bà Hường đau lòng cho hay.
 |
Gia đình bà Hường đang cần sự giúp đỡ |
Ông Lê Sỹ Thái, Chủ tịch UBND xã Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, gia đình bà Hường đang lâm vào tình cảnh trớ trêu bởi Khoa đang mắc bệnh hiểm nghèo.
“Khoa mồ côi cha từ nhỏ, mẹ đã già, công việc chính là làm nông. Nhà thuộc diện hộ nghèo. Bao năm nay một mình bà Hường vất vả nuôi con, ngôi nhà cũ mới được cậu con trai tu sửa lại, bất ngờ Khoa lại bị suy thận giai đoạn cuối, hư hai thận. Một mình bà không thể cứu được con, mong rằng nhà hảo tâm thương giúp đỡ”, ông Thái nói.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Lê Thị Hường, thôn Làng Khang, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0329422761 (Chị Tương, chị gái Khoa) hoặc 0898616065 (Khoa) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.083(em Lê Sỹ Khoa con bà Lê Thị Hường) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Cơn đau không hồi dứt của bé trai mắc ung thư não, bố mẹ ly hôn
Sớm chịu cảnh thiệt thòi khi bố mẹ ly hôn, giờ đây em Trương Ngọc Lương còn không may mắc phải căn bệnh ung thư não, khiến tuổi thơ chìm trong đau khổ.
" alt=""/>Mẹ nghèo nuốt nước mắt xin được hiến thận cứu con