Kiên trì đồng hành và hoạt động tích cực vì một cộng đồng chạy bộ và phong cách sống năng động, Techcombank là nhà tài trợ chính cho Giải Marathon Quốc tế TP.HCM Techcombank lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2017, sau 5 năm tổ chức, giải chạy đã trở thành giải chạy có quy mô và chất lượng hàng đầu Việt Nam. Vượt qua những tác động của đại dịch Covid-19, mùa giải năm 2021 đã được tổ chức an toàn và thành công ngoài mong đợi tại TP.HCM với sự tham gia của hơn 13.100 vận động viên - tăng đáng kể từ 5.000 người chạy trong năm 2017.
Kế thừa và phát huy trên nền tảng đó Techcombank và Sunrise Events Việt Nam quyết định tổ chức giải chạy Hà Nội Marathon Techcombank lần đầu tiên tại Hà Nội. Những gián đoạn bởi Covid-19 khiến cho việc tổ chức Giải chạy Hà Nội Marathon Techcombank lần đầu tiên bị trì hoãn trong suốt hơn 3 năm; tuy nhiên Ban tổ chức vẫn ghi nhận sự hào hứng, ủng hộ và quan tâm nồng nhiệt từ cộng đồng chạy bộ cho sự kiện lần này thông qua số lượng đăng ký sớm ấn tượng.
“Techcombank luôn kiên định với hành trình hiện thực hóa tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống” và sứ mệnh dẫn dắt, lan tỏa những giá trị vượt trội. Bên cạnh các sản phẩm - dịch vụ tài chính đột phá, đối với đời sống xã hội, Techcombank cũng không ngừng tiên phong tạo những nền tảng giúp người dân Việt Nam vượt trội hơn về thể chất, từ đó trở thành bệ phóng tạo tiền đề mang Việt Nam vươn tầm ra thế giới. Chính thức đến với Hà Nội, giải chạy Hà Nội Marathon Techcombank lần đầu tiên khằng định quyết tâm của chúng tôi trong việc đồng hành cùng tất cả người dân Việt Nam nhằm lan tỏa mạnh mẽ hơn, rộng khắp hơn nữa lối sống tích cực và thúc đẩy mỗi người khát khao mãnh liệt để theo đuổi thành công theo cách riêng của mình” - bà Thái Minh Diễm Tú - Giám đốc Marketing, Techcombank chia sẻ.
“Chúng tôi rất vinh dự khi tiếp tục hợp tác với Techcombank để đem một giải chạy mang tính biểu tượng đến với Thủ đô Hà Nội và cộng đồng yêu chạy bộ tại đây”, Tổng Giám đốc Sunrise Events Việt Nam, ông Onslo Carrington chia sẻ.
Với Techcombank, một Việt Nam vượt trội vươn tầm thế giới bắt đầu từ những người Việt Nam dám thay đổi tích cực mỗi ngày. Để hiện thực hóa mục tiêu “vì một Việt Nam vượt trội”, cần có sự kết hợp giữa việc nâng cao sức mạnh thể chất và tinh thần, cũng như những hỗ trợ về mặt tài chính để khai thác tối đa tiềm năng của cá nhân và cả tập thể.
Với tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống" Techcombank đã kết hợp với tầm nhìn của Sunrise Events Việt Nam “Truyền cảm hứng cho mỗi cá nhân phát huy tối đa tiềm năng thông qua thể thao và lối sống lành mạnh” - để mang thông điệp “Dấu ấn vượt trội” cho mùa giải Hà Nội Marathon Techcombank lần đầu tiên, qua đó khẳng định và đề cao sức mạnh của sự đoàn kết, cùng nhau chinh phục mọi giới hạn, vượt qua những thách thức từng bước kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam.
Giải chạy Techcombank Hà Nội Marathon lần đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 25/9/2022 tại thủ đô Hà Nội, với Hồ Hoàn Kiếm là nơi xuất phát và Long Biên là điểm kết thúc của cự ly marathon (42,2km) và bán marathon (21,1km). Mùa giải năm nay cũng sẽ bao gồm các đường đua 10km, 5km và KIDS (dành cho các vận động viên trẻ từ 5-14 tuổi), sẽ xuất phát và về đích tại cùng một địa điểm tại Long Biên.
Doãn Phong
" alt=""/>Giải chạy Hà Nội Marathon Techcombank sẽ diễn ra vào tháng 9Theo đó, Chính phủ Nhật Bản trao số tiền 90.833 USD (tương đương 2,1 tỉ đồng) từ chương trình Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở trong năm 2019 để xây dựng mô hình bếp ăn mẫu bán trú tại trường tiểu học Phan Đình Phùng.
![]() |
Ngài Kawaue Junichi và ông Nguyễn Văn Lợi ký kết Hợp đồng viện trợ xây dựng bếp ăn mẫu bán trú tại trường. |
Đây là một nội dung quan trọng thuộc Dự thuộc Dự án Bữa ăn học đường, bên cạnh Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng và Áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức”. Dự án do Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) thực hiện và triển khai từ năm 2012.
Được biết, trường tiểu học Phan Đình Phùng triển khai áp dụng Dự án từ năm 2013. Trong những năm qua, nhà trường luôn cố gắng phục vụ học sinh những bữa ăn tốt nhất, vừa đảm bảo chất lượng vừa tuân thủ quy định an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên có một số quy định hiện nay về bếp ăn một chiều nhà trường còn gặp khó khăn trong thực hiện do bếp ăn hiện tại không đủ diện tích và ngân sách sửa chữa.
Với sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản và Dự án Bữa ăn học đường, bếp ăn mẫu tại trường tiểu học Phan Đình Phùng sẽ được xây dựng mới, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Bếp ăn áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chế biến thành phẩm và vệ sinh sau bữa ăn với hướng dẫn rõ ràng ở mỗi công đoạn. Thiết kế bếp phân chia theo từng khu vực riêng biệt với quy định trang phục và dụng cụ làm việc khác nhau, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn. Bếp ăn được xây dựng tách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.
Các thiết bị và dụng cụ bếp được trang bị hiện đại như hệ thống bếp “niêu tay quay”, nồi hầm công suất lớn, hệ thống vòi nước di động cấp nước nhanh đến từng khu vực, xe đẩy trung chuyển,… giúp giảm thiểu nhiều thao tác nặng, tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.
![]() |
Bếp ăn mẫu tại trường tiểu học Trưng Trắc (TP. HCM) được Dự án xây dựng đảm bảo tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Sau khi hoàn thiện, bếp ăn tại trường tiểu học Phan Đình Phùng được kì vọng hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác bán trú, mang lại những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng áp dụng theo Phần mềm Dự án. Hơn hết, bếp ăn mẫu sẽ tạo điều kiện để các trường tiểu học và các tổ chức giáo dục tại TPHCM và nhiều khu vực khác đến tham quan, học tập và áp dụng phù hợp với thực tế của từng nơi, góp phần chuẩn hóa các bếp ăn hiện tại.
Trước đó, Dự án Bữa ăn học đường đã xây dựng và đưa vào vận hành hai bếp ăn mẫu bán trú tại trường tiểu học Trưng Trắc (Quận 11, TP.HCM) và trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn). Ngày 10/12 vừa qua, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã ký kết Hợp đồng viện trợ, tài trợ xây dựng mô hình bếp ăn mẫu bán trú tại Trường tiểu học Ngô Gia Tự, TP. Đà Nẵng. Như vậy, bếp ăn tại trường tiểu học tiểu học Phan Đình Phùng, TP. HCM là mô hình bếp thứ 4 chuẩn bị được Dự án hỗ trợ xây dựng. Đây cũng là mô hình bếp ăn thứ 3 của Dự án được Chính phủ Nhật Bản viện trợ.
![]() |
Ngài Umeda Kunio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản và đại diện trường tiểu học Ngô Gia Tự (Đà Nẵng) ký kết Hợp đồng viện trợ tại Hà Nội. |
Ông Keiji Kaneko, Tổng giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ: “Đến nay, đã có 62 tỉnh thành ở Việt Nam triển khai Dự án với hơn 3200 trường áp dụng. Điều này đã và đang góp phần thực hiện hóa sứ mệnh của chúng tôi là đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của đất nước Việt Nam, góp phần mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho người dân tại Việt Nam thông qua văn hóa ẩm thực và phát triển nguồn thực phẩm”.
Minh Tuấn
" alt=""/>2,1 tỷ đồng ‘chuẩn hóa’ bếp ăn bán trú tiểu học Phan Đình Phùng, TP.HCMChị khoe: “HTX Lanh Trắng đào tạo nghề hoàn toàn miễn phí cho các chị em phụ nữ. Thậm chí, mỗi chị em đến đây học nghề còn được hỗ trợ 30.000 đồng/ngày”.
Cũng từ đó đến nay, HTX trở thành nơi dạy nghề cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khuyết tật hay là chốn tìm về của nhiều cảnh đời éo le, khốn khổ… Và sau khi được dạy nghề, họ sẽ trở thành thành viên của HTX, tham gia vào các công đoạn làm lanh.
Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Đồng Văn Vàng Thị Cầu cho hay, HTX đã có những phát triển nhất định, tạo công ăn việc làm cho trên 95 hội viên phụ nữ là những chị em khó khăn. Thành viên HTX đã dạy nghề thêm được 2 lớp và thành lập được 3 tổ hợp tác liên kết.
Sau đào tạo, nhiều hộ nông dân thu nhập 4-10 triệu đồng/tháng
Sau khi được học nghề dệt lanh trắng, đến nay đã có 4 hộ gia đình ở xã Sà Phìn thoát nghèo, có cuộc sống ổn định với khoản thu nhập trên từ 4-10 triệu đồng/tháng.
Là một trong những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở xã Sà Phìn, nhưng nay cuộc sống ổn định nhờ được dạy nghề dệt lanh trắng, chị Sùng Thị Sy khoe chị là một trong những người được HTX dạy nghề, sau đó trở thành thành viên của HTX. Đến nay, chồng chị cũng bắt đầu tham gia nên thu nhập của gia đình chị ngày càng ổn định, không còn cảnh đói kém như trước.
“Mới đây tôi vừa cùng HTX Lanh Trắng bảo vệ thành công “Đề án phát triển các sản phẩm thổ cẩm từ vải lanh tự nhiên”. Đây là 1 trong 5 đề án khởi nghiệp xuất sắc được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hỗ trợ vốn mức cao nhất (100 triệu đồng) để tiếp tục phát triển”, chị Sy chia sẻ.
Tương tự, bà Sùng Thị Say, 55 tuổi – là một trong một trường hợp bị tàn tật ở chân, hay em Giàng Thị Già, 23 tuổi do nhẹ dạ cả tin đã từng bị lừa bán sang Trung Quốc, may mắn được cứu thoát trở về… đều được HTX đón nhận và dạy nghề, tạo công ăn việc làm với mức thu nhập 3-4,5 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Có những người đã thoát nghèo nhờ được đào tạo nghề |
Theo chị Vàng Thị Cầu, HTX Lanh Trắng đảm nhận công đoạn khép kín từ trồng lanh đến đầu ra sản phẩm. Tất cả đều trong địa bàn huyện, không nhập gì từ bên ngoài. Bởi chị mong muốn tạo công ăn việc làm cho chị em ở trong huyện.
Hiện trên địa bàn huyện có 15 trên tổng số 19 xã thị trấn tham gia mô hình liên kết với Lanh trắng, mỗi xã/thị trấn ít nhất có 1 nhóm khoảng 7-10 người tham gia”, chị Vàng Thị Cầu, cho biết.
“Chúng tôi đã có những đơn hàng như từ Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật. Đơn hàng nước ngoài đầu tiên là túi đựng tài liệu cho các đại biểu dự hội nghị của UNESCO. Sau đó, chúng tôi đã phát triển đi Nhật khá là nhiều sản phẩm khác”. Chị Cầu khoe và cho biết, hiện nay nhiều khách hàng tìm đến HTX nhập vải lanh để về may các sản phẩm thời trang thiết kế chất lượng cao.
Tương lại, HTX mong muốn thiết lập vùng trồng cây lanh quy mô, mở rộng ra khoảng 3 tổ hợp tác, mỗi tổ 10-15 người và tổ chức các lớp dạy nghề, phát triển quy mô sản xuất đáp ứng các đơn hàng lớn, để hỗ trợ được nhiều hơn nữa những mảnh đời bất hạnh ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, chị Cầu chia sẻ.
Châu Giang
" alt=""/>Ấn tượng lớp dạy nghề miễn phí cho phụ nữ nông thôn Sà Phìn