Video: Bên trong một quán mát-xa, tẩm quất tại Hà Nội
Sau cánh cửa phòng mát-xa
8 giờ tối ngày 11/3, sau bữa cơm chiều, 4 cô gái trong tiệm mát-xa, tẩm quất vừa cắn hạt dưa vừa nói chuyện.
'Giờ này đang vắng khách, mấy chị em tôi tìm cách giết thời gian, chờ đến giờ làm. Quần áo cũng chưa kịp thay', Hồng nhìn xuống bộ quần áo có phần tuềnh toàng của mình như một lời giải thích.
'Đồng phục' đi làm của chúng tôi phải là váy ngắn, áo hở cổ', Hồng cho biết thêm.
Thấy có khách, họ ra đón và dẫn khách lên tầng 2. Chủ quán mát-xa, tẩm quất này là một người phụ nữ trong chiếc áo chống nắng. Chị nhanh chóng ghi số lượng và nhu cầu của khách vào trong một cuốn sổ để tính tiền.
 |
Hình ảnh 1 tiếp viên trong trang phục váy ngắn ở quán mát-xa. |
Căn nhà được thuê làm nơi mát-xa, tẩm quất có 3 tầng. Tầng 1 làm phòng khách, chỗ để xe và bếp.
Tuy nhiên theo lời nhân viên ở đây, họ không được nấu ăn để hạn chế mùi thức ăn trong nhà, ảnh hưởng đến khách. Tầng 2 được dùng cho công việc mát-xa, tẩm quất. Tầng 3 là nơi các nhân viên của quán sinh hoạt, ăn ở.
Cả căn phòng lớn ở tầng 2 được gắn 1 máy điều hòa và thắp sáng bởi một bóng đèn nhỏ, màu vàng.
Ánh sáng vàng nhờ nhờ từ bóng đèn đủ cho chúng tôi thấy tầng 2 được chia thành 4 buồng nhỏ. Mỗi buồng ngăn với nhau bởi những tấm nhôm. Cửa được che bằng ri đô. Mỗi khi có khách vào, tấm vải này được kéo lại và cố định bởi một cái kẹp và mặc định 'đóng cửa' là 'có khách'.
Mỗi buồng được bố trí một quạt treo tường và máy sưởi nhỏ dùng cho mùa đông. Trong buồng có 1 giường, 1 chiếu và gối đã ngả màu. Khoảng cách giữa các phòng mỏng manh đến nỗi người này nói thầm, phía buồng bên cạnh cũng có thể nghe thấy.
“Tuy nhiên việc ai nấy làm”, Hồng nhấn mạnh.
 |
Mỗi buồng mát-xa, tẩm quất được bố trí 1 quạt treo tường. |
Mỗi nhân viên được bố trí phục vụ khách tại một buồng. 'Hết khách này, chúng tôi 'làm' đến khách khác theo thứ tự. Nếu đến lượt nhân viên A nhưng khách yêu cầu nhân viên B, chúng tôi cũng chấp nhận nên không bao giờ xảy ra chuyện tranh giành, tị nạnh nhau', Hồng nói.
Điều đặc biệt là tại mỗi buồng đều gắn 1 chiếc camera kín đáo trên tường. Hồng cho biết: 'Camera để chủ quản lý công việc của chúng tôi. Đồng thời, nhiều khách sau khi được phục vụ, xuống thanh toán lại trở mặt: 'Tôi chưa được làm gì'. Lúc này, người chủ sẽ mở camera để buộc khách phải trả tiền như thỏa thuận.
Người phụ nữ này cho biết thêm: 'Công việc bắt đầu từ 9, 10 giờ đêm cho đến 4, 5 giờ sáng hôm sau. Có những ngày khách đông, chúng tôi làm không kịp. Khách chờ không được phải đi quán khác. Nhưng cũng có những ngày vắng khách, mấy chị em ngồi nói chuyện hoặc hát karaoke cho hết đêm'.
'Tôi đâu biết mát-xa, tẩm quất'
'Khách đến đây đa phần là nam. Người đến để tẩm quất, mát-xa đúng nghĩa chỉ đếm trên đầu ngón tay (hầu hết họ là những người lao động chân tay mệt nhọc hoặc say bia rượu)', Hồng nói.
Tại đây, khách đến chủ yếu để 'thư giãn', một cách dùng từ của các nhân viên quán.
Hồng cũng khẳng định, các nhân viên ở quán không muốn làm mát-xa, tẩm quất đúng nghĩa cho khách.
 |
Một quán mát-xa, tẩm quất nằm trên đường Quang Trung, Hà Đông |
'Tiền boa ít, mất nhiều thời gian và mất nhiều sức', họ lý giải. Bởi vậy, sau khi tấm rèm của từng phòng kéo lại, nhân viên đặt thẳng vấn đề với khách: 'Em “thư giãn' cho anh nhé'.
Sau đó, nếu đối phương đồng ý, bằng nhiều cách nhân viên tiến hành việc kích dục cho khách.
'Chúng tôi làm theo mọi yêu cầu của khách. Tuy nhiên việc đi 'đến Z' (quan hệ tình dục trực tiếp) thì không. Nếu có nhu cầu, khách và nhân viên thỏa thuận rồi đi đến một địa điểm khác (nhà nghỉ, khách sạn xung quanh khu vực trên). Đương nhiên, giá cả cũng khác', Hồng nói.
Hồng cũng chia sẻ nhiều cách để 'lấy tiền'' trong ví khách một cách hợp lý. 'Nếu khách có yêu cầu đụng chạm các vùng nhạy cảm của tiếp viên, chúng tôi sẽ đòi thêm tiền boa (tiền cảm ơn người phục vụ mình).
Ngoài cách kích thích thông thường, các nhân viên ở đây còn chia sẻ nhau cách “mát-xa kiểu mới” để chiều khách.
Với chiêu thức này, họ có thể kết thúc sớm ca làm việc và có thêm tiền boa từ khách hàng', Hồng nói không chút giấu giếm.
Khách đến quán mát-xa không phải để mát-xa nên Hồng khiến nhiều người ngạc nhiên khi chia sẻ: 'Tôi đâu biết cách tẩm quất, mát-xa'.
Sau khi xong việc, khách có thể boa cho nhân viên ngay tại buồng và xuống tầng 1 thanh toán tiền cho chủ quán. Người chủ quán chia đôi số tiền trên, trong đó một nửa dành cho nhân viên.
Hồng kết thúc công việc khi người khách cuối cùng rời quán. Người phụ nữ này dọn dẹp chiếc buồng (thay ga, gối, dọn phòng) sau đó di chuyển lên tầng ba và ngả lưng khi đồng hồ đã chuyển sang 4 giờ sáng ngày hôm sau.
Luật sư Nguyễn Thanh Hải - Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Hoạt động kích dục cho khách là hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên đây không phải là hành vi mại dâm, cụ thể theo Điều 3, 4 của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu chủ cơ sở mát-xa sử dụng công cụ này làm phương thức kinh doanh. Ngoài ra, trong trường hợp chủ cơ sở mát-xa, tẩm quất dùng hình thức kích dục để lôi kéo hoạt động mại dâm trá hình, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các Điều 327, 328, 329 Bộ luật hình sự tương ứng lần lượt về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên… |
(Còn tiếp)
*Tên nhân vật trong bài đã thay đổi

Chuyện chưa kể sau cánh cửa phòng karaoke ‘tay vịn’
Cánh cửa nhà nghỉ mở ra, Hiền thấy 3, 4 người đàn ông đang đợi mình. Hoảng hốt, chị tìm mọi cách để thoát ra ngoài.
" alt=""/>Rùng mình phía sau cánh cửa phòng mát

Ông Hiếu phân tích, quy mô của ngành ô tô được định hình dựa trên 3 yếu tố: thị trường, nhà sản xuất và nhà cung ứng. Hiện nay, dung lượng tiêu thụ ô tô Việt Nam mới trên 400 ngàn xe, bằng 1/3 so với Thái Lan và Indonesia. Quy mô sản xuất chỉ bằng 1/10 so với hai nước này do công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển sau họ hàng chục năm và kinh nghiệm còn thiếu.
Theo ông Hiếu, trong ngành ô tô, nếu sản lượng nhỏ thì dù nội địa hoá, giá vẫn sẽ rất cao. Do đó quan trọng nhất là sản lượng cao thì nội địa hoá mới hiệu quả.
“Thực tế sản xuất xe ở Việt Nam đang cao hơn xe nhập khẩu. Đó là câu chuyện về chi phí sản xuất đang thiếu tính cạnh tranh. Sản xuất xe CKD đang cao hơn từ 10-20% so với nước ngoài do phải nhập nhiều linh kiện”, ông Hiếu nói.
Lấy một ví dụ cụ thể, cùng là chi tiết nắp chặn cố định vòi bơm xăng ô tô, nếu sản xuất tại Việt Nam sẽ có giá 3,8 USD, trong khi nhập khẩu Thái Lan giá 1,5 USD.
 |
Trên xe Toyota ở Việt Nam đến nay, phần lớn tỷ lệ nội địa hóa cao chủ yếu nằm ở phần nội thất |
Năm 2010, một chiếc xe tầm trung cỡ B như Toyota Vios bản G có giá bán 550 triệu đồng, sau 10 năm, cũng phiên bản này được bán với giá 570 triệu đồng. Nếu tính thêm mức độ trượt giá của tiền đồng so với USD, cách đây 10 năm, 1 USD = 18.932 đồng, hiện nay là 23.220 đồng, thì giá xe Toyota Vios G năm 2010 khoảng 29.000 USD, đến năm 2020 giá xe là 24.500 USD.
Trước đây, công nghiệp ô tô Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt 60% nhưng thực tế mới đạt 7%-10%. Đến năm 2019, tỷ lệ này chỉ khoảng 20%. Trong khi các nước Thái Lan, Indonesia đã qua mốc 40% từ lâu.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2010 - 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng linh kiện với tổng giá trị nhập khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỷ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).
Như vậy, trong 1 thập niên đã qua, người tiêu dùng vẫn chưa thể hưởng xe giá rẻ một cách đúng nghĩa, chưa kể chi phí để xe lăn bánh vốn đã cao bởi các loại thuế, phí cơ bản như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí cấp biển, phí sử dụng đường bộ...
Trong khi đó, hiện nay xe nhập khẩu cũng đã và đang được dần “cởi trói” bởi các hiệp định mà Việt Nam ký kết tham gia. Gần nhất, từ tháng 1/2018, xe nhập từ ASEAN đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40% được hưởng thuế nhập 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Tương lai 10 năm nữa, xe nhập châu Âu sẽ hưởng thuế 0% theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA). Áp lực đang đè lên xe lắp ráp trong nước là một thực tế hiện hữu.
Công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn tiến nhưng chậm
Rõ ràng công nghiệp ô tô muốn phát triển thì phải có bước tiến của ngành công nghiệp hỗ trợ, mà ở đây là các nhà cung ứng linh phụ kiện lắp ráp.
Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, bản thân Toyota Việt Nam nhiều năm qua liên tục tìm kiếm các nhà phân phối linh phụ kiện trong nước đủ tiêu chuẩn nhưng không dễ. Ông Hiếu chia sẻ: “Ai cũng nghĩ doanh nghiệp sản xuất ô tô chỉ cần đưa yêu cầu sản phẩm cụ thể, sẽ có nhà cung ứng trong nước tự tìm đến. Nhưng thực tế là ngược lại, chúng tôi đang phải đồng hành cùng nhà cung ứng, cầm tay chỉ việc từ khởi đầu cho đến lúc ổn định”. Nguyên nhân chính vẫn là thị trường còn nhỏ, số lượng đơn hàng chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Nếu chấp nhận sản xuất phụ linh kiện, phụ tùng thường phải có yếu tố đặc biệt. Ví dụ như công ty Toyota Boshoku Hanoi thành lập từ năm 1996, cùng thời điểm Toyota Việt Nam bắt đầu kinh doanh. Doanh nghiệp này có vốn đầu tư phần lớn của Nhật và chuyên về sản phẩm nội thất ô tô. Đến nay dây chuyền sản xuất của Toyota Boshoku Hanoi đã cung ứng các chi tiết ghé ô tô, bọc cửa, bọc đệm ghế cho các mẫu xe Toyota lắp tại Việt Nam và mới đây lấn thêm sang thảm ô tô cho xe Hyundai.
Cũng giống như Toyota không chờ doanh nghiệp phụ trợ tìm đến mà phải tự tạo ra, tập đoàn Trường Hải (Thaco) đã đầu tư vào khu công nghiệp Chu Lai tới 12 công ty chuyên sản xuất linh phụ kiện dành cho lắp ráp xe. Hiện tại, các xe du lịch Kia do Thaco lắp ráp đã có mức nội địa hóa từ 20 đến 30%. Cá biệt cuối năm 2019, doanh nghiệp này đã xuất những lô hàng Kia Cerato đầu tiên có tỷ lệ nội địa hóa đạt 40% sang Myanmar. Theo kế hoạch năm 2020, Thaco sẽ xuất khẩu 1.026 ô tô các loại gồm Kia Cerato và Sedona sang Thái Lan và Myanmar.
 |
Trên xe Kia do Trường Hải lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa đã tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây nhưng vẫn chưa phải là các linh kiện phụ tùng quan trọng |
Toyota Việt Nam thống kê từ năm 1997 đến 2020 đã phát triển được 38 nhà cung cấp nội địa và 700 mã linh kiện khác nhau. Thaco có khoảng 200 doanh nghiệp. Vinfast mới thành lập cũng đã và đang đầu tư chuỗi cung ứng của riêng mình.
Tuy nhiên, ngành ô tô con ước tính có khoảng từ 20.000 - 30.000 chi tiết, từ nhựa, cao su, vải, cơ khí...thì nỗ lực của các doanh nghiệp lắp ráp như trên vẫn là chưa thấm tháp vào đâu.
Theo bà Lê Huyền Nga, Trưởng phòng công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công Thương), đây là thời điểm các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng cho ngành ô tô không chỉ tận dụng các cơ chế, chính sách hay ưu đãi từ Chính phủ, mà còn cần sự tự thân nhạy bén của chính những doanh nghiệp này trong bối cảnh Việt Nam đang đón nhận cơ hội thu hút chuyển dịch đầu tư sản xuất từ nước ngoài hậu sau một năm thế giới biến động bởi dịch bệnh và chiến tranh thương mại.
Đình Quý
Bạn có suy nghĩ gì về tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Mẫu sedan nội địa của Malaysia 'ngập' công nghệ, giá từ 195 triệu
Mẫu sedan cỡ nhỏ Bezza vừa được tung ra thị trường với mức giá rẻ bất ngờ tương đương 195 triệu đồng.
" alt=""/>25 năm, vì sao nội địa hóa ô tô Việt Nam vẫn thấp, giá vẫn cao?