Khoảnh khắc trên được Thượng úy Phan Quang Vĩnh – cán bộ đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) ghi lại khiến nhiều người xúc động.Gần 20 ngày qua, ảnh hưởng của 5 đợt mưa lũ, tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây nối trung tâm huyện Hướng Hóa đến 2 xã vùng cao này bị sạt lở nghiêm trọng khiến nơi đây bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn.
 |
Khoảnh khắc xúc động khi nữ GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị (bìa trái) ôm cấp dưới khóc nức nở. |
Đặc biệt, những trận mưa lớn từ thượng nguồn đổ về kết hợp lũ quét đã khiến hàng trăm khối bùn đất đổ tràn, vùi chôn nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất trường học.
“Sau khi cơn lũ đi qua, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Hướng Lập đã huy động tối đã lực lượng giúp người dân và các trường học khắc phục hậu quả.
Việc khắc phục gặp rất nhiều khó khăn, khổ cực do các điểm trường bị lớp bùn đất phủ trùm dày hơn nửa mét”, Thượng úy Phan Quang Vĩnh cho biết.
Theo Thượng úy Vĩnh, ngày 8/11, Đoàn công tác Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị do TS Lê Thị Hương – Giám đốc Sở dẫn đầu đã đến thăm, kiểm tra tình hình khắc phục lũ lụt tại một số điểm trường trên địa bàn 2 xã Hướng Lập và Hướng Việt (huyện Hướng Hóa).
Tại Trường Mầm non Hướng Việt, hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường bị mưa lũ tàn phá, hàng chục bộ bàn ghế, đồ dùng học sinh, vật dụng vui chơi của trẻ mầm non bị nước lũ cuốn trôi, bùn đất nhấn chìm.
 |
 | Nhiều điểm trường tại 2 xã Hướng Việt, Hướng Lập bị bùn lũ phủ dày hơn nửa mét. |
|
“Sau khi nghe cô Nguyễn Thị Hằng Nga – Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Việt báo cáo tình hình và những khó khăn, vất vả của cô trò nơi đây, bà Lê Thị Hương ôm chầm lấy nữ hiệu trưởng bật khóc nức nở”, Thượng úy Vĩnh chia sẻ.
Chia sẻ với VietNamNet, TS Lê Thị Hương cho biết, bà đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến nỗi khó khăn, vất vả của cô trò tại huyện vùng cao Quảng Trị.
 |
 |  | Chạnh lòng nhìn cảnh đồ chơi trẻ mầm non bị bùn lũ nhấn chìm. |
|
|
Theo bà Hương, ảnh hưởng mưa lũ kéo dài đã khiến ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị chịu những tổn thất nặng nề khi có 1 giáo viên và 4 học sinh tử vong.
Mưa lũ cũng khiến hàng trăm trường học bị tốc mái, nhiều trường ngập sâu trong lũ và hàng nghìn học sinh trên địa bàn không còn sách vở đến trường do bị nước lũ cuốn trôi.
 |
 | Lực lượng quân đội và các tổ chức đoàn thể nỗ lực dọn lũ để học sinh sớm trở lại trường. |
|
“Sau lũ, ngành GD&ĐT của tỉnh gặp muôn vàn khó khăn. Hiện vẫn còn 13 điểm trường trên toàn tỉnh chưa thể cho học sinh đi học trở lại do sân trường bị bùn đất vùi dày gần nửa mét, hạ tầng vật chất bị lũ cuốn trôi.
Công đoàn ngành giáo dục đã kêu gọi, vận động được các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ gần 1,5 tỷ đồng tiền mặt và hơn 3 tỷ đồng vật dụng, áo quần, sách vở cho các điểm trường”, GĐ Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết.
Người đứng đầu ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cũng chia sẻ thêm, trước những khó khăn, vất vả của thầy cô và học sinh, lãnh đạo đơn vị rất mong nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa của chính quyền các cấp, các tổ chức, đơn vị nhằm giúp các em học sinh có thể trở lại trường trong thời gian sớm nhất.
Mới đây, báo VietNamNet đã quyết định trích quỹ bạn đọc ủng hộ miền Trung số tiền 60 triệu đồng, cùng với nhóm thiện nguyện San sẻ yêu thương trực tiếp trao đến 2 điểm trường ở Hướng Hóa và Cam Lộ, mỗi nơi 30 triệu đồng.
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn. Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148 Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Quang Thành

Bộ Giáo dục kêu gọi ủng hộ bàn ghế, thiết bị dạy học... cho vùng lũ
Bộ GD-ĐT vừa có công văn kêu gọi hỗ trợ ngành giáo dục miền Trung bị ảnh hưởng mưa bão.
" alt=""/>Nữ Giám đốc Sở Giáo dục bật khóc nhìn cảnh trường tan hoang sau lũ
Thông tin này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021-2022).
Theo dự thảo này, đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định.
Khung học phí năm học 2021-2022 (mức sàn – mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
 |
Khung học phí cho năm học 2021 - 2022 mà Bộ GD-ĐT đang dự thảo đề xuất. |
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên.
Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật và được UBND cấp tỉnh phê duyệt bằng văn bản sau khi được HĐND cấp tỉnh thông qua.
Từ năm học 2022 - 2023 trở đi, khung, học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ tăng tối đa 7,5%/năm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và khả năng chi trả của người dân;
Về khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông tại Nghị định số 86, theo Bộ GD-ĐT, được đánh giá là phù hợp về phương án thiết kế (khung mức sàn - mức trần; phân biệt các vùng khác nhau: thành thị, nông thôn, miền núi). Tuy nhiên, ở một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thì mức trần học phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng/học sinh được đánh giá là quá thấp.
Ngoài ra, chưa có khung học phí cho các trường đã thực hiện tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc tự đảm bảo chỉ thường xuyên và chi đầu tư.
Bộ GD-ĐT lý giải đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm thì tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%. Tuy nhiên để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, Bộ GD-ĐT đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này thì đến năm học 2025-2026 bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Thanh Hùng

Bộ GD-ĐT đề xuất giải pháp biên chế ngành giáo dục
Ngoài ra, Bộ GD-ĐT dự kiến trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định 86 quy định về học phí theo hướng có khung, trần để có thể thu đủ, tính đúng, tính đủ chi phí...
" alt=""/>Bộ Giáo dục đề xuất tăng học phí bậc mầm non, phổ thông lên 7,5% năm học 2021