TMĐT đang dần trở thành xu hướng tất yếu để người dân sắm sửa dịp Tết, cũng như phục vụ nhu cầu đa dạng trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt, không dừng lại ở các sản phẩm quen thuộc như thời trang, mỹ phẩm, hàng điện tử gia dụng, người tiêu dùng Việt dần hình thành thói quen mua sắm trực tuyến nhiều mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thực phẩm tươi sống. Đây là một thói quen được hình thành từ sau các đợt giãn cách do dịch bệnh. Nắm được nhu cầu cấp thiết này nên từ năm 2020, các nền tảng TMĐT chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam đều lần lượt đưa gian hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả vào hoạt động.
Các sàn cho biết lượng hàng hóa trong ngành hàng tiêu dùng phục vụ Tết được ghi nhận tăng ít nhất 30% so với năm ngoái, tiêu biểu với các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa….
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều đơn vị vận chuyển đã sớm lên kế hoạch điều phối nhân sự và vận hành. Đại diện J&T Express, đơn vị giao nhận của nhiều trang TMĐT cho biết duy trì hoạt động xuyên suốt từ 1- 3 Tết Âm lịch tại một số bưu cục thuộc các thành phố lớn có nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao như Hà Nội, TP.HCM. Việc này không chỉ tạo thuận lợi cho người dân mua bán hàng, mà còn mang lại cơ hội kiếm thêm thu nhập cho người kinh doanh online, nhân viên bưu cục, shipper sau một năm đầy khó khăn.
Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu của J&T Express, cho hay: “Sau một năm 2021 nhiều giông bão, chúng tôi hết sức thấu hiểu Tết Nguyên đán 2022 là thời điểm vàng để người kinh doanh online bứt tốc, tăng trưởng doanh thu. Đó chính là lý do khiến J&T Express chủ động lên kế hoạch từ sớm, nâng cao cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển xuyên suốt dịp Tết".
J&T Express cũng đang đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển phát, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao trải nghiệm người dùng. Đầu năm 2022, trung tâm trung chuyển thứ 37 hiện đại và lớn nhất cả nước của J&T Express dự kiến được đưa vào hoạt động.
Duy Vũ
Sàn giao dịch thương mại điện tử sẽ kê khai và nộp thuế thay hoặc chia sẻ và cung cấp thông tin của cá nhân kinh doanh thông qua sàn theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, để quản lý thuế từ đầu năm 2022.
" alt=""/>Nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến tăng đột biến trong đợt Tết 2022Phiên bản Galaxy S21 Ultra hiện tại đã có dung lượng 512GB, việc quyết định tăng gấp đôi bộ nhớ thực sự là một nâng cấp đáng giá dành cho những người có nhu cầu cần nhiều bộ nhớ. Tuy nhiên, phiên bản bộ nhớ này có thể chỉ được phát hành tại một số khu vực nhất định.
Ba phiên bản Galaxy S22, S22+, S22 Ultra sẽ có kích thước màn hình lần lượt là 6.06 inch, 6.55 inch và 6.8 inch. Cả 3 đều sử dụng con chip Snapdragon 8 Gen 1 cùng bộ nhớ RAM tùy chọn 8GB hoặc 12GB và cài sẵn Android 12.
Pin trên Galaxy S22 vẫn được giữ nguyên giống như trên thế hệ S21, dung lượng từ 4000mAh đến 5000mAh. Về phần máy ảnh, S22 sử dụng cụm camera 3 ống kính 50MP, 10MP và 12MP, S22+ 50MP + 10MP + 12MP, S22 Ultra 108MP + 10MP + 12MP.
Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về thời điểm ra mắt 3 sản phẩm cao cấp của Samsung. Nhiều khả năng Samsung sẽ trình làng Galaxy S22 vào ngày 8/2/2022 với mức giá khởi điểm từ 899 USD đến 1.299 USD.
Thái Hoàng (Theo T3)
Cuộc khủng hoảng nguồn cung chip bán dẫn có thể buộc Samsung phải điều chỉnh lại mức giá cho các sản phẩm kế tiếp.
" alt=""/>Samsung Galaxy S22 có bộ nhớ lên tới 1TB?Với tốc độ được cho là gấp hơn trăm lần tốc độ cực đại của 5G, 6G có thể là chìa khoá đưa những ý tưởng trước đây chỉ nằm ở mục khoa học viễn tưởng vào đời sống hàng ngày của con người, từ chiếu phát hình ảnh ba chiều theo thời gian thực, taxi bay hay bộ não và cơ thể con người được kết nối Internet.
Và cuộc đua về công nghệ này đang ngày càng nóng dần, đặc biệt giữa hai quốc gia đang dẫn đầu công nghệ thế giới hiện nay, Mỹ và Trung Quốc.
“Nỗ lực này quan trọng tới mức có thể coi nó là "cuộc chạy đua vũ trang" ở một mức độ nào đó”, Peter Vetter, trưởng bộ phận thiết bị tại Bell Labs, chi nhánh của Nokia Oyj, cho biết. “Các quốc gia sẽ cần đội ngũ nhà nghiên cứu đông đảo để duy trì tính cạnh tranh”.
Dù các công ty công nghệ Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn với sự giám sát chặt chẽ cả ở trong nước và quốc tế, Mỹ đã không thể cản được Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ 5G.
Công nghệ 6G tiên tiến sẽ là giải pháp để Mỹ có thể giành lại lợi thế trong cuộc đua sáng tạo này.
“Câu chuyện của 5G sẽ không lặp lại tại khu vực Bắc Mỹ lần nữa. Cuộc đua dẫn đầu 6G sẽ trở nên khốc liệt hơn rất nhiều”, Vikrant Gandhi, Giám đốc thương mại cấp cao về ứng dụng khoa học công nghệ và truyền thông tại Frost&Sullivan, công ty tư vấn tại Mỹ, khẳng định.
Rõ ràng, công nghệ 6Gđã là một trong những trọng tâm đối với cả Mỹ và Trung Quốc. Cựu Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố “cần tập trung phát triển 6G càng nhanh càng tốt”.
Tại Bắc Mỹ, một liên minh đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự dẫn đầu của khu vực trong công nghệ không dây thế hệ thứ 6, bao gồm các gã khổng lồ công nghệ như Apple, AT&T, Qualcomm, Google và Samsung.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng không giấu diếm ý định phát triển công nghệ 6G để góp phần hiện đại hoá lực lượng quân đội. Tờ Tin tức Quốc phòng Trung Quốc (CNDN) khẳng định 6G có thế mạnh công nghệ khác biệt và tiềm năng ứng dụng trong quân sự phong phú hơn so với công nghệ 5G.
Lợi thế về tốc độ truyền tải dữ liệu, độ trễ thấp và băng thông lớn là các yếu tố hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động quân sự như thu thập thông tin tình báo, trực quan hoá hoạt động tác chiến và hỗ trợ hậu cần chính xác dựa trên thông tin tức thời và cụ thể về vị trí cũng như thiết bị đóng quân.
“Dựa trên mạng lưới 6G, các tướng lĩnh có thể nhanh chóng đưa ra quyết định chính xác với hệ thống giám sát và điều khiển liên tục phân tích và thu thập lượng lớn thông tin từ chiến trường”, trích bài báo được đăng tải trên CNDN.
Vinh Ngô(Tổng hợp)
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ di động thế hệ thứ 6 (6G).
" alt=""/>Công nghệ 5G chưa phổ cập, Mỹ