Đa số người dùng đều bảo mật chiếc iPhone hay iPad của họ nên hầu hết bọn trộm không thể truy cập nếu không có mật khẩu. Dù bạn thường mở khóa bằng Touch ID hay Face ID, thiết bị vẫn có thêm lớp bảo mật bằng mật khẩu.
Tất nhiên nếu không cài mật khẩu hoặc mật khẩu quá dễ (như 1234 hay 0000), kẻ trộm vẫn có thể đoán và mở khóa thiết bị.
Nhưng cần lưu ý rằng một số thông tin vẫn có thể bị lộ dù đã cài mật khẩu. Ví dụ, tên trộm có thể đọc nội dung thông báo mới mà không cần mở khóa. Với thiết lập mặc định, chúng có thể thấy tin nhắn SMS chứa mã xác thực vào tài khoản của bạn.
iOS hỗ trợ ẩn nội dung thông báo ngoài màn hình khóa nhưng bạn phải kích hoạt bằng tay. Nếu có cuộc gọi đến, tên trộm cũng không cần mở khóa mà vẫn trả lời được.
Rất may khi Apple trang bị tính năng Find My iPhone để bạn định vị từ xa thiết bị đã mất. Để không cho tên trộm sử dụng, chỉ cần bật chế độ "bị mất" (Lost Mode). Khi bật Lost Mode, tất cả thông báo mới sẽ không hiện lên, thiết bị cũng không sử dụng được mà chỉ hiện cảnh báo rằng máy đã bị mất, hãy liên hệ chủ sở hữu để trả lại.
Nếu cảm thấy không còn hy vọng lấy lại, hãy chọn Erase Data để xóa sạch dữ liệu trên thiết bị. Nếu không có mạng, thiết bị sẽ tự động xóa sạch ngay trong lần nối mạng tiếp theo.
Gần đây xuất hiện một thiết bị tên là GrayKey có thể lấy mất khẩu trên iPhone, nhưng các bản iOS gần đây đã áp dụng USB Restricted Mode nên bạn không cần quá lo lắng. Giá của GrayKey rất đắt, và chủ trương của công ty làm ra GrayKey là chỉ bán cho các cơ quan thực thi pháp luật.
Đa số smartphone Android gần đây cũng được mã hóa theo mặc định. Cụ thể, tính năng mã hóa dữ liệu được bật mặc định từ Android 7.0 Nougat ra mắt năm 2016. Miễn là máy của bạn cài sẵn Android 7.0 hoặc mới hơn, hãy yên tâm rằng chúng đã được mã hóa dữ liệu.
Nếu sử dụng máy Android cũ hơn và không bật tính năng mã hóa, tên trộm có thể lấy dữ liệu bên trong chúng. Ngay cả khi nâng cấp lên Android 7.0, dữ liệu trong chúng vẫn không được mã hóa nếu bạn không bật tính năng mã hóa.
Tất nhiên tính năng mã hóa chỉ có ích khi cài mật khẩu hoặc hình vẽ khóa máy. Nếu không sử dụng mật khẩu hoặc mật khẩu quá dễ đoán, chúng vẫn lấy được dữ liệu.
Giống như iPhone, thông báo đến trên Android vẫn hiện nội dung ngoài màn hình khóa chứ không ẩn nếu không được thiết lập.
Bạn có thể sử dụng Find My Device giúp định vị, khóa hoặc xóa dữ liệu từ xa để đảm bảo kẻ trộm không còn lấy được dữ liệu nhạy cảm.
Hãy đặc biệt chú ý nếu bị mất máy tính Windows. Windows 10 tuy là hệ điều hành hiện đại nhất nhưng vẫn không cung cấp sẵn tính năng mã hóa, còn các bản cũ như Windows 7 hay 8 cũng tương tự.
Theo How-To Geek, khi không được mã hóa (dù có cài mật khẩu khóa màn hình), kẻ trộm vẫn có thể truy cập dữ liệu bằng cách cài một hệ điều hành mới hoặc lấy ổ cứng bên trong rồi gắn vào máy tính khác.
Nếu sử dụng phiên bản Windows Professional, Enterprise hoặc Education, tính năng mã hóa BitLocker được hỗ trợ để bảo vệ dữ liệu trên máy bằng một mật khẩu đủ mạnh.
Bạn có thể kiểm tra BitLocker bằng cách bật Control Panel-> System and Security-> BitLocker Drive Encryption(nếu không thấy tính năng này, bạn đang dùng phiên bản Windows Home).
Không có cách nào sử dụng BitLocker trên Windows 7, 8 hoặc 10 phiên bản Home. Một số mẫu PC gần đây có tính năng "mã hóa ổ đĩa" (Device Encryption), một bản rút gọn của BitLocker sẽ tự động mã hóa dữ liệu khi bạn đăng nhập máy bằng tài khoản Microsoft. Tuy vậy không phải máy nào cũng có sẵn do giới hạn phần cứng.
Để kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ Device Encryption hay không, vào Settings-> System-> Aboutvà kiểm tra phần Device Encryption, nếu không thấy nghĩa là máy bạn không hỗ trợ.
Có một số công cụ bên thứ ba như VeraCrypt hỗ trợ mã hóa ổ đĩa cho Windows phiên bản Home, hoặc có thể trả phí nâng cấp Windows 10 từ Home lên Pro để có BitLocker.
Như vậy, nếu không bật BitLocker hoặc máy tính không hỗ trợ mã hóa, tất cả dữ liệu của bạn có thể rơi vào tay kẻ trộm dễ như chơi.
Trên Windows 10, bạn có thể bật Find My Device để tìm vị trí thiết bị khi bị trộm lấy mất và tìm cách lấy lại.
Có lẽ Microsoft nên hỗ trợ BitLocker cho tất cả người dùng, nhưng điều đó đã không xảy ra và khiến Windows là nền tảng dễ bị trộm lấy dữ liệu nhất hiện nay.
Apple đã mã hóa mặc định ổ đĩa trên máy Mac bằng FileVault từ phiên bản Mac OS X Yosemite 10.10 năm 2014.
Bạn có thể kiểm tra FileVault bằng cách vào System Preferences-> Security & Privacy-> FileVault.
Tất nhiên FileVault cũng cần khóa máy bằng mật khẩu để đảm bảo độ bảo mật cao nhất. Nếu sử dụng mật khẩu dễ đoán hoặc đăng nhập tự động mà không cần mật khẩu, kẻ trộm vẫn có thể lấy dữ liệu của bạn.
Nếu kích hoạt Find My Mac, bạn có thể dùng công cụ Find My iPhone để tìm vị trí, khóa hoặc xóa dữ liệu máy Mac khi bị mất y hệt iPhone hay iPad.
Dữ liệu trong máy tính Chromebook luôn được mã hóa, vì vậy kẻ trộm không thể đăng nhập hoặc lấy dữ liệu nếu không có mật khẩu tài khoản Google của bạn hoặc mã PIN để mở khóa Chromebook.
Tên trộm có thể đăng nhập máy bằng tài khoản Google khác, sử dụng tài khoản khách hoặc khôi phục cài đặt gốc, nhưng dữ liệu bên trong sẽ không bao giờ lấy được.
Tất nhiên mật khẩu tài khoản Google của bạn phải thật khó, nếu không thì… bạn biết rồi đấy.
Tính năng mã hóa máy tính Linux tùy thuộc vào bản phân phối Linux mà bạn sử dụng. Một số bản phân phối như Ubuntu cho phép bật mã hóa ổ cứng trong quá trình cài đặt, sử dụng mật khẩu đăng nhập người dùng hoặc một mật khẩu đặc biệt khi mở máy.
Tuy nhiên thiết lập này không được bật mặc định. Nếu bỏ qua và không lựa chọn, máy tính của bạn vẫn có thể bị kẻ trộm lấy dữ liệu.
Một lưu ý cho người dùng laptop: nếu thiết bị được bật nhưng nằm trong trạng thái ngủ (sleep), mật khẩu mã hóa được lưu trong bộ nhớ RAM. Về lý thuyết, tên trộm có thể thực hiện "cold boot attack", nhanh chóng khởi động lại máy rồi boot vào hệ điều hành khác từ ổ lưu trữ USB hoặc lấy mật khẩu từ RAM khi nó chưa bị xóa.
Nhưng không phải kẻ trộm nào cũng làm được do phương pháp này khá phức tạp, yêu cầu can thiệp trực tiếp vào phần cứng.
" alt=""/>Kẻ trộm có thể lấy gì từ điện thoại hay máy tính của bạn?Nếu có cả Morde và Ornn cùng nhau xuất hiện trong trận đấu, hãy chắc chắn là bạn đã cảnh báo người chơi Bộ Giáp Hắc Ám không dùng chiêu cuối Bắt Hồn (R) để hạ gục Ngọn Lửa Khởi Nguyên. Bởi nếu kịch bản đó xảy ra, trận đấu sẽ bị lỗi khiến cho tất cả người chơi văng ra ngoài.
Không tin ư? Chúng tôi không lừa dối bạn đâu!
Lỗi này được báo cáo trên trang mạng Reddit vào đêm hôm qua (23/8) theo giờ Việt Nam – ngay tại thời điểm Ornn mới xuất hiện trên các máy chủ LMHTchính thức. Trang Dot Esportsđã thử nghiệm và xác nhận trận đấu sẽ gặp phải lỗi mỗi khi Ornn nằm xuống sau khi để Bắt Hồn (R) của Mordekaiser hạ gục.
Một vài giây sau khi Ornn gục ngã, tất cả người chơi trong trận đấu sẽ nhận được một thông báo lỗi “Đang Cố Gắng Kết Nối Lại” ở phía trên cùng màn hình hiển thị. Mặc dù vậy, nó sẽ chẳng có ích gì cả và kết quả của trận đấu cũng sẽ chẳng dược hiển thị trong Lịch Sử Đấu.
Nếu bạn mắc phải lỗi này, hãy chắc rằng mình đã thu thập đủ tài liệu để báo cáo tới đội ngũ hỗ trợ của Riot Games. Như thường lệ, các lỗi vẫn hay thường xảy ra và Riot thường xử lý khá tốt những vấn đề kiểu như này – và đây chỉ còn là vấn đề về thời gian để xem lỗi này còn tồn tại trong bao lâu nữa.
Gnar_G(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Nếu chơi Morde, đứng dùng chiêu cuối lên Ornn!!!Theo khuyến cáo của Maritime Bank, người dùng cần cẩn trọng nếu bất ngờ nhận được email có địa chỉ gửi từ các tổ chức thẻ quốc tế Visa, Mastercard, Amex, JCB… với nội dung thông báo giao dịch bị từ chối, trong khi không hề thực hiện giao dịch qua thẻ; hoặc email thông báo thẻ bị khóa và yêu cầu bạn cung cấp lại thông tin cá nhân, trong đó có thông tin thẻ để kích hoạt/mở lại thẻ hoặc yêu cầu cung cấp bổ sung thông tin cá nhân, thông tin tài khoản thẻ vào link sẵn có.
Ngoài ra, khách hàng có thể là đích ngắm của tội phạm mạng khi nhận được cuộc gọi từ một số điện thoại lạ với đầu số + 31385 hoặc +36022… dàn dựng giả vụ án bắt cóc để đòi tiền chuộc gửi đến một tài khoản lạ.
Hoặc các cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng hoặc cảnh sát yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân quan trọng như mã ngân hàng/số tài khoản…; cuộc gọi mạo danh cơ quan chính quyền hay email; cuộc gọi đề nghị chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định để nhận tiền mặt/quà có giá trị rất lớn từ nước ngoài…
Maritime Bank cho hay trong thực tế, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức thẻ quốc tế không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp các thông tin cá nhân hoặc thông tin bảo mật như số tài khoản ngân hàng, số PIN thẻ ATM, mã truy cập và mật khẩu Internet Banking qua email hay điện thoại.
Nếu có thì đó là thư mạo danh ngân hàng hoặc tổ chức thẻ quốc tế nhằm đánh cắp thông tin của chủ thẻ.
Để giao dịch thẻ và Ebank được an toàn, Maritime Bank khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không bao giờ cung cấp thông tin thẻ, thông tin cá nhân từ các email/cuộc gọi mạo danh, đặc biệt: số thẻ (gồm 16 số); ngày hiệu lực của thẻ; số CVC2 – 3 số in nghiêng trong ô màu trắng, liền sau dải chữ ký thẻ quốc tế; địa chỉ nhận sao kê hàng tháng (bởi các ngân hàng đều đã có thông tin cá nhân của bạn khi đăng ký dịch vụ).
" alt=""/>Những lưu ý cần nhớ để sử dụng dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử an toàn