![]() |
Nền tảng khung gầm cơ bản của phần lớn xe sang dùng từ model rẻ tiền hơn. Có thể thấy rõ với trường hợp của Acura MDX và Honda Pilot, Porsche Cayenne và Volkswagen Touareg. Thực tế này còn được thể hiện rõ trên các cặp xe Infiniti/Nissan, Lexus/Toyota, Acura/Honda và Porsche/VW. |
![]() |
Có ba thứ mà chủ xe thường phải chi nhiều tiền cho xe sang, gồm nội thất cao cấp hơn (chống ồn, bọc da dày hơn, nhiều đồ chơi công nghệ hơn), hiệu suất tốt hơn (phanh, lốp chất lượng cao hơn, động cơ mạnh hơn) và thương hiệu xe. |
![]() |
Xe sang cũng là xe mất giá nhiều nhất, theo Vineet Madan. Chẳng hạn bạn chi 85.000 USD mua một chiếc SUV mới. Sau ba năm, giá trị chiếc xe chỉ còn 35.000-40.000 USD nếu bán lại. |
![]() |
Điều đó có nghĩa ai đó bỏ ra số tiền 35.000 USD hoặc 40.000 USD có thể mua đứt chiếc xe sang bạn đã sử dụng. Trong khi bạn mất đứt một nửa tiền chỉ để “thuê” chiếc xe đó trong ba năm. |
![]() |
Đó cũng là lý do hầu hết mọi người không mua xe sang, Car & Drivernhận xét. Một phần do giá quá cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế. Phần còn lại rõ ràng không phải bài toán kinh tế hợp lý. |
![]() |
Đa phần xe cho thuê tại Mỹ là sedan nhỏ hạng sang, chiếm tới 60% lượng xe tương tự bán tại thị trường này. Hơn một nửa sedan hạng sang cho thuê có đủ kích cỡ khác nhau. |
![]() |
Ngoài ra, bạn cũng cần biết rằng chi phí bảo dưỡng xe sang trong 3-5 năm đầu khá tốn kém. Nó sẽ còn tốn kém hơn rất nhiều sau mốc thời gian này. Cứ nhìn vào đơn giá thay thế hệ thống treo Mercedes hoặc rô-tơ phanh gốm carbon của Porsche thì biết. Chi phí đó có thể mua được cả chiếc BMW i3 đã qua sử dụng. |
![]() |
Tất nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Đẳng cấp, trải nghiệm và các giá trị vô hình mà xe sang mang lại không thể phủ nhận. Vấn đề bạn xác định mua xe sang phục vụ cho mục đích gì của mình mà thôi. |
Theo đó, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải triển khai việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên cơ sở quy định của pháp luật có liên quan.
Các nhà mạng cũng phải xây dựng kế hoạch phát triển cột anten, cống, bể cáp, cột treo cáp và nhà trạm viễn thông của doanh nghiệp theo từng tỉnh/ thành phố.
Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp viễn thông di động, các nhà mạng phải thống nhất về mẫu thiết kế một số cột anten để đảm bảo yêu cầu về an toàn xây dựng, hiệu năng sử dụng và mỹ quan đô thị, tối ưu hóa dung lượng và tải trọng của các cột anten và nhà trạm để có thể sử dụng chung.
![]() |
Một trong những nội dung trong Chỉ thị về việc dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động là nhằm tối hiệu quả hoạt động của hệ thống cột cáp viễn thông và đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan đô thị. |
Với các doanh nghiệp viễn thông cố định, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị này phải thanh thải, chỉnh trang, bó gọn hạ ngầm cáp viễn thông để đảm bảo mỹ quan, an toàn. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông cố định cũng phải tối ưu hóa dung lượng, tải trọng cáp để có thể chia sẻ sử dụng, dùng chung hệ thống cống bể cáp, cột treo cáp.
Tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ phải tham dự các buổi làm việc do Sở TT&TT tổ chức định kỳ 6 tháng/lần để trao đổi các kế hoạch phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụ động.
Trong Chỉ thị 52/CT-BTTTT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng yêu cầu Cục Viễn thông phải phối hợp với các Sở TT&TT và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nội dung của Chỉ thị.
Với các Sở TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tại địa phương nhằm xác định, công bố công khai hạ tầng kỹ thuật liên ngành (điện lực, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng,...) mà các doanh nghiệp viễn thông có thể sử dụng chung.
Trọng Đạt
" alt=""/>Nhà mạng phải tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng viễn thông