Thời điểm Trần Anh Kiệt (SN 2007, quê Phú Yên) nghỉ học, các thầy cô giáo liên tục động viên em trở lại trường nhưng không được. Thiếu niên 17 tuổi muốn đỡ đần gánh nặng kinh tế cho cha mẹ, nhất là sau khi em nhận được tháng lương đầu tiên. Thế nhưng chưa đầy 2 tháng, em đã gặp tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não.
Do tình trạng quá nặng, Kiệt được chuyển từ Phú Yên vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán em bị dập não rải rác, xuất huyết dưới nhện, vỡ xương sọ và xương mặt, tổn thương thị thần kinh mắt phải. Ngày 26/2, sau 1 tháng điều trị, em tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp đến nay.
Bác sĩ Phạm Văn Thái, Khoa Thần kinh sọ não cho biết, khi được chuyển sang, Kiệt vẫn còn lơ mơ, tiếp xúc chậm, yếu liệt tứ chi. Em phải thở qua mở khí quản và bị viêm phổi. Đến nay, bệnh tình có tiến triển nhưng vẫn còn nặng, phải điều trị lâu dài, mà gia đình em đã cạn kiệt tiền bạc.
Trong phòng bệnh, Kiệt ngồi tựa lưng vào tường, cả người hốc hác. Chị Bùi Thị Ngọt (mẹ Kiệt, SN 1985) cho hay, hiện tại tay và chân của con đã cử động được nhưng còn rất yếu. Mọi việc từ vệ sinh đến ăn uống của em đều phụ thuộc người thân.
“Tôi không nghĩ là con phải điều trị kéo dài đến thế. Lúc đầu cả 2 vợ chồng ở trong này, giờ một mình tôi chăm để ba Kiệt về quê đi làm. Cực nhưng phải chịu”, chị Ngọt tâm sự.
Ngày con trai gặp nạn, chị còn đang đi làm xa. Khi về đến nơi thì con đã vào phòng cấp cứu. Miết mải đến nay cũng đã hai tháng rưỡi mà con chị vẫn chưa bình phục. Mỗi ngày, ngoài lúc đi xin cơm từ thiện, còn lại chị chẳng dám rời phòng bệnh, sợ Kiệt bị sặc đờm, không hút đờm kịp sẽ bít tắc đường thở, cậu bé sẽ gặp nguy hiểm.
Đưa tay gạt nước mắt, chị Ngọt chạnh lòng. Kiệt là đứa con ngoan ngoãn, niềm vui của em chỉ đơn giản là phụ giúp được cha mẹ. Tháng đầu đi làm, thỉnh thoảng được chủ cho vài chục nghìn đồng, em lại mua đồ ăn yêu thích cho cha mẹ và em út. Giờ con gặp nạn, cha mẹ lại chẳng thể xoay xở để lo cho con.
Bởi, tất cả tài sản mà họ có chỉ là căn nhà cấp 4 cũ nát. Không có phương tiện canh tác hay nghề nghiệp ổn định, vợ chồng chị Ngọt đi làm mướn đủ nghề để nuôi con. Hơn 2 tháng Kiệt xảy ra chuyện, vợ chồng chị đã vay mượn hơn 100 triệu đồng, số tiền chẳng mấy chốc đã cạn sạch. Mấy ngày này chồng chị về quê đi làm, nhưng tiền công làm mướn ít ỏi, không biết lúc nào mới gom đủ 50 triệu đồng viện phí.
“Cha mẹ chúng tôi đều đã lớn tuổi, nhiều bệnh, không còn sức lao động. Anh em ai có lòng cũng đã giúp, nhưng đâu thể cho mình mãi. Con mình thì mình phải lo, nhưng biết kiếm ở đâu bây giờ!”, chị Ngọt chua xót.
Bác sĩ Thái đánh giá, tuổi đời của Kiệt còn rất trẻ, thêm nữa, cha mẹ của em cũng rất quyết tâm trong việc trị. Điều họ cần và mong mỏi nhất lúc này là những bàn tay nhân ái trợ giúp trong lúc ngặt nghèo.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng công tác xã hội Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp, hoặc chị Bùi Thị Ngọt; Địa chỉ: Bến Ông Đa, KP Tây Hòa, TT Cùng Sơn, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên; SĐT: 0376081619. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2024.099 (Em Trần Anh Kiệt) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081 |
Theo Ross Young, nhà phân tích chuỗi cung ứng màn hình, đơn hàng màn hình cho iPhone 14 Plus đã giảm gần bằng 0, thời điểm Apple điều chỉnh các đơn đặt hàng sản xuất để phù hợp với nhu cầu người dùng.
Một biểu đồ được tiết lộ cho thấy, các đơn hàng của Apple từ tháng 11/2022 với việc Phone 14 Plus giảm đáng kể và sau đó biến mất khỏi biểu đồ vào tháng 1/2023. Một số lô hàng nhỏ iPhone 14 Plus trở lại vào tháng 2 để bổ sung cho kho hàng của Apple. Trong khi các mẫu iPhone 14, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max đều có nhu cầu cao trong suốt quý I/2023.
Biểu đồ cũng cho thấy các mẫu iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max chiếm tới 75% lượng máy xuất xưởng trong tháng 12 và dự kiến đạt 80% vào cuối tháng 2/2023.
Tuy nhiên, theo Young tổng đơn hàng dòng sản phẩm iPhone 14 vẫn thấp hơn so với iPhone 13.
Nguyên nhân doanh số iPhone 14 Plus thấp có thể do đây là mẫu iPhone mới, lại có mức giá cao gần bằng iPhone 14 Pro, trong khi cấu hình chỉ ngang với iPhone 13 Pro Max ra mắt trước đó một năm.
![]() |
Hoa hậu H'Hen ngồi ghế hội thẩm nhân dân tại phiên tòa giả định về bạo lực học đường |
Phiên tòa giả định xử một bị cáo trong lứa tuổi học sinh gây ra. Địa điểm xét xử là trường THPT Lê Hữu Trác (huyện Cư M’gar, quê hương của Hoa hậu H’Hen)
Phiên tòa thực hiện theo hình thức tương tác, có sự tham gia của các luật sư, đại diện VKS, TAND huyện Cư M’gar và Hoa hậu H’Hen ngồi ghế hội thẩm.
Theo dõi phiên tòa, các em học sinh đã cùng tham gia trao đổi, chia sẻ cách giải quyết vấn đề của các nhân vật, các vụ việc liên quan đến lứa tuổi học đường.
![]() |
Hoa hậu H'Hen chia sẻ với các em học sinh về ứng xử mạng xã hội |
Em H’Thương Êban ( học sinh lớp 12A5) chia sẻ, thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ bạo lực học đường, liên quan đến mâu thuẫn trong tình cảm, nạn nhân là các bạn học sinh nữ, yếu thế, các vụ việc được đăng tải lên mạng xã hội Facebook gây tâm lý hoang mang trong học sinh.
“Bản thân em cũng sử dụng Facebook nhưng em không biết nếu mình là nạn nhân của bạo lực học đường, bị bêu rếu trên mạng xã hội thì phải xử lý như thế nào. Qua chương trình, em biết được cách ứng xử trên mạng xã hội, biết các biện pháp bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè” - H’Thương tâm sự.
Tại phiên tòa, Hoa hậu H’Hen chia sẻ những kinh nghiệm, quá trình nỗ lực học tập, vươn lên trong cuộc sống và các biện pháp ứng xử với mạng xã hội, an toàn trong trường học đến các em học sinh.
![]() |
H'Hen giải đáp thắc mắc của một nam sinh |
Theo bà Bùi Thị Hòa (Phó chủ tịch HLHPN Việt Nam), thời gian gần đây tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, số lượng vụ việc, nhất là các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo lực học đường…dấy lên hồi chuông về an toàn xã hội.
Bà Hoà tin tưởng, với chương trình, các phiên tòa giả định, các em học sinh sẽ nhận thức tốt hơn về phòng chống bạo lực học đường, được trang bị kiến thức, pháp luật và kỹ năng xử lý tình huống cần thiết để bảo vệ bản thân, bạn bè khỏi nguy cơ bạo lực, xâm hại.
Nhóm thanh niên 9x lên Facebook hẹn đánh nhau, sau đó mang súng đến điểm hẹn bắn khiến 1 người nguy kịch.
" alt=""/>Hoa hậu H'Hen về trường học ở quê... xử án