![]() |
Ông Nguyễn Trung Kiên - GĐ Điều hành khu vực miền Bắc (thứ 2 từ trái sang), đại diện Kingsport tặng thiết bị chăm sóc sức khỏe và tiền mặt tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương |
Ông Lê Trường Mạnh - Tổng Giám đốc Kingsport cho biết: “Xuất phát từ lòng biết ơn và mong muốn chia sẻ phần nào sự vất vả của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế đang ngày đêm làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19, chúng tôi mong rằng những chiếc ghế massage cùng tiền mặt sẽ là nguồn động viên để các y bác sĩ có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất trong giai đoạn hiện nay”.
Theo đại diện Tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport, các phần quà sẽ được chuyển đến các bệnh viện, đơn vị tuyến đầu chống dịch Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội và TP.HCM trong thời gian sớm nhất.
![]() |
Ông Trần Anh Đức - Giám đốc điều hành Tập đoàn Đông Dương (thứ 3 từ phải sang) trao tặng vật phẩm và tiền mặt tiếp sức các y, bác sĩ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. |
BS.CKII Nguyễn Thanh Trường - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cảm ơn những tình cảm của Tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport dành cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế đang trực chiến tại các bệnh viện tâm dịch. Món quà của tập đoàn Đông Dương - Thương hiệu Kingsport dành tặng tới các bệnh viện trong thời điểm này góp phần cổ vũ, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên các bệnh viện, quyết tâm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
![]() |
Kingsport luôn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn trong mùa dịch |
“Kingsport luôn sẵn sàng đồng lòng chia sẻ cùng cả nước nói chung và các bệnh viện tuyến đầu nói riêng trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-9. Đặc biệt là sát cánh cùng đội ngũ y bác sĩ, những người đi đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, mang tới một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn" - ông Nguyễn Trung Kiên, đại diện Kingsport chia sẻ tại buổi trao tặng.
Bên cạnh việc ủng hộ thiết bị chăm sóc sức khỏe và tiền mặt cho các y bác sĩ, cán bộ y tế, Kingsport còn kêu gọi mọi người hãy cùng nâng cao tinh thần quyết tâm chống dịch bằng cách tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, tập luyện tại nhà để nâng cao sức khỏe. Đồng thời Kingsport hy vọng sẽ có nhiều doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân… chung sức ủng hộ vật chất hoặc tinh thần cho các đơn vị tuyến đầu chống dịch, góp phần đầy lùi đại dịch.
Doãn Phong
" alt=""/>Kingsport dành 800 triệu đồng quà và tiền mặt tiếp sức đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch"Giáo dục nhiều biến động, nên bình tĩnh nhìn nhận"
Cho rằng giáo dục luôn luôn có nhiều bất cập, nhưng Phó Thủ tướng nói, tất cả nên nhìn nhận một cách bĩnh tĩnh.
Phó Thủ tướng lấy ví dụ, một nước đang phát triển như Việt Nam, thu nhập trên đầu người còn thấp, không thể đòi hỏi cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, dụng cụ học tập, lương giáo viên như các nước phát triển được. Cho nên, câu chuyện thiếu trường lớp, cơ sở vật chất, thiếu biên chế... đương nhiên là vấn đề bất cập hàng năm.
Những câu chuyện tiêu cực khác trong ngành giáo dục, từ bạo hành học đường, dạy thêm, học thêm hay sự cố thi cử là có, nhưng không mang tính biểu tượng chung cho ngành giáo dục.
“Hay trong thời điểm dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng chúng ta vẫn kiên định thực hiện, 6 năm qua đã hoàn thành được chặng đầu của đổi mới và sẽ tiếp tục đổi mới. Đổi mới trong giáo dục là quá trình liên tục, chúng ta nên bình tĩnh nhìn nhận", Phó thủ tướng lưu ý.
Tương tự, đối với vấn đề tự chủ đại học, gần đây nhất có câu chuyện liên quan đến Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề này cũng cần nhìn nhận rất “bình tĩnh”.
“Đúng - sai sẽ được làm rõ, nhưng xu thế chung, chúng ta nên ủng hộ tự chủ. Cơ quan quản lý cấp trên không nên can thiệp hành chính vào hoạt động chuyên môn của trường vì tự chủ chuyên môn, học thuật là hồn cốt của giáo dục đại học”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục năm 2020
Ông cũng cho rằng, ngành giáo dục đã nỗ lực vượt lên khó khăn, có được những bước tiến bộ rõ ràng, nhiều mặt. Điển hình như việc trước đây, khi mới ra Nghị quyết 29, một trường có hàng chục cuốn sổ. Nhưng giờ đây, khi đưa công nghệ vào, rõ ràng đã giảm cải cách hành chính trong hệ thống giáo dục tốt hơn rất nhiều.
Còn ở bậc đại học, 1 tỷ USD đã được đầu tư cho các trường đại học lớn. Có những trường đại học ngoài quốc doanh, tư thực phi lợi nhuận cũng đã được đầu tư mang tầm vóc quốc tế. Đánh giá theo PISA, đánh giá theo chỉ số nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới cũng có bước tiến rất tốt,…
Cho nên, Phó Thủ tướng cho rằng, không nên vì một số điểm chưa hài lòng, khiếm khuyết gần như đương nhiên trong quá trình đổi mới mà mất đi lòng tin vào sự nghiệp đổi mới giáo dục.
“Giáo dục năm nào cũng có những chuyện nọ chuyện kia. Nếu không thận trọng, chúng ta sẽ chỉ nhìn vào những vụ việc cụ thể. Có những cái trục trặc, mình mất niềm tin mà đòi xoá bỏ những kết quả. Có những chỉ số tốt, chúng ta lại lạc quan tếu. Do vậy cần bình tĩnh nhìn lại để có lòng tin tiếp tục phấn đấu", Phó Thủ tướng nói.
Tinh giảm biên chế nhưng không để thiếu giáo viên
Theo Phó Thủ tướng, giáo dục trước mắt không làm ra tiền, lại tiêu tiền nhiều, nhưng không có giáo dục thì sau này, tất cả các điều kiện làm ra tiền, phát triển kinh tế - xã hội đều không có.
Cho nên, các cấp phải tập trung ưu tiên hơn nữa cho giáo dục, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chuyện tinh giảm biên chế.
"Ai cũng biết tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên là cần thiết, nhưng chúng ta không thể để trường lớp thiếu giáo viên được. Lãnh đạo các tỉnh/thành, ngoài vấn đề trường lớp thì cần phải đặc biệt lo cho giáo viên”.
Theo Phó Thủ tướng, giáo dục liên quan đến toàn dân và mọi người phải tham gia vào giáo dục, không chỉ giáo dục trong nhà trường. Để mọi người hiểu, đồng thuận và tham gia vào, ngành giáo dục phải hết sức cầu thị, bằng cả tấm lòng để tiếp thu ý kiến đóng góp.
Người dân rất công bằng. Những thứ mình làm được người dân rất ủng hộ, có những thứ người dân phê phán mình rất gay gắt là còn thương mình. Chừng nào người dân còn quan tâm đến giáo dục, chừng đó ngành giáo dục còn may mắn".
Phó Thủ tướng cũng gia rằng, đã là giáo dục phải đi trước một bước, phải hội nhập quốc tế. Cái gì phù hợp với xu thế thế giới, nhất định không vì đặc thù để đi ngược lại. Ví dụ, xu thế thế giới học không nhồi nhét, phải có tương tác, học sinh phải được thể hiện quan điểm của mình.
Đối với giáo dục phổ thông là phải bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào. “Ở chúng ta, mỗi đầu cấp thi đầu vào kịch liệt, đề cao trường chuyên lớp chọn là đi ngược với xu thế của thế giới”, Phó Thủ tướng nêu.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng cho rằng, đổi mới giáo dục là rất khó, phải có quá trình cọ sát.
“Chúng ta phải làm kiên định từ trên xuống. Dứt khoát phải đổi mới giáo dục từ tư tưởng ở trong ngành giáo dục, đến từng giáo viên, xã hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thúy Nga
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, năm học 2019-2020 là một năm “đặc biệt”. Đối mặt với dịch Covid-19 nhưng hoạt động giáo dục không bị ngưng trệ, đứt gãy. Trái lại, “trong nguy có cơ”, điều này thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục.
" alt=""/>'Chừng nào người dân còn quan tâm, ngành giáo dục còn may mắn'