- Cùng điểm lại những tình huống cứu thua xuất thần nhất lịch sử của các ngôi sao làng túc cầu thế giới.
- Cùng điểm lại những tình huống cứu thua xuất thần nhất lịch sử của các ngôi sao làng túc cầu thế giới.
Gỗ tự nhiên có kích thước phong phú, thuận tiện cho người thợ thiết kế, vẽ hoa văn, căn chỉnh kết cấu mỹ thuật (Ảnh: Pinterest).
Gỗ tự nhiên có khả năng chịu trọng lực lớn, không bị biến dạng khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Nếu được tẩm sấy, sơn bả kỹ càng, gỗ tự nhiên có thể chịu được thời tiết ẩm ướt mà không bong tróc. Tuổi thọ trung bình của gỗ tự nhiên kéo dài lên đến 30 năm.
Về nhược điểm, gỗ tự nhiên có giá tương đối cao. Trên thực tế, gỗ tự nhiên ngày càng hiếm. Hiện nay, hầu hết gỗ tự nhiên đều được nhập khẩu, chi phí gia công chế tác cũng rất tốn kém vì phải làm thủ công nhiều, do vậy mà giá cả gỗ này thường rất cao.
Gỗ tự nhiên thường có hiện tượng cong vênh, co ngót nếu không qua xử lý tốt. Hiện tượng này thường xảy ra ở những tấm gỗ có bề mặt diện tích lớn như cánh tủ, cánh cửa…
Về gỗ công nghiệp, loại gỗ này giúp người thợ dễ dàng tạo mặt phẳng và sơn các màu khác nhau nhưng không bị sần sùi, thô kệch. Do đặc thù hình dạng và tính chất, gỗ công nghiệp thường được thiết kế theo phong cách đơn giản nhưng hiện đại, trẻ trung, phổ biến cho nhiều đối tượng sử dụng.
Bên cạnh đó, nội thất làm bằng gỗ công nghiệp cho giá thành rẻ, phù hợp với nhiều người.
Tuy nhiên, gỗ công nghiệp không bền bằng gỗ tự nhiên. Một vài điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo. Nếu dùng các phụ kiện này chất lượng thấp, dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Do đặc điểm vật lý và sự liên kết của từng vân gỗ công nghiệp nên việc sản xuất các chi tiết mỹ thuật phức tạp là tương đối khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, độ tinh tế của các sản phẩm nội thất khi hoàn thiện.
Gỗ công nghiệp có giá thành vừa phải (Ảnh: Pinterest).
Gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp đều không thể tránh tình trạng mối, mọt. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp có sử dụng keo, hóa chất để sản xuất nên mối mọt sẽ chậm ăn hơn gỗ tự nhiên.
Hiện tại, mức giá gỗ tự nhiên dao động trong khoảng từ 6,5 triệu đồng/m3 (đối với gỗ sồi) - 50 triệu đồng/m3 (đối với gỗ cẩm lai đen).
Ở Việt Nam, loại gỗ phổ biến được sử dụng trong thi công nội thất gồm gỗ óc chó do khả năng thích ứng tốt với khí hậu Việt Nam, chất liệu gỗ bền.
Ngoài ra, gỗ sồi cũng là loại gỗ được nhiều người lựa chọn. Gỗ sồi cứng, có hai loại là gỗ sồi đỏ (red oak) và gỗ sồi trắng (white oak).
Gỗ công nghiệp phổ biến có gỗ MDF (Medium Destiny Fiberboard) gồm 2 loại là lõi thường và lõi xanh chống ẩm. Gỗ loại này thích hợp để thi công nội thất gia đình như tủ kệ giày dép, tủ bếp, vách nhà tắm.
Gỗ ván dăm MFC chủ yếu được sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình hoặc nơi công sở.
Gỗ ghép thanh, loại gỗ bắt nguồn từ gỗ tự nhiên là loại ván gỗ được sản xuất từ việc ghép các thanh gỗ tự nhiên (nguồn gỗ rừng trồng) với nhau bằng các công nghệ hiện đại, tạo nên một tấm gỗ có kích thước lớn. Giá gỗ ghép thanh thường rẻ hơn khoảng 20-30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối.
" alt=""/>Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm nội thất?Sau 6 năm sinh sống tại Nhật Bản, đây là lần thứ hai Tú chứng kiến người Nhật chặt bỏ cây khi có ai đó thể hiện sự quan tâm, chú ý. Lần đầu tiên "sốc" với việc này là khi chàng trai quê Nghệ An mới đặt chân đến xứ sở hoa anh đào. Khi nhìn thấy cây hồng trong vườn nhà một gia đình Nhật Bản trĩu quả, cành vươn ra đường, anh chàng đã vô tư hái quả mà không xin phép.
Sau lời khen, lao động Việt ngỡ ngàng vì cành cây bị chặt (Ảnh: Cắt từ clip).
"Sáng hôm sau, khi đi qua, tôi không còn nhìn thấy cây hồng đó nữa. Chủ nhà đã chặt bỏ nó.
Đầu tháng 6 vừa qua, tôi tiếp tục chứng kiến sự việc tương tự. Chuyện là một gia đình người Nhật ở phía đối diện cổng công ty tôi có trồng một cây biwa, đang vào mùa chín rộ nên quả trông rất đẹp mắt, hấp dẫn.
Trên đường đi làm về, tôi chỉ tay vào cây và thốt lên với đồng nghiệp đi cạnh "quả to thế". Chỉ vậy thôi mà sáng hôm sau đi qua, cây biwa không còn quả nào, cành cây cũng bị cắt trụi ở phía vươn ra đường", Tú kể lại.
Chàng trai cho biết, khu vực anh sinh sống trồng khá nhiều cây biwa, quả sai trĩu trịt, chỉ cần với tay là hái được. Tuy nhiên, người Nhật trồng cây chủ yếu để làm cảnh, quả chín rụng đầy gốc cũng không ai ăn.
Cụ ông người Nhật gọi nhóm nữ thực tập sinh vào cho quả biwa (Clip: NVCC).
"Mình trông thấy cây trái được trồng trong vườn nhà, trên đường phố rất ngon nhưng người Nhật không ăn. Khi có người tới xin, gia đình nào dễ tính thì họ cho, còn không sẽ chặt bỏ cây để khỏi bị làm phiền.
Được biết, ở Nhật có nhiều nơi bị nhiễm phóng xạ nên người bản địa lo ngại cho người khác quả, lỡ người ăn vào bị sao, gia chủ cũng liên lụy", Tú nói.
Tình huống khó xử
Nửa tháng trước, Ngọc Mai (quê Hà Tĩnh), thực tập sinh hiện sinh sống tại tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cũng trải qua sự việc tương tự liên quan đến cây biwa. Mai kể lại, khi cô và nhóm bạn đang đạp xe về nhà, một cụ ông người Nhật gọi lại và hỏi: "Các cháu có muốn ăn quả biwa nữa không?". Trước đó, ông cụ từng vài lần hái quả biwa trong vườn nhà mình cho nhóm nữ thực tập sinh.
Cụ ông người Nhật lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho khách (Ảnh: Cắt từ clip).
"Hôm đó, ông cụ vô cùng vui vẻ và niềm nở. Ông vào nhà lấy thang, leo lên cây và hái quả biwa cho chúng tôi. Cụ bà còn chu đáo đưa túi nilon để chúng tôi đựng quả. Sau khi hái xong, ông cụ còn tỉ mỉ loại bỏ những quả bị hỏng trước khi cho vào túi.
Sáng hôm sau đi làm qua nhà ông bà, chúng tôi không còn thấy bóng dáng của cây biwa nữa. Khi hỏi, ông cụ trả lời rằng chặt cây đi cho thoáng.
Tuy nhiên, thực tế cái cây đó nằm ở góc vườn, cách khá xa ngôi nhà của ông bà. Chúng tôi khá băn khoăn", Mai chia sẻ.
Nữ thực tập sinh cho biết, trước khi sang Nhật, cô đã được học về văn hóa và nghe kể về việc các gia đình Nhật Bản thường chặt bỏ cây khi có người đến xin quả. Do đó, 3 năm sống tại "xứ sở hoa anh đào", Mai chưa bao giờ chủ động xin xỏ gì.
Sau khi hái quả biwa, cụ ông người Nhật vui vẻ chụp ảnh với các nữ thực tập sinh Việt Nam (Ảnh: NVCC).
"Đây là lần thứ 2 ông cụ cho chúng tôi quả biwa. Ông còn dặn dò rằng năm sau nếu chúng tôi còn ở đây, ông sẽ hái cho tiếp. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn cảm thấy áy náy và không hiểu lý do gì khiến ông bà chặt bỏ cây biwa như vậy.
Chúng tôi khá thân thiết với ông bà vì ngày nào đi làm về, mấy chị em cũng đều chào hỏi. Thậm chí, ông còn từng mời chúng tôi đến nhà để ăn đồ nướng. Tôi không ngờ gặp phải tình huống khó xử như vậy", Mai tâm sự.
" alt=""/>Khen cây nhót sai quả, lao động Việt ở Nhật sững sờ vì chủ nhà chặt câyMột chiếc ô tô bị phá hủy dưới gốc cây đổ do gió mạnh tại khu Ruinov ở Bratislava, Slovakia (Ảnh: AFP).
Số người chết vì lũ lụt ở Trung Âu đã tăng lên 8 vào ngày 15/9 khi hàng nghìn người phải sơ tán khỏi nhà ở Cộng hòa Séc sau những ngày mưa xối xả khiến các con sông vỡ bờ ở một số khu vực.
Vùng áp thấp được gọi là bão Boris đã gây ra những trận mưa như trút nước từ Áo đến Romania, dẫn đến một số trận lũ lụt tồi tệ nhất trong gần 3 thập niên tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề ở Cộng hòa Séc và Ba Lan. Tình hình dự đoán sẽ tiếp tục phức tạp với mưa và gió mạnh cho đến đầu tuần này.
Cuối tuần qua, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại, cầu bị cuốn trôi và ít nhất 250.000 hộ gia đình - chủ yếu ở Cộng hòa Séc - bị ảnh hưởng do mất điện.
Một lính cứu hỏa hỗ trợ di tản người và vật nuôi ở Czechowice-Dziedzice, vùng Silesia, Ba Lan (Ảnh: Reuters).
Một người chết đuối ở tây nam Ba Lan vào ngày 15/9, một lính cứu hỏa tham gia nỗ lực cứu hộ đã thiệt mạng ở Áo và hai người nữa thiệt mạng ở Romania, nơi lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 4 người vào hôm 14/9.
Tại Lower Austria, Áo, chính quyền tuyên bố khu vực này là vùng thảm họa và cảnh báo không nên đi lại nếu không cần thiết.
Một cây cầu bị sập ở thị trấn lịch sử Glucholazy của Ba Lan gần biên giới Séc và các quan chức địa phương đã ra lệnh sơ tán sớm vào ngày 15/9. Truyền thông địa phương cho biết một cây cầu khác đã bị sập ở thị trấn miền núi Stronie Slaskie, nơi một con đập bị vỡ, theo viện thời tiết Ba Lan.
Lũ lụt ở Slobozia Conachi, Romania (Ảnh: Getty).
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người đã đến thăm các khu vực bị ngập lụt gần đó, cho biết trên nền tảng X, chính phủ sẽ công bố tình trạng thảm họa và kêu gọi viện trợ từ Liên minh châu Âu.
Tại Cộng hòa Séc, cảnh sát cho biết họ đang tìm kiếm 3 người trong một chiếc ô tô lao xuống sông Staric hôm 14/9 gần Lipova-lazne, một ngôi làng cách thủ đô Praha khoảng 235km về phía đông. Lượng mưa trong khu vực đã lên khoảng 500mm kể từ giữa tuần trước.
Nước lũ chảy qua những ngôi nhà ở thị trấn Mikulovice của Séc (Ảnh: Getty).
Hình ảnh từ hiện trường cho thấy "biển" nước lũ tràn qua Lipova-lazne và Jesenik lân cận, làm hư hại một số ngôi nhà và cuốn theo các mảnh vỡ.
Mirek Burianek, một cư dân của Jesenik cho biết: "Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mạng internet không hoạt động, điện thoại không hoạt động... Chúng tôi đang chờ xem ai sẽ đến (để giúp đỡ)".
Lũ lụt kỷ lục khiến nhiều nước châu Âu chìm trong "biển" nước (Video: Guardian).
Pavel Bily, cư dân Lipova-lazne, nói với Reutersrằng lũ lụt thậm chí còn tồi tệ hơn những gì từng thấy vào năm 1997. "Nhà tôi chìm trong nước và tôi không biết liệu mình có quay lại được hay không", anh nói.
Người dân ở một số khu vực bị lũ lụt đang chuẩn bị ứng phó với tình trạng ngày càng xấu đi.
Tại thủ đô Budapest của Hungary, các quan chức đã nâng dự báo mực nước sông Danube trong nửa cuối tuần này lên hơn 8,5m, gần mức kỷ lục 8,91m ghi nhận vào năm 2013.
" alt=""/>Lũ lụt kỷ lục ở châu Âu, nhiều khu vực chìm trong biển nước