Thế nhưng câu chuyện đầy cảm hứng về sự ra đời của Teddy không phải ai cũng biết…Câu chuyện truyền cảm hứng của Tổng thống Roosevelt
Suốt hơn trăm năm qua, Teddy Bear là gấu bông tuổi thơ của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng ít ai biết tên gọi này xuất phát từ chính biệt danh của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, gắn với một câu chuyện đầy cảm hứng.
Trong cuộc đi săn gấu 10 ngày cùng Thống đốc Andrew H. Longino bang Mississippi vào năm 1902, vị Tổng thống Mỹ thứ 32 là người duy nhất trong đoàn không có được chiến lợi phẩm. Để “động viên” Tổng thống, cả nhóm đã vây bắt một con gấu, sau đó ra hiệu để ông bắn hạ con vật. Tuy nhiên, người đứng đầu đất nước cờ hoa lại giận dữ ra lệnh phải thả con gấu ra vì ông cho rằng bắn vào con vật không có khả năng chạy trốn là phi thể thao.
Hành động đầy bất ngờ của Tổng thống được xem là biểu tượng cho sự vị tha và cao thượng trong thời bấy giờ. Nhiều bài báo đồng loạt kể lại câu chuyện này. Đặc biệt là bức tranh nổi tiếng “Drawing the line in Mississippi” của họa sĩ Clifford Berryman khắc họa thành công hình ảnh người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ từ chối nổ súng để bảo vệ 1 chú gấu. Ông chủ cửa hàng kẹo bánh ở Brooklyn lấy nguồn cảm hứng từ đây để làm ra những chú gấu bông nhỏ xinh xắn, đặt tên là Teddy Bear, có nghĩa là “Gấu của Teddy” - biệt danh của Rosevelt.
 |
Bức họa nổi tiếng “Drawing the line in Mississippi” |
Sau này, Tổng thống Roosevelt cho phép sử dụng bán ra thị trường chú gấu được đặt tên theo biệt danh của ông. Hơn 100 năm qua, hàng triệu triệu gấu Teddy đã được ra đời những hình dạng, chất liệu vô cùng đặc biệt... và nổi tiếng khắp thế giới.
Hấp lực toàn cầu của Teddy Bear
Chỉ trong thời gian ngắn, Teddy Bear trở thành “một làn sóng mới” trên toàn thế giới. Không chỉ “chiếm lĩnh” thị trường đồ chơi, gấu Teddy còn ngày càng quen thuộc với giới trẻ khi trở thành nhân vật chính của nhiều sách truyện như Winnie The Pooh (A. A. Milne), tuyển tập sách thiếu nhi The Roosevelt Bears (Seymour Eaton)… Teddy Bear cũng trở thành nhân vật trong hàng loạt bộ phim hoạt hình nổi tiếng khắp thế giới như Cô bé Masha và chú Gấu xiếc (Nga), We Bare Bears (Mỹ)… Tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới đều muốn cho con trẻ một người bạn chân thật, đáng tin cậy, che chở… Không có sự lựa chọn nào tốt hơn Teddy Bear nhờ câu chuyện đầy nhân văn từ Tổng thống Mỹ Roosevelt.
 |
Những người gấu ở quầy lễ tân của Izu Teddy Bear Museum |
Với tình yêu bất diệt dành cho gấu bông, vào năm 1990, cô chủ Frances Pew Hayes đã lập nên bảo tàng Teddy đầu tiên trên thế giới gồm 5.500 chú gấu tự tìm kiếm và huy động từ các nhà sưu tập cá nhân khác. Cho tới nay, Teddy Bear trở thành nhân vật trong những câu chuyện tưởng tượng đầy bay bổng truyền tải những thông điệp đa sắc màu về văn hóa, lịch sử, truyền thống và cả kinh tế… Với sự sáng tạo không ngừng, thế giới có thêm hàng triệu “biến thể” gấu, với diện mạo độc đáo, mới lạ, bắt kịp các xu hướng thời trang, cùng những câu chuyện đời sống mang đậm hơi thở thời đại… Bảo tàng Gấu Teddy đã có mặt không chỉ tại Mỹ mà tại Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản... với mỗi nơi một bản sắc, thu hút hàng trăm triệu lượt du khách thăm quan trên toàn thế giới.
 |
Dấu ấn văn hóa Hàn Quốc tại Seoul Teddy Bear Museum |
Từ những lý do đó, Teddy Bear Museum sẽ lần đầu tiên được “đưa” về Việt Nam và ra mắt tại Phú Quốc United Center vào ngày 21/4/2021 tới đây. Đây là bảo tàng Teddy được đầu tư lên đến 2 triệu USD với tổng diện tích hơn 1.500 mét vuông, trưng bày hơn 500 gấu bông và thuộc Top 5 Bảo tàng Gấu lớn nhất thế giới. Không chỉ mang trải nghiệm giải trí được ưa chuộng toàn cầu về Việt Nam, Teddy Bear Museum tại Phú Quốc còn biến ước mơ được sống trong thế giới gấu Teddy của hàng triệu trẻ em và du khách mộ điệu thành sự thật.
 |
“Nhà gấu” Teddy tại Phú Quốc đưa trải nghiệm đặc biệt được yêu thích toàn cầu về Việt Nam |
Dấu ấn của “Nhà gấu” Teddy phiên bản Việt chính là “bảo tàng” câu chuyện chủ đề đặc sắc. Đó là chuyến hành trình của nhà thám hiểm Indiana Jones đưa du khách chu du đến vô số miền đất mới và khám phá những nền văn minh kỳ lạ nhất. Đây hứa hẹn là biểu tượng “check - in triệu like” không thể bỏ lỡ của mọi du khách khi Phú Quốc United Center chính thức đi vào hoạt động.
Minh Tuấn
" alt=""/>Vì sao Teddy Bear Museum hấp dẫn toàn thế giới?
Sự việc cô Đào Minh Thụy, 20 tuổi, bị kém phát triển trí tuệ nên không thể nói chuyện và không tự chăm sóc bản thân đăng ký kết hôn với ông Trương Ngôn Chiếu, 55 tuổi, sống tại thôn Hòa Cương thuộc thành phố Liêu Ninh, Thẩm Dương khiến dư luận Trung Quốc sôi sục nhiều ngày qua.Bởi việc một cô gái 20 tuổi lấy người đàn ông đáng tuổi cha chú đã khiến nhiều người phải đặt ra câu hỏi về cuộc hôn nhân này có hợp pháp hay hợp tình hợp lý hay không. Áp lực từ dư luận không ngừng ập tới khiến cho tinh thần ông Trương sụp đổ hoàn toàn. “Cuộc sống của tôi tan nát hết rồi”, ông Trương buồn bã nói.
Thôn Hòa Cương thuộc thành phố Liêu Ninh có nhân khẩu khoảng 3.000 người. Khi các phóng viên tờ QQ tới nhà ông Trương, họ chứng kiến nơi ông sống không có cổng chính, mái nhà một số chỗ bị hư hỏng, dột nát.
Đối lập với gian nhà chính đã cũ kỹ, thì căn phòng tân hôn của ông Trương có một chiếc tivi mới, một tủ quần áo lớn, chiếc giường mới mua và một giấy dán có chữ ‘song hỷ’ treo trên tường.
Vào ngày 27/2, ông Trương đã cho tổ chức một lễ đón dâu nhỏ tại chính căn phòng này. Hôm đó, ông và cô dâu Đào Minh Thụy được sắp xếp ngồi cạnh nhau, hai người được đeo mảnh dải lụa trước ngực có ghi dòng chữ “tân lang”, “tân nương”.
 |
Ông Trương Ngôn Chiếu và cô Đào Minh Thụy. Ảnh: QQ |
Cô Đào khi đó không ngừng khóc, còn Trương thì lấy khăn lau nước mắt cho cô. “Cô về đây để hưởng phúc, người bình thường không được đối xử như vậy, ông ấy sẽ đối xử tốt với cô. Về nhà mới rồi, đừng khóc nữa”, một số người tham gia buổi lễ hết lời khuyên bảo cô dâu.
Ở ngoài sân, khách dự tiệc cưới chuyện trò rôm rả. Vì không có nhiều bạn bè, nên ông Trương cũng chỉ bày ba bàn tiệc để mời họ hàng hai gia đình và một số người láng giềng xung quanh.
Đám cưới tưởng chừng không có gì nổi bật của ông Trương sau đó đã gây xôn xao dư luận toàn Trung Quốc, sau khi một người thân quay video về lễ cưới và tung lên mạng xã hội. Mọi người sau khi xem xong video đều cảm thấy cô dâu trên trông giống một cô gái vị thành niên, hoàn toàn trái ngược với chú rể đã ngoài 50 tuổi. Họ cho rằng vì bị ép cưới, nên cô dâu mới không ngừng khóc lóc.
Trước sức ép của dư luận, các ngành chức năng tại huyện Cao Điện thuộc thành phố Liêu Ninh đã lập tổ công tác xuống nhà ông Trương để tìm hiểu và làm rõ nghi vấn “ép người vị thành niên kết hôn”.
Sau đó, kết quả cuộc điều tra cho thấy “cuộc hôn nhân của chú rể Trương Ngôn Chiếu và cô dâu Đào Minh Thụy xuất phát từ sự tự nguyện của hai gia đình. Cô dâu đủ tuổi hợp pháp, không hề có hành vi ép buộc kết hôn”.
Nhưng sự hoài nghi của dư luận vẫn còn đó, khi họ cho rằng vẫn có một số điểm đáng lưu tâm về cuộc hôn nhân này. Thứ nhất là cô dâu bị kém phát triển trí tuệ, thứ hai là khoảng cách tuổi tác giữa hai người là quá lớn. Ngoài ra, số tiền sính lễ trị giá 1 vạn Nhân dân Tệ (35 triệu VND) ông Trương định đưa cho bố mẹ cô dâu cũng là một điểm khiến nhiều người đặt nghi vấn.
“Tôi muốn tặng bố mẹ vợ 1 vạn Tệ, nhưng họ không cần. Họ chỉ nói rằng tôi hãy đối xử và chăm sóc với con gái họ thật tốt”, ông Trương nói.
Tình trạng khó lấy vợ như ông Trương tại những vùng nông thôn ở Trung Quốc không phải hiếm. Theo số liệu do Cục thống kê tỉnh Hà Nam, Trung Quốc công bố hồi năm 2019, tỷ lệ nam giới trên 15 tuổi sống tại vùng nông thôn của tỉnh này chưa kết hôn luôn cao hơn so với nữ giới.
 |
Ảnh minh họa. Ảnh: QQ |
Chẳng hạn, nam giới trong độ tuổi từ 25-29 chưa lập gia đình cao hơn 9,3% so với nữ giới; còn với nhóm dân số có độ tuổi từ 65 trở lên thì là 3,4%.
Phó Giáo sư Phan Lỗ làm việc tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc nhận định, hiện tượng nam giới ở những vùng nông thôn nghèo của Trung Quốc khó kết hôn đang ở mức báo động. Và có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Thứ nhất, sự mất cân bằng về tỷ lệ giới tính ở nông thôn đã kéo dài trong rất nhiều năm qua. Thứ hai, sự di cư ồ ạt của nhiều phụ nữ trẻ tại vùng nông thôn, sự thay đổi về quan niệm tình yêu và hôn nhân cũng như các tập tục thách cưới cao đã khiến nhiều nam giới ở các vùng nông thôn Trung Quốc khó có thể lấy vợ.
Bởi phụ nữ nông thôn Trung Quốc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thường không học đại học. Thay vào đó, họ sẽ đi làm thuê ở các tỉnh khác, từ đó tạo ra xu hướng tìm bạn đời nơi thành thị. Do những nam giới sinh ra nơi thành thị có cuộc sống và thu nhập ổn định hơn so với đàn ông nông thôn.
Tuấn Trần

Người đàn ông Trung Quốc chuyên trị 'tiểu tam'
Ngoài giúp các bà vợ cắt đứt mối quan hệ của chồng với nhân tình, Xiao Sheng (31 tuổi) còn hỗ trợ nhiều vấn đề liên quan đến tình cảm như cầu hôn, tán tỉnh, ghép đôi.
" alt=""/>Sự thật vụ ‘chồng già, vợ trẻ’ gây rúng động xã hội Trung Quốc