
 |
Chị San chia rau, củ, cá hộp… thành từng phần để chuẩn bị chở đi phát tặng người dân trong xóm trọ nghèo, khu cách ly. |
Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ, khu cách ly
Dỗ cho đứa con mới 4 tháng tuổi yên giấc, chị Trần Thanh San (ở quận Gò Vấp, TP.HCM) mở cửa, vội vã ra khoảng sân chất đầy rau củ. Không kịp ăn trưa, San lao vào phân chia số thực phẩm trên thành từng túi nhỏ để kịp đem gửi cho người cần.
San không còn thời gian để đợi các tình nguyện viên của mình tập hợp đông đủ vì từ 0h ngày 9/7, TP.HCM thực hiện việc giãn cách. Lúc ấy, có thể các hoạt động tặng thực phẩm cho người dân xóm trọ, khu cách ly sẽ phải ngừng hoạt động.
Chị tất bật cho bó rau muống, chục củ khoai tây, cà rốt, khoai lang, 2 hộp cá hộp, 1 hộp sữa, 3kg gạo, mì tôm… vào túi. 14h chiều, bất chấp trời chuyển mưa xám xịt, tiếng con khóc đòi mẹ, San chất đầy các túi thực phẩm lên chiếc xe máy đã cũ.
 |
Ngay sau đó, San gửi tặng phần thực phẩm cho chị Oanh đang phải chạy thận. |
San nói, chị ưu tiên chuyển những phần thực phẩm này đến một số hộ nghèo, chạy thận đang thuê trọ trong con hẻm ngoằn ngoèo, sâu hun hút trên đường Nguyễn Thái Sơn. Chị vừa nhận được thông tin về trường hợp hộ gia đình khó khăn, có người mang bệnh hiểm nghèo cần thực phẩm.
Sau khi tìm hiểu, San nhận thấy cần phải ưu tiên hỗ trợ nên quyết định một mình chở quà đến tận nhà phát tặng. Ngồi thở dốc trước cửa căn phòng trọ tồi tàn, rộng chưa đầy 20m2, chị Nguyễn Thị Thúy Oanh (35 tuổi) vui mừng khi nhận túi thực phẩm chứa rau củ, gạo, cá hộp, sữa… từ tay San.
Chị Oanh cho biết, chị đang phải chạy thận nên mất sức lao động. Mọi chi phí đều trông chờ vào đồng lương bấp bênh của chồng làm phụ hồ. Dù chưa đến ngày giãn cách, chồng chị đã thất nghiệp, không còn thu nhập.
 |
Nhóm thiện nguyện của chị Miều cũng tất bật chuẩn bị các phần quà để đưa vào khu cách ly, xóm trọ nghèo. |
Cả nhà chị hết vay mượn lại trông chờ vào sự hỗ trợ của những người xung quanh. Thế nên, khi nhận được sự hỗ trợ từ các hội nhóm từ thiện, chị Oanh rất vui mừng, xúc động.
Trao xong phần thực phẩm, San gửi thêm cho chị này một số tiền nhỏ để chị có thể trang trải trong những ngày khó khăn sắp tới. Sau đó, San nói lời từ biệt, chở theo những phần thực phẩm rời đi để gửi cho các hộ khác trong xóm trọ.
Trong khi đó, nhóm thiện nguyện của chị Miều (50 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP.HCM) cũng tất bật chuẩn bị các phần thực phẩm. Khoảng 16h chiều, các tình nguyện viên trong nhóm đã hoàn tất việc cho rau, củ, thịt gà, trứng, gạo vào túi nilon.
16h30, cả nhóm ngồi lại, kiểm tra kỹ lưỡng các địa điểm phát quà thêm một lần nữa trước khi xuất phát.
 |
Cuối ngày 8/7, người dân trong khu cách ly tại hẻm 638/58 Lê Trọng Tấn đã được nhận các phần thực phẩm tươi sống. |
Chị Miều cho biết, nhóm của chị sẽ phát nhu yếu phẩm cho các khu trọ có người già neo đơn, trẻ em, khu cách ly tập trung nhiều hộ nghèo.
Chị nói: “Trước khi phát, các tình nguyện viên sẽ đi khảo sát rồi lên danh sách số lượng quà. Đối với khu trọ nghèo, chúng tôi sẽ đến từng phòng trọ thăm hỏi, động viên, phát quà”.
“Đối với các khu cách ly, chúng tôi sẽ đem quà đến để ở bàn tiếp nhận thực phẩm. Người dân sẽ ra lấy theo thứ tự, mỗi người một phần”, chị nói thêm.
Kết đoàn vượt dịch
17h, vừa xếp các phần quà vào chiếc khay nhựa cho một bạn tình nguyện viên, chị Miều vừa liên tục hỏi về thông tin thành phố thực hiện giãn cách vào ngày 9/7. Chị lo lắng, sau khi thành phố giãn cách, chị sẽ không thể tiếp tục phát quà.
 |
Người đàn ông vui mừng khi được nhận quà từ nhóm thiện nguyện. |
Thế nên, ngay khi còn có thể tự do di chuyển, chị hối thúc các tình nguyện viên nhanh chóng vận chuyển các túi thực phẩm gồm: cải ngọt, thịt gà tươi, trứng gà, gạo, khoai lang… đến điểm cách ly tại hẻm 638/58 Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM.
17h30, các tình nguyện viên trở về sau chuyến tặng thực phẩm đầu tiên. Lúc này, chị Miều đã sắp đầy các phần quà lên chiếc xe của mình. Chị cho biết sẽ chở số quà này đến 2 xóm trọ trong quận Tân Phú để họ có thực phẩm sử dụng trước khi thành phố thực hiện việc giãn cách.
Sợ không đủ thời gian, chị huy động thêm 2 tình nguyện viên chở quà đi gửi tặng. 3 chiếc xe chở đầy rau củ quả, thịt, gạo dừng lại trước con hẻm nhỏ. Sâu bên trong hẻm rộng chưa đầy 1m, tối om là 2 dãy phòng trọ nằm đối xứng nhau.
 |
Gửi quà cho người dân có cuộc sống khó khăn sinh sống tại con hẻm nhỏm. Đa số hẻm này chỉ có già thuê trọ. |
Cư dân của hai dãy trọ này phần lớn đều là người già mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm truyền thống, bán vé số, nhặt ve chai. Được nhận những phần thực phẩm trước thời điểm phải hoàn toàn ngưng việc mưu sinh, những người dân trong hẻm không giấu được niềm xúc động.
Ông Phạm Văn Trọng (người thuê trọ trong hẻm) cho biết, ông mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm truyền thống. Thời điểm dịch bùng phát, ông hầu như không có thu nhập nên phải vay mượn để mua cơm ăn qua bữa.
“Suốt 2 tháng qua, gia đình tôi rất khó khăn, phải vay mượn để có tiền mua gạo, nấu cơm. Nhận được gạo và rau, thịt như thế tôi vui lắm. Số gạo, thức ăn này sẽ giúp chúng tôi tạm thời chống đói những ngày sắp tới”, ông Trọng chia sẻ.
 |
Ông Trọng chờ đợi đến lượt mình nhận phần thực phẩm được gửi tặng. |
Để đảm bảo thời gian, việc phát quà tại đây chỉ diễn ra trong ít phút. Các tình nguyện viên tiếp tục đến con hẻm tối om, ẩm thấp cách hẻm nơi ông Trọng thuê trọ không xa. Con hẻm này tập trung nhiều hộ gia đình thực sự khó khăn thuê trọ.
Trong căn phòng trọ nằm cuối hẻm, gia đình chị Hà Thị Hồng (quê tỉnh Quảng Nam) đang quây quần bên bữa cơm chiều đạm bạc nhất có thể. Chị Hồng nói: “Mấy hôm nay, tôi liên tục tìm kiếm thông tin các điểm phát thực phẩm, cơm để đi nhận nhưng chưa được”.
 |
Gia đình chị Hồng nhận phần gạo và rau củ quả trước khi thành phố giãn cách. |
“Hai vợ chồng tôi thất nghiệp, lại phải nuôi 2 con nhỏ nên vô cùng khó khăn. Chúng tôi đang lo những ngày sắp tới hết gạo, thực phẩm, không thể đảm bảo dinh dưỡng cho bé mới 5 tuổi thì được mọi người đến gửi tặng gạo, thịt, trứng, sữa… nên rất vui”, chị Hồng nói thêm.
Chị Nguyễn Trần Như Mai, tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện của chị Miều chia sẻ, chị sinh ra lớn lên tại TP.HCM và chưa từng thấy thành phố trong tình cảnh khó khăn như thế.
Tuy nhiên, cũng như các thành viên khác, chị tin rằng, với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, TP.HCM sẽ sớm diệt được đại dịch.
Bài, ảnh:Nguyễn Sơn

Bữa cơm từ thiện trước ngày Sài Gòn giãn cách
Người đến nhận cơm đa số là người già, người lao động nghèo, vô gia cư. “Trước khi chúng tôi đến, mọi người đã xếp thành hàng dài cả km để đợi nhận cơm”.
" alt=""/>Sài Gòn giãn cách không xa cách: Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ trước giờ G
Lễ hội đường phố năm nay với sự kết hợp của các khối quốc tế, dân gian, làng nghề, tôn giáo, người cao tuổi, thể thao nghệ thuật, công nông trí thức, tuổi trẻ Thủ đô, quần chúng quận Hoàn Kiếm, nghệ thuật đương đại với sự tham gia dự tính lên đến hàng vạn người.Đây là cơ hội để quảng bá về văn hóa, con người Hà Nội, khơi dậy niềm tự hào của nhân dân Thủ đô về Thành phố hòa bình, cùng nhau xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị của danh hiệu Thành phố vì hòa bình, cùng hướng tới một thế giới hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc.
 |
Lễ hội đường phố mừng 20 năm Hà Nội - Thành phố vì hoà bình. |
Đồng thời, đó cũng là thông điệp về một Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì Hòa bình, về con người Thăng Long - Hà Nội thanh lịch và tài hoa, một Hà Nội năng động đang trên đà phát triển; cùng với đất nước và con người Việt Nam, cùng với bạn bè quốc tế, phấn đấu không ngừng cho một nền hòa bình trường tồn trên trái đất, là nền tảng tốt đẹp và vững chắc cho sự phát triển, thịnh vượng và hội nhập.
Buổi diễu hành sẽ diễn ra trên đường phố xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, khu vực quảng trường sân khấu tượng đài Lý Thái Tổ, Đền Bà Kiệu, Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục, trước cửa Lục Thuỷ, ngã tư Bà Triệu - Hàng Khay, ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền.
 |
Các tiết mục xiếc trong đó có đi cà kheo sẽ được biểu diễn tại Lễ hội đường phố mừng 20 năm Hà Nội - Thành phố vì hoà bình. |
NSND Thuý Mùi - Tổng đạo diễn Lễ hội đường phố tiết lộ những làng nghề nổi tiếng của Thủ đô cũng được tái hiện bằng các hình thức sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, du khách, đặc biệt là trẻ em cũng sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hoá truyền thống.
Lễ hội đường phố không thể thiếu múa rồng, lân, xiếc, rối,… bên cạnh là diễu hành áo dài, xích lô và một số các điệu múa dân gian đặc sắc như: Con đĩ đánh bồng, múa Bài bông, múa Xênh tiền,…cùng rất nhiều những hoạt động khác chắc chắn sẽ tạo nên một không khí náo nhiệt và mang đậm văn hoá truyền thống.
Ánh Ngọc

Min là khách mời đặc biệt trong lễ hội dành cho người yêu Kpop
Min là khách mời duy nhất của Việt Nam trong Chương trình Kpop Lovers Festival và Vòng loại Changwon Kpop World Festival 2019, diễn ra từ 11-12/5 tại Hà Nội.
" alt=""/>Lễ hội đường phố mừng 20 năm Hà Nội
Hình ảnh lay động trái timNgày 17/8, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) chia sẻ hình ảnh hai ông cháu chia tay nhau trong lưu luyến trước cổng Bệnh viện dã chiến số 4. Khoảnh khắc ghi lại hình ảnh bé gái 7 tuổi đứng vẫy tay, bịn rịn chào người ông phải tiếp tục ở lại điều trị.
Bác sĩ Phương Vũ cho biết, bé gái tên B.K.H. (7 tuổi, ngụ Quận 8, TP.HCM).
Hoàn cảnh của H. rất đáng thương. Hai tuổi, bé đã mồ côi mẹ. Bé cũng không biết mặt cha ngay từ lúc lọt lòng. Sau khi mẹ mất, bé theo ông bà ngoại lên TP.HCM mưu sinh.
 |
Ông Chí và bé H. bịn rịn chia tay nhau trước cổng bệnh viện dã chiến khiến độc giả mạng nghẹn ngào. (Ảnh: Nghi Hong & CCH Social Media Team). |
Đầu tháng 8/2021, cả gia đình bé nhiễm Covid-19. Thậm chí, bà ngoại và bà cố của bé H. đã ra đi mãi mãi vì dịch bệnh. Nhà chỉ còn hai người, bé H. và ông ngoại được nhập viện điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 4.
Ngày 17/8, sau quãng thời gian điều trị, bé H. đủ điều kiện xuất viện về nhà tự cách ly. Tuy nhiên, lúc này, ông ngoại của bé chưa hồi phục, vẫn dương tính với Sars-Cov-2 nên phải tiếp tục ở lại bệnh viện điều trị.
Mẹ vợ và vợ đã mất vì dịch bệnh, không còn ai thân thuộc ở nhà trọ tại Quận 8, ông ngoại của bé H. đành gửi cháu về tỉnh Long An cho bà con chăm sóc. Giây phút chia tay, bé gái lo cho ông ngoại một thân một mình chống chọi với bệnh tật, người ông cũng lo cháu về không được chăm sóc chu đáo.
Mỗi người một nỗi lo nên 2 ông cháu đứng vẫy tay, chào tạm biệt nhau mà không ai nỡ rời chân, quay lưng đi trước. Hình ảnh xúc động ấy đã được các đồng nghiệp bác sĩ Phương Vũ ghi lại, chia sẻ đến cộng đồng.
“H. đã được Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chuẩn bị hành lý, quà bánh và kết nối chuyến xe nghĩa tình để về quê. Hiện, bé gái đã về đến nhà người thân an toàn dưới sự chứng kiến của công an và địa phương", bác sĩ Phương Vũ thông tin.
 |
Cuối cùng, H. cũng buồn bã theo chân nhân viên y tế lên xe về quê để ông ngoại ở lại điều trị Covid-19. (Ảnh: Nghi Hong & CCH Social Media Team). |
Mong sớm hồi phục để tiếp tục nuôi cháu
Nằm trên giường bệnh, ông Bùi Văn Chí (56 tuổi, ông ngoại bé H.) cho biết, sau khi chào từ biệt cháu ngoại, ông trằn trọc mãi không thôi. Ông C. nói, ông rất thương đứa cháu ngoại sớm chịu nhiều thiệt thòi nên cố gắng ăn uống, điều trị để sớm chiến thắng dịch bệnh, về với cháu.
Ông chia sẻ: “Tôi gửi cháu cho gia đình chị vợ ở dưới quê vì tôi không có nhà cửa gì cả. Tôi thương nó lắm, còn nhỏ vậy đã chịu rất nhiều bất hạnh. Trước dịch, nhà tôi có 4 người sống chung với nhau gồm vợ chồng tôi, mẹ vợ và bé H.”.
“Thế rồi cả nhà nhiễm Covid-19. Vợ tôi rồi mẹ vợ tôi lần lượt không qua khỏi. Đến bây giờ, tôi cũng chưa dám cho bé biết bà ngoại và bà cố nó đã mất. Tôi sợ cháu không chịu nổi bởi khi mới 2 tuổi, nó đã chịu nỗi đau mồ côi mẹ rồi”, ông Chí nói thêm.
Cố gắng hít lấy một hơi thật dài, ông Chí mệt nhọc kể về tuổi thơ bất hạnh của đứa cháu ngoại. Ông nói, cũng như ông, bé H. chưa bao giờ biết mặt ba của mình. Nhiều lần, ông thay mặt cháu ngoại hỏi con gái mình về cha đứa bé.
Thế nhưng, ông chỉ nhận về những sự im lặng. Hỏi mãi, ông được con gái van nài: “Ba thương con, ba đừng hỏi nữa. Ba giữ cháu giúp con để con đi làm nuôi cháu”. Ông nhớ lại: “Nó sinh con được 1 năm, nhiều nơi đem trầu cau đến hỏi cưới nhưng nó từ chối”.
“Nó nói với tôi là nó không còn tin đàn ông nữa chỉ muốn ở vậy nuôi con. Thế rồi năm sau, nó đột quỵ qua đời. Tôi đem H. lên TP.HCM làm thuê nuôi nó ăn học”, ông kể thêm.
 |
Bé H. được người thân đón ở quê để chăm sóc. (Ảnh: Nguyễn Cát Phương Vũ). |
Lên TP.HCM, ông đi làm thuê ở chợ Bình Điền rồi bị tai biến, nghỉ ở nhà suốt 5 năm. Đến khi sức khỏe tạm ổn, ông theo xe để bốc dỡ hàng. Mỗi chuyến, ông được nhận từ 100.000-150.000 đồng nhưng cũng bấp bênh vì không phải lúc nào cũng có người thuê ông đi bốc, xếp hàng.
Vợ ông không nghề nghiệp đành chọn việc bán nước giải khát ở các công trình mưu sinh. Khi công trình hoàn tất, công nhân rời đi, bán buôn không được, bà đi dọn nhà cho người cần để có tiền phụ giúp chồng nuôi mẹ già, cho cháu ngoại ăn học.
Ông Chí còn một người con gái nhưng đã lập gia đình và cũng khó khăn nên không thể đỡ đần ông bà được nhiều. Ông bảo, dù chịu nhiều thiệt thòi, H. rất ngoan, hiếu thảo và học giỏi. Tuổi còn nhỏ nhưng bé đã biết giúp đỡ, chăm sóc ông bà.
“Tôi gửi cháu về quê cũng an tâm lắm vì trước đây, đôi ba tháng, tôi lại cho cháu về quê thăm người thân và mộ mẹ một lần. Bà con ở quê cũng rất thương yêu cháu. Bây giờ, tôi chỉ biết cố gắng điều trị để được xuất viện sớm. Khi dịch qua đi, tôi sẽ lại đón H. lên TP.HCM để chăm lo cho cháu ăn học”, ông Chí nói thêm.
Một người thân của bé H. cho biết, sau khi về quê, bé H. vẫn buồn và nhớ ông ngoại. “Hiện tại, sức khỏe bé rất tốt. Vì phải tự cách ly thêm 14 ngày nên bé ở trong phòng một mình. Gia đình cũng chưa cho bé biết việc bà cố và bà ngoại bé vừa mất vì sợ bé đau lòng”, người này nói.
Nguyễn Sơn
Mọi sự ủng hộ xin gửi về: 1. Ông Bùi Văn Chí, ông ngoại của bé H. Số điện thoại: 0906777338 2. Hoặc ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ Ủng hộ MS 2021.223 (ông Bùi Văn Chí, cháu H) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Bé F0 ở TP.HCM khóc đòi mẹ, người lớn chỉ có thể dỗ từ xa
Theo tài xế thuộc Đội xe cứu thương 0 đồng Nhất Tâm, bố mẹ bé đã được đưa vào Bệnh viện dã chiến Thủ Đức (TP.HCM) điều trị từ trước. Vì bé là F0 nên không ai được tiếp xúc gần.
" alt=""/>Bé gái mồ côi bịn rịn chia tay ông ở cổng bệnh viện dã chiến