Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC), thuộc Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện tài khoản “Bái Đính Chùa” đang kêu gọi quyên góp tiền từ thiện gửi vào tài khoản cá nhân. Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam cho biết, đây là tài khoản giả mạo, không phải của Chùa Bái Đính.
Tài khoản Facebook này vừa được khởi tạo, sử dụng ảnh đại diện giống và dễ gây nhầm lẫn với tài khoản mạng xã hội của Chùa Bái Đính (đã có tích xanh chính chủ). Tài khoản này thường xuyên đăng tải thông tin về các nạn nhân cần giúp đỡ lên mạng xã hội Facebook, rồi kêu gọi các nhà hảo tâm chuyển tiền quyên góp từ thiện đến một số tài khoản cá nhân.
![]() |
Thủ đoạn kêu gọi tiền từ thiện từ các nhà hảo tâm chuyển tiền vào tài khoản cá nhân (Nguồn: VAFC) |
VAFC khuyến cáo, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin khi quyên góp từ thiện thông qua mạng xã hội. Đồng thời cho biết, vụ việc sẽ được chuyển tới cơ quan chức năng để xem xét xử lý theo quy định pháp luật.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội bắt đầu xuất hiện tình trạng tạo lập các tài khoản, Fanpage với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm.
Mới đây, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cũng đã phát đi cảnh báo khi liên tiếp phát hiện một số đối tượng có hành vi tạo lập các trang mạng xã hội với danh nghĩa hoạt động từ thiện để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà hảo tâm. Số tiền các đối tượng đã chiếm đoạt lên đến hàng chục tỷ đồng.
Theo Bộ Công an, thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng là: Tạo lập các trang mạng xã hội (chủ yếu trên Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng những nội dung không có thật về một số hoàn cảnh đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần được giúp đỡ; hoặc giả mạo các trang mạng xã hội chuyên làm từ thiện được nhà nước cho phép, rồi đăng tải các bài viết kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.
Tinh vi hơn, một số đối tượng còn sử dụng các bài báo viết về các hoàn cảnh khó khăn đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng để dẫn nguồn trên Fanpage Facebook, rồi xen cài số tài khoản ngân hàng tiếp nhận từ thiện do các đối tượng tự tạo lập quản lý, để tiếp nhận nguồn tiền ủng hộ.
Các bài viết được các đối tượng đăng tải trên các trang mạng xã hội đã thu hút hàng chục nghìn người quan tâm theo dõi, gửi tiền ủng hộ. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận tiền từ thiện, các đối tượng không bàn giao tiền từ thiện cho các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn mà sử dụng hết vào mục đích cá nhân; hoặc chỉ chuyển một phần rất nhỏ để làm hình ảnh nhằm tiếp tục “kêu gọi từ thiện”...
Bộ Công an cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng Công an đã liên tiếp phát hiện, xử lý các đối tượng liên quan đến hành vi này, chẳng hạn như các Fanpage “Chia sẻ vì người nghèo”, “Hỗ trợ trẻ em”, “Quỹ bảo trợ trẻ em”, “Phật tại tâm”, “Chia sẻ yêu thương”, “Kết nối yêu thương”, “Quan thế âm bồ tát”...
Bộ Công an cho biết, đang tăng cường rà soát, đấu tranh và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nhất là các vụ lợi dụng lòng tin của người dân để lừa đảo tiền từ thiện qua mạng xã hội. Đồng thời, cảnh báo người dân nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, trục lợi.
Duy Vũ
Một tài khoản mạng xã hội đã đăng tải những hình ảnh và thông tin về việc vận chuyển hàng lậu tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Cơ quan chức năng cho biết đây là thông tin giả mạo.
" alt=""/>Lập tài khoản Facebook giả mạo Chùa Bái Đính kêu gọi từ thiệnMàn đăng quang của hoa hậu Namibia:
Tân hoa hậu Chanique Rabe hiện là người mẫu kiêm nhà thiết kế thời trang ở Namibia. Cô sở hữu gương mặt hoàn hảo thân hình chuẩn mực, cao 1,76 m, số đo ba vòng lần lượt 86-65-91 cm. Là người chiến thắng đầu tiên đến từ châu Phi, cô nhận vương miện từ đương kim Hoa hậu Siêu quốc gia Anntonia Porsild đến từ Thái Lan, phần thưởng khoảng 35.000 USD tiền mặt cùng một số quà từ ban tổ chức, nhà tài trợ.
Ở phần thi ứng xử, Chanique Rabe nhận được câu hỏi: ”Nếu có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo quốc gia bạn trong 30 phút, bạn sẽ trao đổi điều gì với họ?”.
Đại diện Namibia tự tin trả lời: ”Đến từ quốc gia đang phát triển ở châu Phi, tôi chứng kiến người lãnh đạo đất nước đối phó với đại dịch và tuyên truyền cho người dân vô cùng tốt. Chúng tôi có 11 dân tộc khác nhau, vì thế, truyền đạt thông tin không phải điều đơn giản. Từ kinh nghiệm xử lý mọi vấn đề, tôi sẽ xin ông lời khuyên cho hành trình sắp tới của mình”.
![]() |
Namibia tự tin trong phần thi ứng xử. |
Đêm chung kết gồm các phần trình diễn trang phục dạ hội, trang phục dân tộc, áo tắm và ứng xử. Ban giám khảo lần lượt chọn ra top 24, 12 và 5 thí sinh ứng xử trước khi công bố các danh hiệu. 58 thí sinh đến Ba Lan từ ngày 5/8.
Top 12 của cuộc thi gồm các thí sinh Bỉ, Cộng hòa Dominica, Hà Lan, Ba Lan, Venezuela, Namibia, Ấn Độ, Puerto Rico, Philippines, Romania, Nam Phi và Indonesia nhờ phiếu bình chọn của khán giả.
Top 24 gồm các người đẹp Panama, Trinidad và Tobago, Kenya, Haiti, Ecuador, Thái Lan, Séc, Pháp, Nhật Bản, Peru, El Savaldor và Brazil. Trong đó, Panama chiến thắng thử thách Top Model, Trinidad và Tobago chiến thắng thử thách Supra Chat (cùng Venezuela) và Kenya chiến thắng thử thách Supra Influencer.
Trước đó, các đêm thi Thanh lịch, Tài năng, Top Model và bán kết được tổ chức trong khách sạn, không khán giả.
![]() |
Thí sinh 12 lộng lẫy trong đầm dạ hội. |
Các giải thưởng phụ của cuộc thi năm nay gồm có: Hoa hậu Siêu quốc gia châu Mỹ:Venezuela, Hoa hậu Siêu quốc gia châu Âu:Bỉ, Hoa hậu Siêu quốc gia châu Á:Indonesia, Hoa hậu Siêu quốc gia châu Phi:Nam Phi; Hoa hậu Siêu quốc gia vùng Caribe:Cộng hòa Dominica, Người đẹp Thanh lịch:Puerto Rico, Người đẹp Ảnh:Bỉ, Người đẹp Tài năng:Ghana, Trang phục dân tộc đẹp nhất:Indonesia.
Hoa hậu Siêu quốc gia ra đời năm 2009, là một trong 6 cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới. Năm ngoái, cuộc thi không được tổ chức do Covid-19. Năm nay, Việt Nam không cử đại diện tham dự.
Minh Nguyễn
Người mẫu kiêm diễn viên Solange Hermoza Rivera sẽ đại diện Peru tham gia cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia năm nay.
" alt=""/>Thiên thần Namibia đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia 2021Facebook đang "dọa" người dùng?
"Phiên bản iOS này yêu cầu chúng tôi hỏi ý kiến để theo dõi một số dữ liệu từ thiết bị nhằm tối ưu quảng cáo cho bạn. Bấm vào đây để xem chúng tôi sẽ hạn chế thu thập dữ liệu như thế nào nếu như bạn không bật tùy chọn lên. Chúng tôi sử dụng thông tin về bạn thông qua cả các ứng dụng và website khác để cho bạn thấy những quảng cáo cá nhân hóa hơn, giúp Facebook được sử dụng miễn phí và hỗ trợ những doanh nghiệp phụ thuộc vào quảng cáo để tiếp cận khách hàng", thông báo này nêu rõ.
![]() |
Thông báo trên ứng dụng Facebook được coi như một chiến lược "dọa" người dùng, theo nhà nghiên cứu công nghệ Ashkan Soltani. Ảnh: Ashkan Soltani. |
Nói về thông báo này, đại diện Facebook cho biết đây là "màn hình cung cấp thông tin", cho phép Facebook "nói rõ hơn về cách sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa quảng cáo".
"Facebook đã bắt đầu sử dụng chiến thuật dọa người dùng để đối phó với thay đổi về quyền riêng tư trên iOS 14", nhà nghiên cứu công nghệ Ashkan Soltani, từng làm việc tại Ủy ban Viễn thông Mỹ (FTC) nhận định trên trang cá nhân của mình.
Facebook đã chỉ trích Apple ngay từ khi Táo khuyết công bố iOS 14. Đại diện của mạng xã hội này cho rằng việc thay đổi quyền riêng tưcó thể khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ, phụ thuộc vào mạng lưới quảng cáo của Facebook bị ảnh hưởng, khó tiếp cận khách hàng. Facebook thậm chí còn mua quảng cáo trên nhiều báo giấy để gây áp lực cho Apple. Trong báo cáo tài chính công bố cuối tháng 1, Facebook cũng gọi Apple là "một trong những đối thủ lớn nhất".
Tuy nhiên, câu "giữ cho Facebook/Instagram miễn phí" trong thông báo dường như đi ngược lại chiến lược từ đầu của Facebook, đó là mạng xã hội này "sẽ luôn luôn miễn phí". Theo The Verge, Facebook đã âm thầm bổ câu nói đó vào năm 2019. CEO Mark Zuckerberg từng nhắc tới khả năng có Facebook bản trả tiền vào năm 2018.
"Sẽ luôn có một phiên bản Facebook miễn phí", Mark Zuckerberg cho biết khi điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2018.
iOS 14 sẽ thay đổi ngành quảng cáo và Facebook như thế nào?
iOS 14 đưa ra nhiều thay đổi giúp bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Thay đổi lớn nhất nằm ở bản cập nhật iOS 14.5 vừa phát hành tuần qua với tính năng App Tracking Transparency (ATT).
Sau khi cập nhật iOS 14.5 và mở các ứng dụng trên iPhone, người dùng sẽ được hỏi liệu họ có muốn cung cấp hành vi của mình cho ứng dụng hay không. Có hai lựa chọn: "Yêu cầu ứng dụng không theo dõi" hoặc "Cho phép". Theo Financial Times, đứng trước câu hỏi rất rõ ràng như vậy, phần lớn người dùng sẽ chọn không, mặc cho nhà phát triển trình bày lý do mình cần thu thập dữ liệu.
![]() |
Từ iOS 14.5, người dùng có thể lựa chọn cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu hay không. |
Trước đây, các ứng dụng trên iOS được phép thu thập và chia sẻ một tập dữ liệu, bao gồm vị trí, có những app nào trên điện thoại, thời điểm dùng app, địa chỉ email (đã mã hóa), số điện thoại của người dùng. Tất cả những thông tin này được gán với một con số gọi là mã số cho nhà quảng cáo (IDFA).
Người dùng càng sử dụng iPhone lâu và qua nhiều app thì càng để lại nhiều dấu vết dữ liệu. Các ứng dụng, thông qua mã số IDFA, có thể sử dụng các dữ liệu đó để tạo ra một bộ hồ sơ ảo về người dùng, qua đó hướng các quảng cáo tới họ tốt hơn.
Kể từ iOS 14.5, mọi ứng dụng phải xin phép người dùng để được truy cập dữ liệu gắn với IDFA. Nếu như người dùng từ chối, ứng dụng sẽ không thể lấy dữ liệu gắn với IDFA của họ.
Nếu nhà phát triển tìm cách thay thế IDFA bằng một hình thức thu thập dữ liệu khác, ví dụ như địa chỉ email, ứng dụng sẽ bị coi là vi phạm quy định của App Store.
Theo Zing/
iOS 14.5 làm rung chuyển ngành quảng cáo; Cổ phiếu Facebook đạt mức kỷ lục; Microsoft chứng nhận bé 4 tuổi là chuyên gia CNTT;... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.
" alt=""/>Facebook 'dọa' người dùng để được thu thập dữ liệu