Về nguyên nhân của việc này theo BS Kha là do trong dịp Tết, nhiều người bệnh đã không tuân thủ được hướng dẫn kiểm soát đường huyết của bác sĩ.
“Đường huyết bệnh nhân tăng hay giảm liên quan vào 3 yếu tố gồm: thuốc, vận động, chế độ ăn. Chỉ 1 trong 3 yếu tố này thay đổi sẽ tác động đường huyết. Thế nhưng đã có trường hợp mải vui tết, quên tiêm insulin, rồi trường hợp ăn uống không điều độ…”, BS Kha nói.
Về trường hợp bệnh nhân mải vui tết quên tiêm insulin, BS Kha cho hay, đó là trường hợp của bệnh nhân nữ Đ.M.T (21 tuổi, Hòa Bình) bị tiểu đường tuýp 1 đã 9 năm nay, được đưa đến cấp cứu đêm mùng 4 Tết trong tình trạng đường huyết tăng, đi ngoài, nôn.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhân T. cho biết, sáng mùng 3 Tết, trước khi đi chơi với bạn bè, T. vẫn tiêm một mũi insulin. Tuy nhiên vì mải vui tối về nhà cứ thế tắm giặt, nghỉ ngơi mà quên mất nhiệm vụ tiêm mũi insulin còn lại. Ngày hôm sau, dù tiêm mũi nữa nhưng T. có biểu hiện mệt mỏi, đi ngoài, nôn.
“Lúc đầu gia đìnhcứ nghĩ T. bị rối loạn tiêu hóa, nhưng đến chiều mùng 4 Tết cháu mệt lả đi, kêu với mẹ là không thể chịu đựng được, tôi đưa con đến trạm xá rồi được chuyển xuống Bệnh viện Nội tiết ngay trong đêm”, bà Đỗ Thị Vinh mẹ bệnh nhân cho biết.
Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải theo dõi đặc biệt tại khoa Điều trị tích cực vì các biến chứng tăng đường huyết do bỏ quên một mũi tiêm.
Mải vui tết, quên tiêm một mũi insulin, cô gái này đã phải điều trị 7 ngày tại khoa Điều trị tích cực - BV Nội tiết TƯ
Tại khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cũng có những bệnh nhân vì mải vui Tết mà quên nghĩa vụ uống thuốc của mình và đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe. Đó là trường hợp có những ca bệnh điều trị chưa ổn định dịp trước Tết nhưng nằng nặc xin bác sĩ cho về nhà đón Tết. Dù đã được dặn dò chu đáo về những dấu hiệu cần tái nhập viện khẩn cấp nhưng cũng với tâm lý này nên khi vào viện biểu hiện rất nặng nề.
ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phụ trách khoa Cấp cứu dẫn chứng 2 trường hợp xơ gan nặng điều trị trước Tết chưa ổn định nhưng nhất định xin về. Cuối cùng, cả hai bệnh nhân đầu giờ chiều mùng 1 đều phải nhập viện vì bụng trướng, khó tiêu, nôn, không ăn uống được.
Theo Sức khỏe & Đời sống
" alt=""/>Bệnh tiểu đường: Cô gái 21 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì quên tiêm insulinTrường hợp thứ 2, nam bệnh nhân 66 tuổi sau khi uống phải cồn pha nước lọc 1 ngày xuất hiện tình trạng đau đầu, nhìn mờ dần, vật vã kích thích. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, toan chuyển hóa nặng do ngộ độc methanol. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy tổn thương nhồi máu, hoại tử, chảy máu nhân bèo hai bên - đây là dạng tổn thương não điển hình do ngộ độc methanol. Người bệnh dù được hồi sức tích cực, lọc máu, thở máy nhưng tình trạng rất nặng, nguy cơ cao đối mặt với tình trạng sống thực vật.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Tất Luật - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, trong thời gian gần đây, tình trạng ngộ độc methanol đang có xu hướng gia tăng.
Methanol thường được gọi là cồn công nghiệp, được bán với giá rất rẻ nên dễ bị kẻ xấu sử dụng làm rượu giả, cồn giả pha nước (thay cho ethanol). Đó là lý do nhiều người mua cồn y tế hay các sản phẩm dán nhãn ethanol nhưng thành phần lại có chứa methanol, thậm chí nồng độ methanol rất cao.
Methanol được hấp thu và gây ngộ độc dễ dàng qua đường tiêu hóa, da hoặc đường hô hấp. Do methanol được cơ thể chuyển hóa và thải trừ chậm, gây ngộ độc cũng chậm nên khi tiếp xúc mức độ ít trong thời gian dài hoặc lặp lại nhiều lần sẽ tích lũy trong cơ thể và gây ngộ độc sau đó nhiều ngày. Tình trạng này hay gặp ở người nghiện rượu, người thường xuyên uống rượu không rõ nguồn gốc, cồn giả pha nước uống thay rượu.