Báo Đời sống và Tiêu dùng bị phạt 20 triệu đồng vì đã đăng các bài viết: “FLC làm sân golf, sinh mạng người dân mong manh dưới chân đồi vụ án” ngày 6/10/2016 và “Sinh mạng người dân mong manh dưới chân đồi dự án” ngày 13/10/2016 có nội dung không đúng tôn chỉ mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí. (Quyết định số 143/QĐ-XPVPHC ngày 31/10/2016)
Báo Đời sống và Tiêu dùng được giảm nhẹ mức phạt do đã nhận ra sai phạm, kịp thời khắc phục hậu quả, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để xem xét giải quyết vụ việc.
" alt=""/>Xử phạt 2 cơ quan báo chí vì đưa tin saiTV (hay còn gọi máy thu hình hay vô tuyến truyền hình) là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền hình).
Thế giới vẫn biết đến John Logie Baird là người phát minh ra chiếc TV đầu tiên vào năm 1925. Tuy nhiên, nguồn gốc ra đời của TV xa và phức tạp hơn thế. Lịch sử cho thấy, một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow mới là người đầu tiên đưa ra phát kiến hệ thống TV cơ điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình ảnh thành các chấm điểm. Nhưng phải tới năm 1907, phát minh của công nghệ ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Thời điểm đó Constatin Perskyi đề xuất từ TV trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở Paris vào 25 tháng 8 năm 1900.
Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành công trong việc tạo ra hệ TV sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu nhận. Các hình chuyển động là không thể bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng chiếc TV điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth, người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.
Philo Farnsworth, một người Mỹ (sinh năm 1906) đã cho ra đời chiếc TV đầu tiên vào năm 1927. Tuy nhiên, bằng phát minh của ông không được hội Radio Mỹ (RCA) công nhận và phải tranh cãi mất một thời gian dài mới được công nhận bản quyền TV thuộc về mình.
Năm 1924, nhà khoa học người Anh Bellde đã thành công trong thí nghiệm truyền và tiếp nhận hình ảnh, khiến cho hình ảnh có thể truyền đi với khoảng cách xa, mở màn tiên phong cho những chiếc ti vi sử dụng vệ tinh sau này. Năm 1926, tại London, ông đã biểu diễn công khai thí nghiệm này khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc. Tuy chiếc TV mà ông nghiên cứu chế tạo ra chỉ có hai màu đen trắng và hình ảnh rất mờ nhưng lại đã mở màn cho sự xuất hiện của những chiếc TV sau này. Và Bellde được tôn là ''ông tổ của những chiếc TV".
Chiếc TV màu đầu tiên
Chiếc TV màu đầu tiên trên thế giới được phát minh bởi John Logie Baird vào năm 1925. John Logie Baird là một nhà phát minh người Scotland. Ông là người đầu tiên giới thiệu công nghệ truyền hình màu sử dụng bóng đèn điện tử, đặt một dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình.
Bài thuyết minh cho chiếc TV màu đầu tiên của Logie Baird diễn ra vào năm 1928. Chiếc TV này có thể chạy 30 khung hình trong 5 giây, sau đó được cải tiến thành 12,5 khung hình/giây và John Logie Baird đã trở thành người có công nhất cho ngành công nghiệp TV và truyền hình ở thời điểm hiện tại.
Chương trình truyền hình đầu tiên
Năm 1926, chương trình truyền hình đầu tiên được John Logie Baird thực hiện phát sóng. Đây là một màn múa rối được chính John Logie Baird thực hiện từ một loạt các camera và gửi đến hình ảnh từ một màn hình TV gần đó.
Đến 1928, Baird lần đầu tiên cho phát sóng một chương trình vô tuyến ra nước ngoài, từ London tới New York. Đây được xem là chương trình phát sóng truyền hình màu đầu tiên trên thế giới.
Chiếc TV thương mại đầu tiên ra đời năm nào?
![]() |
Đối với một cô nàng thích selfie thì một chiếc điện thoại có camera trước tốt luôn là một món quà “chuẩn không cần chỉnh”. Một số trường hợp đặc biệt như Huawei GR5 Mini, ngoài camera trước hỗ trợ selfie tự động làm đẹp 10 cấp độ, còn tích hợp camera sau 13MP với nhiều tính năng chụp hình đa dạng và sáng tạo như: Tự động làm đẹp khi quay phim (Beauty video), làm các món ăn trở nên hấp dẫn hơn (Good food), tha hồ cho các bạn nữ “câu like” trên facebook. Chưa kể, với dung lượng pin lớn, GR5 Mini có thể “phục vụ” người dùng cả ngày, hẳn sẽ được các nàng xem như một “bảo bối” bỏ túi.
Hoa
Không một cô nàng nào từ chối hoặc không thích hoa, nhất là một bó hoa được trang trí đẹp lung linh, được chồng hay người yêu mình cầm đứng đợi trước cửa. Bạn còn có thể gửi những thông điệp đầy ý nghĩa qua số lượng hoa và loại hoa mà bạn chuẩn bị gửi đến người mình yêu thương, chỉ cần vài phút nghiên cứu thông tin các loại hoa nàng thích, thêm vài phút đứng đợi bó hoa độc nhất vô nhị của mình được thực hiện, và bạn đã có trong tay một món quà chắc chắn sẽ khiến nàng mỉm cười hạnh phúc.
![]() |
Hoa hồng luôn là lựa chọn an toàn, nhưng nếu nàng có sở thích đặc biệt về hoa, còn dịp gì thích hợp hơn đề chứng tỏ mình là một quý ông chu đáo và luôn quan tâm đến sở thích của nàng hơn ngày 20/10 nữa? |
Nước hoa nàng thích
Nếu bạn đã có thời gian tìm hiểu các sở thích của nàng, chắc hẳn loại nước hoa nàng thích đã nằm sẵn trong danh sách “Ghi nhớ, rất quan trọng!!!” của bạn? Vậy thì hẳn đây là cơ hội cho bạn ghi điểm. Một chai nước hoa dù có đắt tiền nhưng không đúng “gu” của nàng rất có thể vẫn sẽ bị bỏ xó, nhưng có khi một loại nước hoa tầm trung, nhưng đúng loại nàng thích, lại mang dấu ấn kỉ niệm “Quà anh ấy tặng” sẽ được cô ấy thích thú dùng hằng ngày, nhất là mỗi khi đi cùng bạn. Còn gì hợp lý hơn nữa, đúng không?
![]() |
Nước hoa luôn là một tiểu tiết các quý ông thường ít quan tâm, nhưng nếu bạn nhớ được cả loại nước hoa nàng thích, tặng nàng trong một dịp đặc biệt như thế này, chắc hẳn bạn sẽ được ít nhất 9/10 trong mắt nàng |