Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016,Điểmmớivềxửphạtviphạmgiaothôhiếu pc tuy nhiên rất nhiều người tham gia giao thông chưa nắm được hết những quy định mới của nghị định này.
Lái xe uống bia rượu: Phạt 18 triệu đồng vẫn nhẹ?
Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/08/2016,Điểmmớivềxửphạtviphạmgiaothôhiếu pc tuy nhiên rất nhiều người tham gia giao thông chưa nắm được hết những quy định mới của nghị định này.
Lái xe uống bia rượu: Phạt 18 triệu đồng vẫn nhẹ?
Tại buổi Tọa đàm trong khuôn khổ chương trình hội thảo Security World 2017, Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho hay: mẫu mã độc tấn công vào hệ thống thông tin của Hàng không Việt Nam hồi cuối năm 2016 chính là ransomware (mã độc tống tiền). Theo Trung tướng Thuận, mã độc ransomware là loại virus được đóng gói rất tinh vi và chuyển thông tin đi rất nhanh, rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam coi ransomwware là mối đe dọa lớn với các tổ chức, doanh nghiệp. Trung tướng Thuận đã đặt câu hỏi cho ông Hà Thế Phương, Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm dịch vụ bảo mật CMC Infosec về việc: CMC đang và sẽ cung cấp giải pháp nào để phòng ngừa và chống lại mối nguy hiểm do ransomware đe dọa.
Ông Hà Thế Phương cho hay, CMC coi ransomware là một loại tội phạm mới và là mối nguy hại rất lớn cho các nạn nhân. Loại mã độc này chính là nguồn cung cấp tiền nhanh cho bên tội phạm, khi ransomware tấn công chúng làm cho nạn nhân lo sợ vì nạn nhân cảm thấy dữ liệu mình đang sở hữu sẽ bị mất đi. Thường 90% nạn nhân bị tấn công đánh cắp dữ liệu chấp nhận trả tiền cho kẻ tấn công, hành động này vô hình chung nối tay cho kẻ tấn công có động lực để tiếp tục phát tán lây nhiễm mã độc cho các nạn nhân khác, một mặt khác khi mà trả tiền để lấy lại dữ liệu chưa chắc nạn nhân đã được trả lại dữ liệu an toàn.
Cũng theo ông Phương, để chống lại những mã độc có nguy cơ rất phổ biến này, CMC đã nghiên cứu phát triển giải pháp có thể nhận biết phần mềm nào có thể mã hóa và copy dữ liệu ở máy chủ sang chỗ khác, khi đó phần mềm có thể nhận ngay hành vi đang copy dữ liệu đó ra chỗ nào và copy các dữ liệu này tới một chỗ khác an toàn hơn. Khi mã độc thực thi thành công đánh cắp dữ liệu nhưng dữ liệu đó đã được copy ra chỗ khác an toàn, tuy nhiên không thể xóa đi con mã độc đó mà chỉ là cách bảo vệ dữ liệu của người dùng mà thôi.
Để chống lại các dòng Ransomware và các công nghệ tấn công như dòng mã độc không có file, CMC InfoSec đã phát triển thành công giải pháp CMC CryptoSHIELD phát hiện các hành vi của mã độc tống tiền, tiếp cận trước khi chúng có các hành vi mã hoá, xử lý xoá mã độc và đồng thời cùng lúc backup dữ liệu an toàn. Điểm đặc biệt của giải pháp này là phát hiện được mã độc đó tấn công vào tập tin nào, copy an toàn các tệp tin và xử lý mã độc.
" alt=""/>Mã độc tống tiền ransomware là mối lo ngại lớn nhất năm 2017![]() |
![]() |
Chủ tịch HĐQT Công ty Five9 Nguyễn Trọng Huấn cho biết, Five9 vốn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tập trung vào dịch vụ thoại quốc tế và hệ thống mạng lõi cho các doanh nghiệp viễn thông, tài chính. Song những năm gần đây, sự phát triển, cạnh tranh rất mạnh của các ứng dụng OTT như Viber/WhatApp/Skype… làm cho dịch vụ thoại quốc tế giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, cũng như các doanh nghiệp viễn thông khác, Five9 đã phải trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển.
“Trong một lần trao đổi với Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương, tôi đã nhận được câu hỏi “Doanh nghiệp Việt Nam làm được gì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)? Câu hỏi này thiên về phương diện quản lý nhà nước nhưng đã được chúng tôi suy nghĩ, tìm lời giải ở góc độ doanh nghiệp”, ông Huấn chia sẻ.
Đề cập về CMCN 4.0, theo ông Huấn, là nói đến Tự động hoá, Điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI)…Trong đó nhiều điểm chưa phải là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam và Five9. Tuy nhiên, trong tất cả các lĩnh vực trên, phần mềm đóng vai trò quan trọng, cốt lõi.
Ông Huấn đánh giá, Việt Nam không có thế mạnh về sản xuất phần cứng song phần mềm dường như lại là thế mạnh của chúng ta. Vị Chủ tịch Five9 cho biết thêm, trong khoảng 10 năm qua, FPT đã làm rất tốt việc đưa ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vươn ra thế giới: “Do đặc thù của Five9 là kinh doanh dịch vụ thoại quốc tế, tôi đã đi và gặp nhiều đối tác quốc tế, khi giới thiệu mình ở Việt Nam, họ đều hỏi chúng tôi có làm phần mềm không!”.
Ở một góc nhìn khác, ông Huấn phân tích: “Có lẽ do đặc thù của nền giáo dục Việt Nam, rất nhiều phụ huynh cho con học các trường chuyên, lớp chuyên, đặc biệt là chuyên Toán. Các bạn trẻ Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi về Toán trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này có thể là nền tảng tốt để Việt Nam đầu tư phát triển về trí tuệ nhân tạo”.
Từ những nhận định kể trên, ông Huấn cho rằng, lập trình phần mềm chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, big data, hệ thống phần mềm thông minh có thể sẽ là thế mạnh của Việt Nam trong CMCN 4.0. Ngoài ra, đây là lĩnh vực có mức thu nhập tốt hơn hẳn so với lập trình ứng dụng thông thường. Vì thế, Five9 quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phần mềm và chuyên sâu về các công nghệ nhận thức.
Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực mới và các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Google, Facebook, Apple, Microsoft, IBM .. và ở Việt Nam có Viettel, VNPT, FPT… đã đầu tư vào lĩnh vực này với tiềm lực lớn về tài chính và nhân sự. Bên cạnh việc ứng dụng, họ còn đầu tư vào xây dựng các nền tảng. “Five9 chưa đủ nguồn lực để ngay lập tức xây dựng nền tảng về trí tuệ nhân tạo và big data của riêng mình nên chúng tôi chọn hướng hợp tác với doanh nghiệp lớn đã có sẵn nền tảng trí tuệ nhân tạo để có thể nhanh chóng triển khai nền tảng đó vào ứng dụng tại Việt Nam”, ông Huấn nói.